Sảy thai có mang tội không? Hành trình chữa lành vết thương cho những mẹ mất con

Nếu muốn khóc hãy khóc thật nhiều, nếu muốn hét cứ hét thật to nhưng đừng để mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát của bản thân.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sảy thai có mang tội không? Hầu hết các bà mẹ đều cảm thấy tội lỗi, rơi vào tâm trạng suy sụp, dằn vặt, đau khổ và thậm chí có trường hợp bị ám ảnh đến trầm cảm, hoảng loạn vì phải đối mặt với biến cố đau buồn nhất trong cuộc đời. Nhiều người cho rằng đó là tâm linh về sảy thai, người mẹ đang bị trừng phạt vì đã không giữ được con và em bé có thể quay về để quở trách.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ tâm lý, những cảm xúc có chiều hướng tiêu cực này hoàn toàn không liên quan đến yếu tố tâm linh mà đơn giản chỉ là diễn tiến tâm lý thông thường của con người khi phải chịu đựng 1 cú shock bất ngờ diễn ra trong 1 thời gian ngắn. Nếu nhận được sự đồng cảm, chia sẻ, yêu thương và quan tâm kịp thời, thai phụ sẽ dần vượt qua nỗi đau mất con và cân bằng cảm xúc tốt hơn cùng với niềm hi vọng về 1 mầm sống mới trong tương lai.

Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Trạng thái tâm lý của phụ nữ diễn biến như thế nào sau khi sảy thai?
  • Sảy thai có mang tội không? Câu hỏi đầy dằn vặt mẹ tự hỏi ngàn lần khi đã mất con
  • Hành trình làm mẹ dù dang dở nhưng không có nghĩa là đã kết thúc

Trạng thái tâm lý của phụ nữ diễn biến như thế nào sau khi sảy thai?

Làm mẹ không chỉ là 1 thiên chức thiêng liêng mà còn là nỗi mong chờ, niềm khát khao của hàng triệu phụ nữ dù ở bất kỳ đâu và trong hoàn cảnh nào. Thế nhưng, không phải mọi cuộc gặp gỡ đều hoàn hảo, mọi mối nhân duyên đều được tác thành. Đôi lúc, khi chỉ mới vừa kịp cảm nhận được 1 chút hạnh phúc làm mẹ thì đau khổ đã ập đến bất ngờ.

Dù chặng đường đi cùng con dài hay ngắn thì những tháng ngày sau đó với mẹ thật không dễ dàng. Mọi cảm xúc ngày càng trở nên hỗn độn và tồi tệ. Càng nghĩ đến sinh linh bé bỏng đã không còn tồn tại mẹ càng cảm thấy xót xa, đau khổ. Nhiều phụ nữ từng bị sảy thai, lưu thai chia sẻ rằng tâm trạng của những chuỗi ngày sau khi mất con thật sự khủng khiếp. Nỗi đau đó là tột cùng mà ngay cả những giọt nước mắt ướt đẫm gối hàng đêm cũng không thể nào làm nguôi ngoai đi được.

Mẹ đã biết chưa?

Nỗi đau mất con thật khó vượt qua

Giống như bị ném xuống đáy vực sâu đầy tăm tối nhưng cứ rơi mãi, rơi mãi trong quay cuồng, họ gần như không thể đối diện với sự thật rằng giờ đây 2 mẹ con đã âm dương cách biệt, không còn bất cứ cơ hội nào để có thể gặp gỡ và yêu thương được nữa. Sau khi sảy thai, nhiều phụ nữ bị suy sụp hoàn toàn, cảm thấy trở nên cô độc và khó có thể quay trở về cuộc sống bình thường như trước kia.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sảy thai có mang tội không? Câu hỏi đầy dằn vặt mẹ tự hỏi ngàn lần khi đã mất con

Phật dạy về sảy thai ra sao? Đạo Phật cho rằng phụ nữ bị sảy thai do mang nghiệp từ tiền kiếp hoặc kiếp này, như sát sinh, ăn mặn, chê cười khi người khác bị sảy thai… Trên thực tế, sảy thai được xem là 1 biến chứng có khả năng xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào trong thai kỳ. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rủi ro này. Tuy nhiên có đến 50% số ca sảy thai không tìm được lý do thực sự. Chính vì thế, mẹ luôn dằn vặt bản thân với câu hỏi sảy thai có mang tội không?

Sự mất mát này ám ảnh đến mức nhiều thai phụ không ngừng tự đổ lỗi cho chính mình là nguyên do không giữ được con. Khoảng thời gian sau đó, họ sống với những cảm xúc cực đoan luôn thường trực rằng vì mẹ đã không đủ cố gắng, vì mẹ đã không đủ thận trọng, cũng vì mẹ đã không giữ gìn nên con mới rời xa và giờ đây những gì bản thân đang phải gánh chịu là sự trả giá cho những sai lầm, tội lỗi mà mẹ đã gây ra với con.

Sao mẹ có thể nói tạm biệt khi chưa từng được chào con?

Trong nhiều trường hợp, sau khi sảy thai, người phụ nữ không nhận được sự quan tâm, động viên, chia sẻ, thậm chí là tiếp tục bị làm tổn thương thì họ càng bế tắc và không tìm được lối thoát về mặt tâm lý. Khi nghĩ quá nhiều về đứa con đã mất, bản thân người mẹ càng bị trói buộc nhiều hơn với những cảm xúc tiêu cực. Kí ức về đứa trẻ bỗng trở thành gánh nặng dày vò và chính họ tự cảm thấy mình đang bị trừng phạt vì linh hồn con không thể siêu thoát và vẫn còn vương vấn đâu đây.

Hành trình làm mẹ dang dở nhưng không có nghĩa là đã kết thúc

Đứng về góc độ sinh lý, sảy thai cũng khiến cơ thể phụ nữ, đặc biệt là các cơ quan sinh sản chịu nhiều sự thay đổi giống như trải qua 1 ca sinh nở bình thường. Nếu được nghỉ ngơi và chăm sóc tốt, sức khỏe của sản phụ có thể hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, so với nỗi đau về thể xác, người mẹ sẽ mất nhiều thời gian hơn để ổn định lại cảm xúc. Theo các bác sĩ tâm lý, thay vì tự đổ lỗi cho bản thân và dằn vặt với câu hỏi sảy thai có mang tội không, những phụ nữ mất con phải tự cho mình 1 cơ hội vì hành trình làm mẹ dù dang dở nhưng không có nghĩa là dừng lại.

Xuôi theo cảm xúc và tự đối mặt với nỗi đau của mình

Cảm giác mất đi đứa con của mình là một điều khó có thể diễn tả được. Sau sảy thai, cuộc sống của người mẹ sẽ thay đổi và cảm xúc cũng như vậy. Đó có thể là sự thất vọng, đau buồn, giận dữ hay thậm chí là tuyệt vọng và mang nặng cảm giác tội lỗi. Cho dù là cảm xúc nào ùa đến thì cũng hãy cứ đón nhận hết, đừng cố gắng kìm nén cơn bão đang cuộn lên trong lòng. Mọi cảm xúc hỗn độn lúc này cần được giải tỏa, tuôn trào.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ đã biết chưa?

Đừng cố kìm nén cảm xúc

Nếu muốn khóc hãy khóc thật nhiều, nếu muốn hét cứ hét thật to nhưng đừng để mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát của bản thân. Tuy điều này không thật sự dễ dàng và người phụ nữ mới là người phải chịu đựng tất cả, nhưng hãy luôn nhớ rằng nếu còn ở lại bên cạnh, con cũng không muốn mẹ phải dằn vặt quá lâu và quá đỗi nặng nề như thế.

Cân bằng cảm xúc bằng sự sẻ chia

Chia sẻ với bạn đời

Nếu có một người khác cũng đang phải chịu đựng sự đau đớn dày vò lúc này, đó chắc chắn là người bạn đời đầu gối tay ấp. Tuy nhiên, vì cũng đang trải qua quãng thời gian khó khăn về cảm xúc nhưng có thể vì là đàn ông nên anh ấy không muốn bộc lộ ra bên ngoài. Nỗi đau được chôn chặt bên trong đôi khi lại còn có sức tàn phá ghê gớm hơn sự mất mát được giải tỏa ra ngoài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó, chia sẻ và nói chuyện với chồng về tâm trạng của cả 2 là việc cần thiết để làm giảm những cảm xúc tiêu cực. 2 vợ chồng nên sát cánh bên nhau để cùng vượt qua sự mất mát không ai mong muốn ấy bằng cách cùng rủ nhau xem phim, nghe nhạc, trò chuyện, hay chỉ đơn giản là ôm nhau trong vòng tay để tổn thất tinh thần chung này dần nằm yên trong ký ức.

Cùng bạn đời vượt qua mất mát

Cởi mở với người thân

Sau sảy thai phụ nữ dễ bị trầm cảm bởi họ có thể phải trải qua một loạt những cảm xúc tồi tệ và phải cần 1 khoảng thời gian đủ dài để cân bằng tất cả. Trong lúc này, điều cần làm của những người thân hay bạn bè là an ủi nhẹ nhàng, quan tâm và thấu hiểu để tránh cho người phụ nữ cảm thấy bị cô lập. Ngược lại, bản thân mỗi người mẹ cũng nên cởi mở và chân thành với các thành viên khác trong gia đình để chia sẻ cảm xúc của mình.

Ngoài ra, sảy thai không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà người chồng hay ông bà của em bé cũng có thể cảm thấy buồn bã, đau xót. Trong thời điểm này, những đả kích, mâu thuẫn gia đình là điều cấm kị. Tất cả mọi vấn đề nên cần lắng nghe trước khi tranh cãi. Nếu là chồng, nên hiểu được sự tổn thương của vợ để điều hòa tất cả các mối quan hệ sao cho nhẹ nhàng nhất.

Kết nối với xã hội

Theo thống kê, tỷ lệ mất con do sảy thai tự nhiên chiếm đến 10 – 25% nên có rất nhiều trường hợp đồng cảnh ngộ và sẵn sàng lắng nghe, san sẻ. Bởi vậy, đừng tự giấu mình trong vỏ ốc và để nỗi đau mất con gặm mòn tinh thần. Đó là 1 trong những sai lầm nghiêm trọng của phụ nữ sau sảy thai vì những điều tồi tệ đó sẽ không thể biến mất nếu cứ cứ giữ mãi trong lòng. Cơn địa chấn tinh thần này luôn có những người phù hợp để giúp bạn vượt qua. Đó có thể là những người mẹ từng mất con và cũng có thể là các chuyên gia tư vấn đủ kinh nghiệm để giúp chị em không bị nhấm chìm xuống đáy sâu của những cảm xúc tiêu cực, tội lỗi.

Chia sẻ để chữa lành vết thương

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đặt hi vọng vào tương lai

Hy vọng vào một điều mới mẻ khiến bản thân hạnh phúc cũng là cách để nhanh chóng xóa lành những nỗi đau trong quá khứ. Rất nhiều chị em sau lần đầu sảy thai đã có thể mang thai trở lại thành công. Việc tin tưởng sẽ được đón nhận 1 thiên thần mới ra đời có thể giúp bà mẹ xóa bỏ áp lực nặng nề trước đây và tránh được nguy cơ trầm cảm sau sảy thai. Kiêng cữ sau sảy thai tự nhiên sẽ giúp mẹ sớm có thai lại và an toàn sinh con. Hãy để việc mang thai thực sự là 1 niềm hi vọng tốt đẹp bằng cách để nó diễn ra tự nhiên, khi cả 2 vợ chồng đều đã sẵn sàng cho 1 khởi đầu mới.

Hạnh phúc luôn chờ đón mẹ ở cuối con đường

Làm gì sau khi sảy thai?

Mẹ hãy chú ý trong vấn đề vệ sinh cá nhân hàng ngày, vệ sinh vùng kín 2 lần/ ngày với nước ấm. Mẹ có thể dùng thêm dung dịch vệ sinh chuyên dụng để tránh nhiễm trùng và khử mùi hôi vùng kín.

Mẹ có thể chườm nóng vùng bụng, lưng và hai bẹn để giảm đau lưng, mỏi gối và giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.

Chế độ ăn sau sảy thai cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng, cần bổ sung:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Thực phẩm nhiều sắt như thịt bò, gà, heo, các loại đậu…
  • Thực phẩm giàu magie như bắp, chuối, hạt điều,…
  • Thực phẩm giàu canxi như sữa, cá hồi, đậu bắp…
  • Trái cây, hoa quả cần được bổ sung vào thực đơn mỗi ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể, bổ sung vitamin C

Lời ngỏ

Sảy thai chỉ là 1 sự cố, không phải là tội lỗi của bất kì ai, cũng không phải là nghiệp chướng hay sự trừng phạt mà mẹ đáng phải chịu đựng. Để vượt qua nỗi đau này, điều quan trọng nhất mà người phụ nữ cần ghi nhớ đó là đừng trốn tránh nhưng cũng đừng mặc cảm, dày vò hay chịu đựng 1 mình. Việc rời xa con quá sớm là việc mẹ chẳng bao giờ muốn xảy ra nên điều tốt nhất lúc này là xóa bỏ cảm giác tội lỗi và đặt bé con vào 1 góc nhỏ trong tim cùng những kỷ niệm đẹp của những tháng ngày thai kỳ. Sự kết nối của tình mẫu tử thiêng liêng chính là sức mạnh tiếp thêm nghị lực giúp mẹ có thể đối diện và bước tiếp hành trình tìm kiếm hạnh phúc trong tương lai.

Dán #Sidekicks – Trợ thủ đắc lực: Giúp các gia đình chào đón những em bé khỏe mạnh

Dự án Sidekicks do theAsianparent xây dựng nhằm mục tiêu giúp các gia đình giảm thiểu tỉ lệ chết lưu và sảy thai vốn rất thường xuyên xảy ra ở các nước Đông Nam Á bằng cách tuyên truyền nhận thức về việc ngủ nghiêng, đếm cú đạp để theo dõi hoạt động của thai nhi và nhiều hoạt động thiết thực khác.

Để biết thêm thông tin, vui lòng đăng nhập tại Dự án #Sidekicks.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnamđể cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi