Sa tử cung khi mang thai có gây hại cho mẹ và em bé không? Cần điều trị thế nào?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sa tử cung khi mang thai là tình trạng gì mà nhiều người bảo có thể gây hại cho thai phụ và thai nhi? Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị như thế nào? 

Bị sa tử cung là bị gì?

Sa tử cung, hay còn được gọi là sa dạ con, xảy ra khi tử cung bị tụt xuống hoặc đôi khi trượt khỏi vị trí bình thường và lộ ra ngoài âm đạo.

Tình trạng này được chia thành 3 cấp độ

  • Ở mức độ một, tử cung di chuyển gần nhưng không bị lồi ra âm đạo
  • Tệ hơn một chút là tử cung sẽ di chuyển ngay gần ở vị trí âm đạo
  • Mức độ nặng hơn, đó là một phần thân tử cung bị lồi ra bên ngoài âm đạo
  • Khi để tình trạng sa tử cung quá lâu thì sẽ chuyên sang mức độ ba là giai đoạn nặng nhất. Chị em có thể sờ thấy rõ ràng. Khi ở mức độ này thì người bệnh cũng thường bị viêm nhiễm âm đạo nặng nề do dạ con chèn ép khiến người phụ nữ đi tiểu tiện khó khăn, gây tiểu rắt

Nguyên nhân gây ra tình trạng sa tử cung

  • Bẩm sinh khoảng cách xương chậu lớn hơn so với người bình thường
  • Tử cung dị tật và có hình dạng bất thường
  • Mang thai nhiều lần, hoặc đã nhiều lần sinh non
  • Do nạo phá thai không an toàn tại các phòng khám không uy tín làm ảnh hưởng đến sự đàn hồi của tử cung
  • Quan hệ tình dục từ sớm khi tử cung chưa hoàn thiện
  • Sức khoẻ của mẹ quá yếu khi thai nhi lớn
  • Người làm lao động chân tay, những công việc nặng nhọc và duy trì tư thế lâu làm trọng lực dồn lên bụng
  • Chế độ ăn uống không khoa học, tâm trạng tiêu cực và luôn lo âu, hồi hộp

Biểu hiện sa tử cung

Phụ nữ bị sa tử cung nhẹ có thể không có bất kỳ biểu hiện sa tử cung nào. Nhưng khi đã đến các giai đoạn nặng hơn thì có thể gây ra các triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Cảm giác khi ngồi như trên một quả bóng
  • Chảy máu âm đạo
  • Đi tiểu nhiều và thấy khó khăn và đau
  • Đau rát khi quan hệ tình dục
  • Một cảm giác kéo hoặc nặng trong xương chậu
  • Tử cung nằm ngoài âm đạo khiến ngồi, đi lại khó khăn
  • Táo bón
  • Nhiễm trùng bàng quang tái phát
  • Đau thắt lưng mỗi khi bê đồ, đau tức bụng, không thể hóp bụng luôn cảm giác căng đầy bụng

Nếu có các triệu chứng trên thì nên đi khám bác sĩ để được thăm khám và được điều trị ngay. Khi chỉ quan và không có sự quan tâm đúng mức, tình trạng này có thể làm suy yếu ruột, bàng quang và chức năng tình dục của người bị bệnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sa tử cung khi mang thai có gây hại cho mẹ và em bé không?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa tử cung khi mang thai

  • Táo bón khá nặng trong thai kỳ và rặn quá sức
  • Từng sinh con qua ngã âm đạo có kích thước lớn hay có chấn thương khi sinh dẫn đến cơ sàn chậu yếu
  • Một khối u vùng chậu hoặc u xơ
  • Thai nhi phát triển quá lớn khiến áp lực trong ổ bụng tăng lên
  • Hội chứng mô liên kết bẩm sinh
  • Tăng cân quá mức khi mang thai
  • Ho nặng do bệnh hen suyễn hoặc viêm phế quản

Biến chứng thai phụ có thể gặp phải nếu bị sa tử cung khi mang thai

  • Sẩy thai
  • Sinh khó
  • Loét mô
  • Sinh non
  • Bí tiểu cấp tính
  • Vỡ tử cung gây tử vong cho thai nhi lẫn người mẹ
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Nhiễm trùng cổ tử cung dạng nhẹ
  • Khiến những bộ phận khác trên cơ thể có nguy cơ dịch chuyển, chẳng hạn như trực tràng hoặc bàng quang

Điều trị sa tử cung khi mang thai như thế nào?

Việc đưa ra phác đồ điều trị phải dựa vào chẩn đoán và mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp cụ thể. Bác sĩ có thể đề nghị chèn một vòng nâng vào âm đạo để hỗ trợ tối đa cho các mô bị chảy xệ.

Với những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật nội soi ổ bụng. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ khuyến nghị tập Kegel để giảm các triệu chứng của tình trạng này.

Đang bị sa tử cung có mang thai được không?

Khi bị sa tử cung nhưng mới chỉ ở giai đoạn đầu tiên thì chị em có thể mang thai nhưng cần phải có sự đồng ý của bác sĩ. Ngoài ra, quá trình theo dõi thai kỳ cũng đòi hỏi mẹ bầu phải kiên nhẫn hơn, như thường xuyên phải đi thăm khám. Nếu ở thai phụ bình thường thì 1 tháng 1 lần thì mẹ bầu bị sau tử cung khi mang thai phải kiểm tra cách 2 tuần.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Còn trong trường hợp mức độ sa đã ở giai đoạn 2-3 thì câu trả lời là không khi hỏi "Khi bị sa tử cung có mang thai được không?. Vì lúc này, tử cung đã tụt xuống dưới âm đạo và thai sẽ không có không gian để phát triển, có thể dẫn đến hiện tượng thai chết lưu.

Bị một vấn đề nào đó khi có thai đều khiến mẹ lo lắng. Do đó, trước khi lên kế hoạch có em bé, rất cần thiết khi chị em đi kiểm tra sức khoẻ toàn diện nói chung và khám sức khoẻ phụ khoa nói riêng.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu