Mẹ phải làm thế nào khi bị đau lưng sau sảy thai?

Tâm lý căng thẳng, stress là thủ phạm hàng đầu gây nên tình trạng đau lưng. Nhiều trường hợp sau khi sảy thai không hề có dấu hiệu bị đau lưng. Tuy nhiên tâm lý chung của nhiều chị em là cảm thấy đau buồn, lo lắng và suy nghĩ rất nhiều về những nguy hiểm và biến chứng bản thân có thể gặp phải sau này như khó có thai trở lại, vô sinh hiếm muộn hay ung thư…. Tâm lý e ngại, sợ người khác động đến nỗi đau cũng khiến nhiều chị em bị stress.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau khi sảy thai bị đau lưng không phải là tình trạng hiếm gặp ở chị em. Nguyên nhân có thể do các bệnh lý đã mắc trước đó, tâm lý căng thẳng, cơ thể bị tổn thương, căng cơ… Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Vì đâu chị em bị đau lưng sau sảy thai?
  • Đau bụng sau sảy thai, chớ nên coi thường
  • Đau bụng, đau lưng sau sảy thai có nguy hiểm không?
  • Làm thế nào để khắc phục tình trạng sau khi sảy thai bị đau lưng?

Vì đâu chị em bị đau lưng sau sảy thai?

  • Bệnh lý mắc phải trước đó: Chị em có các bệnh lý như thừa cân béo phì, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa… có thể bị đau lưng sau khi sảy thai.
  • Nguyên nhân về tâm lý: Tâm lý căng thẳng, stress là thủ phạm hàng đầu gây nên tình trạng đau lưng. Nhiều trường hợp sau khi sảy thai không hề có dấu hiệu bị đau lưng. Tuy nhiên tâm lý chung của nhiều chị em là cảm thấy đau buồn, lo lắng và suy nghĩ rất nhiều về những nguy hiểm và biến chứng bản thân có thể gặp phải sau này như khó có thai trở lại, vô sinh hiếm muộn hay ung thư…. Tâm lý e ngại, sợ người khác động đến nỗi đau cũng khiến nhiều chị em bị stress.
  • Cơ thể bị tổn thương: Quá trình can thiệp dụng cụ để nạo hút thai bị sảy có thể khiến cơ thể bị tổn thương
  • Căng/viêm cơ hoặc dây chằng: Là nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng đau lưng. Các cơ và dây chằng bị ảnh hưởng khi cơ thể thai phụ chịu tổn thương sau sảy thai.
  • Hoạt động sai tư thế: Nhiều chị em sau sảy thai do còn đau nên hạn chế đi lại hoặc nằm 1 chỗ quá lâu. Đây là nguyên nhân khiến máu lưu thông kém dẫn tới đau lưng.
  • Nguyên nhân khác: Sau khi sảy thai có hiện tượng gì? 1 vài trường hợp bị sót thai hay sót nhau thai sau khi thực hiện thủ thuật hút thai cũng là nguyên nhân dẫn đến đau lưng.

Mẹ đã biết chưa?

Quan hệ vợ chồng sau sảy thai – Đừng nôn nóng!

Mẹ nên làm gì để vực dậy sau khi mất con do sảy thai lưu thai?

Đau bụng sau sảy thai, chớ nên coi thường

Bên cạnh những cơn đau lưng là dấu hiệu sau sảy thai, tình trạng phổ biến mà nhiều chị em gặp phải sau sảy thai là những cơn đau bụng do nhiều nguyên nhân như:

  • Viêm nhiễm phụ khoa: Tác nhân gây đau bụng dưới hàng đầu ở phụ nữ. Những cơn đau bụng cường độ mạnh trong thời gian dài có thể dẫn tới tình trạng đau lưng. Chị em sau sảy thai vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc dụng cụ chọc hút thai không vô trùng, chị em có tiền sử viêm nhiễm phụ khoa trước đó rất dễ mắc lại tình trạng này.
  • Bị sót nhau, sót thai: Do cơ sở y tế không đảm bảo chuyên môn, tay nghề bác sĩ chưa cao. Sót nhau, sót thai rất nguy hiểm, nếu không phát hiện sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng sau sảy thai nguy hiểm.

Đau bụng, đau lưng sau sảy thai có nguy hiểm không?

Khi được xác định là sảy thai, bác sĩ có thể để bào thai tự thoát ra ngoài hoặc sử dụng các biện pháp can thiệp để lấy bào thai ra khỏi cơ thể mẹ (dùng thuốc hoặc phẫu thuật nạo hút thai).

Bất kỳ can thiệp nào cũng gây ra những tổn thương nhất định đến cơ thể, dẫn đến sự xuất hiện của 1 số triệu chứng như đau nhức vùng lưng. Cơn đau thường có nhiều mức độ khác nhau, đặc biệt là ở vị trí lưng dưới xương cụt. Nếu ngồi lâu 1 chỗ thì chị em càng có cảm giác đau đớn hơn.

Cơn đau có thể kéo dài trong vài ngày hoặc lâu hơn rồi tự động biến mất. Dù cảm giác đau đớn có thể không quá sức nhưng lại thường gặp và gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, sức khỏe cũng như tâm lý chị em. Trong trường hợp đau lưng, đau bụng kéo dài nhiều ngày, tần suất các cơn đau nhức ngày càng tăng và có các biểu hiện sau thì chị em phải đến khám ở các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và tư vấn cách điều trị:

  • Đau lưng kết hợp đau bụng dữ dội: Có thể là dấu hiệu cảnh báo sót thai, sót nhau.
  • Đau lưng kèm theo sốt cao kéo dài: Dấu hiệu báo cơ thể bị nhiễm trùng nặng.

Khám phá thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sảy thai dễ có thai lại không? Thời điểm mang thai thích hợp sau khi mẹ bị sảy thai là khi nào?

Những lưu ý cho mẹ bầu muốn có thai lại sau sảy thai

Làm thế nào để khắc phục tình trạng sau khi sảy thai bị đau lưng?

  • Kiêng vận động mạnh vì các cơ ở bụng chị em vẫn chưa co lại bình thường.
  • Kiêng lạnh: kiêng tắm nước lạnh, ăn đồ ăn, uống nước lạnh vì cơ thể có thể bị nhiễm lạnh, suy giảm đề kháng.
  • Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, phòng ngừa viêm nhiễm phát sinh; thay băng vệ sinh thường xuyên; vệ sinh vùng kín bằng nước ấm với dung dịch vệ sinh phụ nữ để chống nhiễm trùng và khử mùi hôi vùng kín hiệu quả.
  • Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 1 tháng sau khi sảy thai.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không nên quá căng thẳng hay suy nghĩ quá nhiều.
  • Bổ sung dinh dưỡng phù hợp, tránh ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, hải sản, những món ăn có tính hàn.
  • Nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín khi gặp triệu chứng bất thường.

Làm gì sau sảy thai để cơ thể sớm hồi phục?

Chị em sau khi sảy thai cần giữ cơ thể trong trạng thái nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, chú ý bồi bổ sức khỏe và quan trọng là không nên dằn vặt bản thân. Chị em cần chia sẻ cảm xúc tiêu cực với chồng, bạn bè hoặc người thân trong gia đình, để tinh thần của mình được vui vẻ và thư giãn hơn.

Các kết quả điều tra cho thấy có đến 85% các bà mẹ sẽ mang thai thành công trở lại sau khi bị sảy thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vệ sinh cá nhân hàng ngày: Mẹ nên pha nước ấm với dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng để vệ sinh vùng kín tối thiểu 2 lần mỗi ngày.

Mẹ có thể dùng túi chườm nóng (hoặc dùng chai nước đổ đầy nước nóng) để chườm lên vùng bụng, lưng và hai bên bẹn. Đây là cách chống đau lưng, mỏi gối, giúp cơ thể chị em nhanh chóng hồi phục.

Theo vinmec

Thay lời kết

Sảy thai là biến cố không bà mẹ nào mong muốn. Dù nỗi đau tinh thần vẫn còn đó mẹ cũng nên chú ý chăm sóc sức khỏe để cơ thể nhanh hồi phục. Tình trạng đau lưng hay đau bụng sau khi mẹ bị sảy thai không phải là hiếm gặp, mẹ nên xử lý sớm tránh để lại những di chứng nặng nề về sau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage theAsiaparentVietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác !

Bài viết của

ZinVi