Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không, có ảnh hưởng gì không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không? Mẹ có thể phải đối mặt với việc nứt, vỡ tử cung, dính ruột, vấn đề với nhau thai, nhiễm trùng v.v Còn những biến chứng nào mẹ có thể gặp phải? Dưới đây là những thông tin cần thiết mẹ nên tham khảo để đảm bảo an toàn cho lần sinh mổ thứ 3 này.

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không?

Nhiều phụ nữ nghĩ rằng sinh mổ ít gây đau đớn và dễ dàng hơn sinh thường. Nhưng trên thực tế sinh mổ có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng cho mẹ bầu hơn rất nhiều. Trong đó phổ biến nhất là mất máu, tai biến trong khi mổ, vết mổ ảnh hưởng đến lần mang thai kế tiếp, …

Nhìn chung, một người phụ nữ càng trải qua nhiều lần sinh mổ thì mức độ nguy hiểm khi sinh nở và khả năng phục hồi sức khỏe sẽ càng khó khăn hơn.

Với phụ nữ sinh mổ lần 3 cũng vậy. Mẹ có thể phải đối mặt với các nguy cơ sau:

1. Nứt, vỡ tử cung

Đây là rủi ro nguy hiểm nhất trong lần đẻ mổ thứ 3. Bởi ở 2 lần sinh trước, trên cổ tử cung của mẹ đã có một vết sẹo mổ lấy thai.

Đây là nơi mà các cơ tử cung trở lên yếu nhất nên khi tử cung co thắt, vết sẹo mổ lấy thai có nguy cơ bị bục và nứt ra, dẫn đến tình trạng vỡ tử cung, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

Nguy cơ vết sẹo mổ lấy thai bị bục càng cao khi khoảng cách thời gian mang thai giữa lần sinh mổ thứ 2 và lần thứ 3 càng ngắn (dưới 18 tháng).

2. Khả năng hồi phục của mẹ sinh mổ lần 3 chậm hơn rất nhiều 

Do đã sinh mổ 2 lần sinh trước nên trong lần 3 này, cơ thể mẹ yếu hơn nhiều, khả năng hồi phục chậm và khả năng chịu đựng nhiều đau đớn cũng kém đi.

Không những thế, trong quá trình mang thai và chuyển dạ mẹ phải sử dụng thêm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau cũng sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất sữa của cơ thể.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Nguy cơ bị dính ruột

Những bà mẹ càng mổ lấy thai nhiều lần thì khả năng ruột dính vào thành bụng, bàng quang, ruột càng cao.

4. Bất thường về nhau thai

Vết sẹo mổ lấy thai trên tử cung làm tăng khả năng mẹ gặp phải các bất thường về nhau thai như: nhau bong non, nhau tiền đạo,… vì vậy đòi hỏi các bác sĩ trực tiếp thực hiện quá trình mổ lấy thai cần xử trí các bất thường này một cách khéo léo.

5. Nguy cơ nhiễm trùng

Không chỉ có vậy, mẹ còn có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ lấy thai ở tử cung, trên thành bụng, thậm chí là gần bàng quang nên thời gian nằm viện, điều trị kéo dài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

 Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không – Làm thế nào để sinh mổ lần 3 được an toàn?

Người mẹ sinh mổ lần 3 thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ so với các lần sinh mổ trước. Để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi, an toàn và không có biến chứng, các mẹ cần chú ý chăm sóc thai kỳ cẩn trọng cũng như đặc biệt lưu ý về những điều sau:

1. Cần đăng kí sinh sớm 

Mẹ nên chọn một bệnh viện uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao nhiều năm kinh nghiệm cùng với thiết bị y tế hiện đại để đăng ký sinh.

Bà bầu nên đi đăng ký sinh từ sớm, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng độ dày-mỏng thành tử cung, tình trạng vết mổ cũ, tình trạng thai nhi, sức khỏe của mẹ,… từ đó quyết định thời gian mổ để an toàn nhất cho cả mẹ và thai nhi.

Thông thường, khi thai tuần 38 – 39, các bác sĩ tiến hành mổ lấy thai mà không chờ chuyển dạ vì các cơn co thắt khi chuyển dạ cũng có tác động đến vết mổ của mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Mẹ cần nghỉ ngơi và được chăm sóc nhiều hơn

Lần thứ 3 phải đẻ mổ khiến mẹ bầu mất sức nhiều hơn. Do vậy, các mẹ cần thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn. Trước khi sinh mẹ nên sắp xếp để có người giúp đỡ các công việc nhà, việc chăm sóc 2 bé lớn để có thêm thời gian nghỉ ngơi cả về mặt thể chất và tinh thần.

Như vậy sẽ giúp mẹ mau hồi sức và tránh được các biến chứng sau sinh.

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương