Sau sinh bao lâu được phun môi để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé?

Nhờ phun môi, chị em sẽ luôn tự tin với đôi môi hồng hào tươi tắn dù chưa có sự can thiệp của son. Trước đây, phun môi phổ biến ở phụ nữ độ tuổi 35 - 55. Trong những năm gần đây, nhiều chị em dưới 30 tuổi cũng rủ rê nhau phun môi làm đẹp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau sinh bao lâu được phun môi? Thời gian lý tưởng nhất để mẹ thực hiện các phương pháp có sự tác động mạnh lên cơ thể là khoảng trên 6 tháng sau sinh.

Nội dung bài viết:

  • Mẹ sau sinh bao lâu được phun môi?
  • Những lưu ý cho mẹ sau khi sinh phun môi

Mẹ sau sinh bao lâu được phun môi?

Phun môi là gì?

Đây là một phương pháp làm đẹp dành riêng cho môi thông qua hình thức phun. Sử dụng máy phun xăm có gắn đầu mũi kim chứa mực. Khi phun, mực sẽ thấm vào trong môi. Phun môi có đau hay không, lên màu thế nào là phụ thuộc vào kỹ thuật và độ hiện đại của thiết bị xăm phun.

Nhờ phun môi, chị em sẽ luôn tự tin với đôi môi hồng hào tươi tắn dù chưa có sự can thiệp của son. Trước đây, phun môi phổ biến ở phụ nữ độ tuổi 35 - 55. Trong những năm gần đây, nhiều chị em dưới 30 tuổi cũng rủ rê nhau phun môi làm đẹp.

Phun môi khi đang cho con bú có được không?

Mẹ đã biết chưa?

Mẹ cho con bú không nên ăn gì - 10 thực phẩm mẹ không nên động đũa khi cho con bú

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ sau sinh có cần phun môi không? Phun môi khi đang cho con bú có sao không?

Câu trả lời tuỳ thuộc vào nhu cầu làm đẹp của mỗi người.

Bất cứ phụ nữ nào trên đời cũng có nhu cầu làm đẹp. Mẹ sau sinh càng có nhu cầu làm đẹp cao hơn. Sau sinh, mẹ bước vào một giai đoạn lột xác hoàn toàn. Da dẻ sồ sề, bụng dày mỡ, mặt thâm sạm sần sùi. Nhan sắc “trượt dốc không phanh" khiến mẹ thêm áp lực. Do đó, mẹ luôn muốn làm đẹp càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, dù nôn nóng đến đâu, mẹ vẫn cần chọn đúng thời điểm để làm đẹp cho mình. Sau sinh, cơ thể mẹ cần một khoảng thời gian nhất định để hồi phục và tái tạo tế bào mới. Nếu mẹ tác động đến cơ thể quá sớm, thời gian hồi phục sẽ kéo dài hơn.

Sau khi phun môi nếu có trường hợp sưng quá lâu không thuyên giảm, mẹ có thể phải dùng một số thuốc giảm đau, giảm sưng, điều này không tốt nếu đang cho con bú.

Theo DS. Hoàng Thu Thủy - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, thuốc uống vào nếu vào sữa mẹ thì khi cho con bú, bé sẽ uống thuốc vào cơ thể. Tuy những nguy cơ thuốc gây tác hại với đứa trẻ lúc này ít hơn so với em bé còn là bào thai nhưng vẫn cần cảnh giác, xem xét, tính toán thế nào để tránh và hạn chế tối đa những trường hợp uống thuốc gây hại cho trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bỉm sau sinh bao lâu được phun môi thì tốt?

Phun môi quá sớm có tác động tiêu cực trực tiếp lên mẹ và bé.

Nếu mực phun không chất lượng, môi mẹ sẽ bị sưng, phù hoặc nhiễm trùng môi. Khi môi mẹ sưng lên, bé sẽ có tâm lý sợ sệt. Môi sưng khiến gương mặt mẹ không giống thường ngày. Thời gian lý tưởng nhất để mẹ thực hiện các phương pháp có sự tác động mạnh lên cơ thể là khoảng trên 6 tháng sau sinh. Do đó, sau 6 tháng, mẹ có thể tự tin phun môi làm đẹp rồi nhé!

6 tháng là lúc cơ thể mẹ đã hoàn toàn hồi phục sau hành trình “vượt cạn". Lúc này, bé cũng đã có khả năng thích nghi tốt với môi trường bên ngoài. Bên cạnh sữa mẹ, bé có thể ăn dặm để bổ sung dinh dưỡng cần thiết.

Phun môi quá sớm có tác động tiêu cực trực tiếp lên mẹ và bé. (Nguồn ảnh: iStock)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những lưu ý cho mẹ sau khi sinh phun môi

Chăm sóc môi sau khi phun đúng cách

Không phải cứ phun môi thì môi bạn sẽ “lên màu" và đẹp như ý ngay được. Thời gian sau khi phun, môi mẹ sẽ bị sưng một chút. Mẹ cần chăm sóc đúng cách để môi mau lành, màu lên được chuẩn.

6 - 8 giờ đầu tiên sau phun rất quan trọng. Trong thời điểm đó, mẹ nên dùng bông nhẹ nhàng thấm sạch nước huyết tương còn đọng lại trên môi. Sau đó, mẹ thoa kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ để giảm ngứa, giữ môi mềm.

3 – 6 tuần kế tiếp sau khi phun môi cũng quan trọng không kém. Mẹ nên nhớ phải che chắn khỏi bụi bẩn, ánh nắng khi ra đường. Đồng thời, mẹ cũng tránh nước nóng và nước chứa clo (trong bể bơi) nhé! Thành phần hoá học trong nước sẽ làm mờ màu môi và khô môi.

Mẹ đã biết chưa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sinh hoạt sau khi phun môi

  • Sau khi phun môi cần tránh nước hoàn toàn từ 3 – 5 ngày để môi dần ổn định.
  • Không được bóc da tại vùng xăm. Mẹ nên để chúng bong ra tự nhiên sẽ tốt hơn.
  • Không để môi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Tránh cọ xát, va chạm mạnh lên vùng môi sau khi phun.
  • Giữ vệ sinh vùng môi sạch sẽ, nhất là trong quá trình ăn uống.

Trong thời gian cho con bú, mẹ không cần hoàn toàn bỏ việc sử dụng mỹ phẩm. (Nguồn ảnh: iStock)

Mẹ sau sinh phun môi nên ăn gì?

Các loại rau củ quả tươi, đặc biệt là sinh tố cà rốt, cà chua, dứa, dừa,… rất cần thiết cho môi sau phun. Lượng vitamin dồi dào trong rau củ quả sẽ cải thiện màu, tránh tình trạng thâm môi.

Trong tháng đầu tiên sau khi phun môi, mẹ nên kiêng chất kích thích. Cafe, rượu, bia,…, đồ hải sản, rau muống, trứng, đồ nếp, da gà,… sẽ khiến môi sưng, lâu lành.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đến đây chắc mẹ đã biết sau sinh bao lâu được phun môi rồi phải không? Chúc mẹ làm đẹp khoa học, an toàn và tốt cho bé nhé! Chúc mẹ sớm xinh đẹp trở lại như thời son rồi và bé mau ăn chóng lớn!

Nguồn thông tin: Mẹ cho con bú dùng thuốc cần biết - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le