Sự thông minh của thai nhi có liên quan mật thiết đến việc mẹ bầu ốm nghén? Nghe có vẻ lạ lẫm phải không nào? Nhưng thực tế, khoa học đã chứng minh trẻ càng sáng dạ khi mẹ bị ốm nghén hành càng nhiều.
Vì sao mẹ lại ốm nghén khi có thai nhi trong bụng?
Ốm nghén là triệu chứng khá phổ biến mà phụ nữ phải trải qua trong thai kỳ. Khi nghén, bà bầu sẽ muốn nôn và buồn nôn bất cứ lúc nào trong ngày và số lần ít nhiều phụ thuộc vào cơ địa và thể trạng từng người.
Nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng ốm nghén vẫn còn là một ẩn số. Nhưng một vài lý do được tin là dẫn đến ốm nghén như:
- Nồng độ hormone hCG và estrogen tăng lên nhanh chóng trong thời gian sớm khi mang thai
- Cảm giác mùi và độ nhạy cảm với mùi
- Giảm lượng đường trong máu
- Đường tiêu hóa khá là nhạy cảm hơn với những thay đổi sớm của thời kỳ mang thai
Nghiên cứu về mối liên quan giữa sự thông minh của thai nhi với tình trạng ốm nghén ở mẹ
Một nghiên cứu đã được tiến hành tìm hiểu trên diện rộng tại các bà mẹ có chứng ốm nghén ở mọi cấp độ từ bệnh viện trẻ em ở Toronto, Canada. Họ cũng xem xét lại các dữ liệu từ 10 công trình độc lập được tiến hàng ở 5 quốc gia từ 1992 đến 2012 trên 850.000 phụ nữ mang thai. Kết quả của nghiên cứu ghi nhận lại như sau:
- Tình trạng mệt mỏi, ói mửa trong suốt thai kỳ của bà bầu. Theo đó, những bà bầu có biểu hiện buồn nôn có tỉ lệ sinh non thấp hơn 6,4 % so với 9,5 % ở các bà bầu khoẻ mạnh
- Tỉ lệ trẻ em sinh ra bị khuyết tật bẩm sinh cũng giảm từ 30 – 80 % ở phụ nữ mang thai bị ốm nghén
- Nguy cơ sảy thai ở những người không có biểu hiện ốm nghén cao hơn 3 lần so với phụ nữ từng trải qua hiện tượng này
Xem thêm:
- Biểu đồ tăng cân của bà bầu: Tăng thế nào là vừa mà thai nhi vẫn phát triển tốt?
- “Điểm mặt” 14 điều khiến phụ nữ hay lo lắng khi mang thai
- Bà bầu nên uống sữa gì và uống bao nhiêu là đủ để không bị tăng cân quá mức?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!