Mẹ có nên lo lắng khi siêu âm đầu dò nhưng không thấy thai?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi que thử lên 2 vạch là lúc mẹ hào hứng cho lần đi khám thai đầu tiên để khẳng định chắc chắn con yêu đã đến bên mình. Tuy nhiên khi thăm khám, có 1 số chị em không khỏi lo lắng khi bác sĩ thông báo siêu âm đầu dò không thấy thai. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì và mẹ cần làm gì trong tình huống này?

Nguyên nhân siêu âm đầu dò không thấy thai

Trong giai đoạn đầu tiên khi mang bầu, phôi thai vẫn còn rất nhỏ nên không thấy hình ảnh khi siêu âm thành bụng. Bác sĩ sẽ dùng phương pháp siêu âm đầu dò – di chuyển thiết bị gọi là đầu dò quanh âm đạo của mẹ bầu để phát ra sóng âm thanh và thu thập các phản xạ.

Theo các chuyên gia, siêu âm đầu dò không thấy túi thai cũng do nhiều nguyên nhân:

  • Tính sai tuổi thai: Quá trình thai bám vào tử cung mất khoảng 9 ngày thậm chí nhiều hơn nên rất khó để xác định chính xác ngày rụng trứng. Do đó bác sĩ thường lấy ngày cuối kỳ kinh để tính tuổi thai. Đó là lý do không tránh khỏi việc tuổi thai bị lệch nên nếu mẹ đi siêu âm trước khi thai nhi ở tuần thứ 5 thì sẽ không nhìn thấy hình ảnh cụ thể
  • Mang thai ngoài tử cung: Hay còn gọi là chửa ngoài dạ con là hiện tượng trứng thụ tinh, làm tổ ở vị trí khác ngoài nội mạc tử cung
  • Bị sảy thai sớm: Khi mẹ thấy ra máu, bụng đau cứng thì rất có thể đã bị sảy thai trước đó
  • Que thử thai thiếu chính xác: Việc sử dụng que thử thai mục đích là tìm hormone hCG, nếu que hết hạn, nước tiểu không tinh khiết, hoặc chị em đang sử dụng 1 số loại thuốc như thuốc an thần, ung bướu thì cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả khiến que thử hiện 2 vạch

Siêu âm đầu dò không thấy túi thai có đáng lo không?

Khi siêu âm đầu dò bác sĩ thông báo không thấy túi thai thì mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng vì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Có thể do tâm lý mong đợi sớm được gặp con yêu khiến vợ chồng bạn nôn nóng đi khám thai trước khi thai kịp làm tổ. Tuy nhiên cũng có 1 số trường hợp xấu có thể mẹ phải đối diện nếu không thấy túi thai khi siêu âm đầu dò:

Mang thai ngoài tử cung

Đây là trường hợp khó chẩn đoán sớm vì ban đầu thai nhỏ, các dấu hiệu sẽ không biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên khi thai lớn hơn mà không được can thiệp kịp thời thì rất nguy hiểm, gây nên sảy thai, vỡ ống trứng, xuất huyết ổ bụng, có thể nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ. Khi siêu âm không thấy túi thai các bác sỹ sẽ khám vùng chậu và làm xét nghiệm máu đo nồng độ Hcg để chắc chắn bạn mang thai ngoài tử cung.

Nếu bạn có tiền sử mang thai ngoài tử cung; từng phẫu thuật ống dẫn trứng, vùng bụng hoặc bị viêm vùng chậu, mắc bệnh về đường tình dục, có thói quen hút thuốc lá sẽ có nguy chửa ngoài dạ con cao hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu bị sảy thai sớm

Trong hầu hết các trường hợp sảy thai sớm, cơ thể mẹ sẽ tự “hoàn tất” quy trình và không cần sự trợ giúp nào khác. Việc chảy máu có thể kéo dài từ 7-10 ngày và có 1 số mẹ bị nhầm lẫn nghĩ rằng đến kỳ kinh nguyệt. Dựa trên các biểu hiện sớm khi mang thai, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm các xét nghiệm để chắc chắn rằng “hành trình mang thai” của bạn đã kết thúc. Trong 1 số trường hợp, bác sỹ sẽ cho dùng thuốc hoặc thực hiện tiểu phẫu nhỏ để hoàn toàn loại bỏ túi thai khỏi cơ thể mẹ.

Mang thai trứng (Chửa trứng)

Đây một dạng u lành tính phát triển trong tử cung. Nó không phải là 1 bào thai thực sự nhưng vẫn có các triệu chứng thai nghén. Chửa trứng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người phụ nữ, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số trường hợp chửa trứng lành tính có thể dẫn đến chửa trứng ác tính, hay nặng hơn là biến chứng thành ung thư nguyên bào nuôi. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong.

Cần làm gì khi siêu âm đầu dò không thấy thai

Chị em không nên quá lo lắng nếu kết quả que thử là 2 vạch nhưng siêu âm không thấy thai. Đa số các trường hợp gặp phải đều do vội vàng đi siêu âm sớm khi thai chưa làm tổ ở tử cung mà đang trên đường di chuyển nên bạn cần chờ đợi thêm 1 thời gian nữa để siêu âm xác định lại. Trong thời gian này, mẹ nên theo dõi những thay đổi của cơ thể, nếu có các biểu hiện bất thường, bị đau bụng hay ra máu thì nhanh chóng đến gặp bác sỹ để được điều trị kịp thời.

Nếu siêu âm không thấy thai mà bác sỹ cho bạn làm thêm xét nghiệm định lượng beta hCG trong máu cho kết quả trên 1100 thì bạn cần nghĩ đến nguy cơ chửa ngoài tử cung và cần phải can thiệp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thông thường sau khi siêu âm không thấy thai, căn cứ vào tình hình cụ thể mà bác sỹ sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên đúng đắn nên có thể yên tâm với kết quả.

Chính vì vậy, chị em cần lưu ý là phải chọn địa chỉ siêu âm thai uy tín – chất lượng để đảm bảo cho kết quả chính xác. Đồng thời có thể xử lý hiệu quả, an toàn nếu có bất thường xảy ra.

Lời ngỏ

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp chị em biết được nguyên nhân siêu âm đầu dò không thấy thai trong tử cung cũng như cách xử lý khi chẳng may gặp phải. Vẫn biết con cái là lộc trời cho nhưng để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình làm mẹ thì bạn nên giữ gìn sức khỏe, duy trì lối sống lành mạnh để có 1 thai kỳ khỏe mạnh. Khi que thử lên 2 vạch kèm các dấu hiệu mang thai sớm mà siêu âm không thấy thai chị em cũng không nên quá lo lắng, hãy bình tĩnh thực hiện lời khuyên của bác sỹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

 Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi