Sa tử cung sau sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa hiệu quả

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sa tử cung sau sinh là tình trạng xảy ra ngày càng phổ biến, gây đau nhức, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của nhiều chị em. Hiểu rõ nguyên nhân và nắm được các dấu hiệu nhận biết sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc phòng ngữa và điều trị.

Hiện tượng sa tử cung sau sinh là gì? 

Sa tử cung sau sinh hay còn gọi là sa dạ con là hiện tượng tử cung tụt xuống vào trong ống âm đạo, thậm chí ra ngoài âm đạo do cơ sàn chậu và dây chằng căng ra, không thể nâng đỡ tử cung. Tình trạng này thường xảy ra phổ biến ở những phụ nữ sau sinh, sinh đẻ nhiều lần, đặc biệt là những phụ nữ không kiêng cữ, không có chế độ dinh dưỡng khoa học, thuờng lao động nặng sau khi sinh, và phụ nữ lớn tuổi.

Sa tử cung được chia làm nhiều cấp độ khác nhau. Biểu hiện nhẹ là khi tử cung sa xuống nhưng vẫn nằm bên trong ống âm đạo cho đến mức độ nặng nhất là toàn bộ tử cung tụt xuống và sa hẳn ra ngoài cửa âm đạo.

Phụ nữ bị sa dạ con có cảm giác nặng, tức bụng, đi tiểu nhiều lần trong ngày và xuất hiện những phần thịt lồi ở cơ quan sinh dục, vì thế gặp khó khăn trong sinh hoạt. Một số phụ nữ còn bị đau phần bụng dưới và thắt lưng, làm giảm hứng thú chuyện chăn gối.

Nguyên nhân gây sa tử cung sau sinh

Sa dạ con sau sinh có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ bản sau đây:

  • Do chấn thương tại vùng cơ đáy xương chậu, các mô giúp nâng đỡ tử cung hoặc cổ tử cung trong khi sinh, đặc biệt là khi thai phụ sinh con quá to hoặc thời gian chuyển dạ lâu
  • Thai phụ lao động quá sức sau khi sinh, khiến cho các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị tổn thương, trong khi các cơ quan này chưa phục hồi hoàn toàn sau khi sinh, dẫn tới thành tử cung bị sa xuống
  • Dị tật bẩm sinh ở tử cung cũng có thể gây ra tình trạng sa tử cung như: tử cung 2 buồng, cổ và eo tử cung có độ dài không bình thường
  • Phụ nữ sau sinh bị táo bón hoặc rối loạn đại tiện, dẫn đến tăng áp lực trong ổ bụng và gây ra bệnh
  • Can thiệp y khoa trong khi sinh: bao gồm phẫu thuật nội soi, sinh mổ, bỏ nhau thai bằng tay hoặc sử dụng thuốc oxytocin

Dấu hiệu nhận biết sa tử cung sau sinh

Thông thường, sa tử cung sau sinh không có dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, mẹ có thể nhận biết bản thân có bị sa tử cung không nhờ những dấu hiệu sau đây:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Đau, nặng, căng tức ở vùng bụng dưới, đầu có cảm giác hơi đau
  • Có cảm giác đau nơi thắt lưng, nhất là khi bưng bê vật nặng
  • Âm đạo bị khô khiến mẹ cảm thấy đau rát khi quan hệ sau sinh hay thậm chí là lãnh cảm
  • Cảm giác nặng ở vùng khung xương chậu, giảm bớt khi nằm nghỉ ngơi
  • Ở trường hợp nặng, người bệnh sẽ thấy một khối thịt lồi ra ở âm đạo, đó là phần tử cung bị sa

Điều trị sa tử cung sau sinh như thế nào?

Sau khi đã chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, dựa vào mức độ bệnh, độ tuổi, tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng như những vấn đề khác, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Với trường hợp bệnh nhẹ

Đối với bệnh nhân có mức độ nhẹ, những dấu hiệu bệnh không gây quá nhiều ảnh hướng đến sinh hoạt thì điều trị không phẫu thuật là lựa chọn tốt nhất. Đây cũng là một phương pháp điều trị thích hợp với những người bệnh lớn tuổi hoặc sức khỏe kém không thể phẫu thuật. Cách chữa sa tử cung tại nhà đơn giản chỉ từ việc chú ý các thói quen sinh hoạt và đi kèm các bài tập cơ sàn chậu. Một số lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày cho bệnh nhân như sau

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Chú trọng nghỉ ngơi, không hoạt động quá sức và luôn giữ tinh thần thoải mái.
  • Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống cân bằng, không ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân béo phì và tăng cường chất xơ nhằm chống táo bón.
  • Thực hiện các bài tập giúp nâng tử cung, trong đó phổ biến nhất là bài tập Kegel giúp tăng độ dẻo dai, khiến cơ quan sinh dục khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa bệnh rất tốt.
  • Tránh nâng vật nặng và căng thẳng, để giảm áp lực bụng vào vùng cấu trúc chậu.

Trường hợp sa tử cung nặng

  • Áp dụng liệu pháp estrogen âm đạo tại chỗ nhằm giúp các cơ và dây chằng khỏe hơn.
  • Cố định tử cung ở đúng vị trí bằng phương pháp dùng vòng tròn nhỏ hỗ trợ âm đạo.
  • Nếu xuất hiện tình trạng tử cung viêm loét và gây ra các biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân cần phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung một phần hoặc toàn phần.

Cách phòng ngừa hiệu quả

Sa tử cung sau sinh là tình trạng thường gặp nhưng cũng dễ dàng ngăn ngừa nếu áp dụng đúng biện pháp. Đẻ phòng tránh tình trạng này, các mẹ sau sinh cần thực hiện những lưu ý dưới đây:
  • Đảm bảo chế độ nghỉ ngơi và giữ gìn sức khoẻ sau sinh.
  • Mẹ mới sinh xong không nên xuống giường vận động mạnh hoặc làm những việc quá sức.
  • Sau khi đã phục hồi sức khỏe, các mẹ không nên nằm trên giường quá nhiều mà nên thực hiện vận động nhẹ nhàng để hạn chế tình trạng táo bón sau sinh. Có thể áp dụng các bài tập Kegel để tăng cường co bóp cơ đáy chậu, cơ hông.
  • Nếu sản phụ gặp khó khăn khi đi đại tiện, lưu ý không nên dùng sức để rặn mà nên thay đổi chế độ ăn với nhiều chất xơ, uống nhiều nước hoặc ăn các món ăn giúp hỗ trợ nhuận tràng;
  • Chú ý giữ ấm cho sản phụ sau sinh, đề phòng cảm ho trong tháng đầu sau sinh.
  • Trường hợp các triệu chứng vẫn chưa cải thiện, mẹ có thể thăm khám các bác sĩ để tìm hiểu một số động tác và bài tập vận động phù hợp để tử cung phục hồi tốt hơn.

Sa tử cung là một căn bệnh gây khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt của chị em, đặc biệt là những thai phụ sau sinh. Hy vọng những thông tin được chia sẻ sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về hiện tượng sa tử cung sau sinh để có thể phát hiện, chữa trị hiệu quả khi gặp phải.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Vy Le