Siêu âm đầu dò có đau không? Chị em cần chuẩn bị những gì trước khi siêu âm?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Siêu âm đầu dò có đau không là lo sợ của nhiều chị em phụ nữ khi được bác sĩ chỉ định thực hiện phương pháp này để kiểm tra tình trạng sức khoẻ sinh sản. Một cách để vượt qua nỗi lo lắng là tìm hiểu và bổ sung kiến thức về quy trình này. Cùng đọc bài viết này để giải quyết và đối mặt với lo lắng này nhé! 

Phương pháp siêu âm đầu dò âm đạo là gì?

Siêu âm đầu dò âm đạo là một hình thức siêu âm vùng chậu trong thăm khám phụ khoa nữ. Phương pháp này được bác sĩ chỉ định cho những phụ nữ đã quan hệ tình dục, lập gia đình hay đang trong thai kỳ để kiểm tra chi tiết về tử cung, buồng trứng, vòi trứng, cổ tử cung.

Phương thức siêu âm này sử dụng dụng cụ có đầu tròn nhỏ (khoảng 2 đến 3 inch) để tiếp xúc với thành âm đạo. Nguyên lý hoạt động là dùng sóng âm tần số cao tiếp xúc qua ngõ âm đạo để hiển thị hình ảnh chuyên sâu với độ chính xác cao ở tử cung, buồng trứng và các bộ phận khác của cơ quan sinh sản.

Khi nào bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm đầu dò âm đạo?

Đối với phụ nữ mang thai, thực hiện siêu âm đầu dò có mục đích giúp bác sĩ:

  • Xác định vị trí chính xác của thai nhi khi khám thai ở tuần thứ 4-5 để phát hiện những trường hợp thai ngoài tử cung;
  • Đánh giá tim thai ở tuần thứ 6-8;
  • Xác định nguyên nhân gây chảy máu bất thường;
  • Đánh giá sớm số lượng thai, thai 1 noãn hay khác noãn.
  • Nếu bác sĩ nghi ngờ nhau tiền đạo, siêu âm đầu dò để xác định vị trí của bánh nhau.

Với các chị em chưa có thai, thì phương pháp này được chỉ định khi có những dấu hiệu sau:

  • Đau vùng xương chậu
  • Chảy máu âm đạo chưa rõ nguyên nhân
  • Kiểm tra u xơ tử cungu nang buồng trứng
  • Kiểm tra vị trí đặt vòng tránh thai, cần xác nhận rằng đặt vòng tránh thai đúng vị trí
  • Đánh giá sức khỏe vùng xương chậu
  • Các trường hợp rối loạn kinh nguyệt.

Siêu âm đầu dò có đau không?

Khi thực hiện phương pháp siêu âm này, một dụng cụ có đầu tròn nhỏ (khoảng 2 đến 3 inch) sẽ được đưa vào âm đạo. Điều này làm nhiều chị em phụ nữ lo lắng liệu siêu âm đầu dò có đau không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có khá nhiều lời đồn đoán rằng sẽ rất đau đớn khi làm siêu âm đầu dò. Nhưng thực tế không phải như thế.  Việc siêu âm đầu dò khá an toàn và không gây đau đớn. Nếu chưa quen, chị em sẽ cảm giác hơi khó chịu nhưng cảm giác này sẽ không còn nữa ngay sau khi siêu âm xong.

Lo lắng phương pháp này sẽ gây sẩy thai hay ảnh hưởng đến thai nhi? Ở các bệnh viện và phòng khám uy tin, siêu âm đầu dò thường được thực hiện bởi đội ngủ bác sĩ lành nghề, có chuyên môn cao nên hầu như không có rủi ro sức khỏe nào. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ di chuyển thiết bị quanh âm đạo chứ không chạm vào cổ tử cung nên sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi, cũng không gây bất kỳ ảnh hưởng gì đến tử cung và cổ tử cung.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quy trình thực hiện siêu âm đầu dò

Những lưu ý trước khi siêu âm

  • Đi vệ sinh trước khi thăm khám;
  • Hoặc có trường hợp khác lại cần làm căng đầy bàng quang. Lúc này nên uống nước (khoảng 800-1000ml trước khi siêu âm từ 30 phút đến 1 tiếng).
  • Cho bác sĩ hay nếu đang trong chu kỳ kinh nguyệt để được hướng dẫn thêm. Loại bỏ tampon ra khỏi âm đạo nếu sử dụng loại này.
  • Tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng và tự sợ hãi bản thân với những câu hỏi như siêu âm đầu dò có đau không,…

Các bước thực hiện 

  • Người bệnh sẽ được yêu cầu cởi quần áo từ eo trở xuống;
  • Sau đó nằm lên bàn siêu âm, gác 2 chân lên giá đỡ. Một chiếc gối nhỏ sẽ được kê ở phần hông bệnh nhận để siêu âm thuận lợi hơn;
  • Bác sĩ sẽ tiến hành đưa đầu dò (đã bọc bằng bao cao su có kèm gel bôi trơn) vào khoảng 5-7cm trong âm đạo;
  • Đầu dò phát sóng siêu âm và thu lại tín hiệu, tín hiệu này được mã hóa và truyền ảnh trực tiếp các cơ quan vùng chậu;
  • Bác sĩ bắt đầu tiến hành chẩn đoán, xác định tình trạng sức khỏe hoặc các bệnh lý nếu có thông qua kết quả hình ảnh siêu âm.

Trong thai kỳ có thể mẹ sẽ trả nghiệm nhiều phương pháp được thực hiện để kiểm tra sức khoẻ của thai phụ và thai nhi. Để tránh tình trạng hoang mang lo sợ không cần thiết, hãy liệt kê hết các câu hỏi để được bác sĩ giải đáp và tư vấn mẹ nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu