Rốn trẻ 7 tháng bị đỏ: Dấu hiệu viêm nhiễm mẹ không được lơ là!

Rốn trẻ 7 tháng bị đỏ là một trong những dấu hiệu báo động tình trạng viêm, nhiễm trùng. Tình trạng này thường gặp nhiều hơn ở trẻ sơ sinh do rốn bị ẩm ướt, quấn kín và không được chăm sóc đúng cách. Các yếu tố này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ dẫn đến viêm nhiễm.

Rốn trẻ 7 tháng bị đỏ là tình trạng khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Đây được xem là một trong những dấu hiệu viêm nhiễm đáng lo ngại thường xuất hiện ở trẻ. Để hiểu thêm về các dấu hiệu rốn trẻ 7 tháng bị đỏ và phương pháp chăm sóc, bạn hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây nha.

  • Các biểu hiện viêm nhiễm của tình trạng rốn trẻ bị đỏ
  • Hướng dẫn chăm sóc và rửa rốn tại nhà đúng cách cho bé
  • Nguyên tắc mẹ cần nắm rõ khi chăm sóc
  • Mẹ nên đưa bé đi khám khi có những biểu hiện nào?

Các biểu hiện viêm nhiễm khi rốn trẻ 7 tháng bị đỏ

Rốn trẻ sơ sinh bị tấy đỏ: Rốn trẻ 7 tháng bị đỏ là một trong những dấu hiệu báo động tình trạng viêm, nhiễm trùng. Tình trạng này thường gặp nhiều hơn ở trẻ sơ sinh do rốn bị ẩm ướt, quấn kín và không được chăm sóc đúng cách. Các yếu tố này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ dẫn đến viêm nhiễm. Tình trạng này xảy ra ở 3 mức độ với những biểu hiện như sau:

  • Độ 1: Vùng chân rốn bị đỏ nhưng phần da bụng xung quanh vẫn bình thường.
  • Độ 2: Phần đỏ xung quanh chân rốn lan rộng với đường kính bằng hoặc lớn hơn 2 cm.
  • Độ 3: Phần đỏ quanh chân rốn trở nên lan rộng với đường kính lớn hơn 2 cm và không kèm theo tình trạng viêm tĩnh mạch vùng hạ vị.

Bạn có thể chưa biết:

Trẻ 7 tháng bị sốt, bố mẹ đừng nên chủ quan nếu không muốn hối hận

Trẻ 7 tháng chưa mọc răng sữa có phải là dấu hiệu đáng lo?

Rốn trẻ bị đỏ có thể là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm

Bên cạnh dấu hiệu đỏ, vùng chân rốn của trẻ còn bị sưng và có thể tiết ra dịch mủ kèm mùi hôi. Rốn vẫn còn ướt dù đã rụng. Các biểu hiện khác kèm theo như: sốt cao trên 38 độ C, bé thở nhanh trên 60 lần/phút, vàng da…

Hướng dẫn chăm sóc và rửa rốn tại nhà đúng cách cho bé

Mỗi ngày, mẹ nên thực hiện vệ sinh rốn cho bé từ 1 đến 2 lần bằng nước muối sinh lý 0.9% hoặc cồn 70 độ. Dùng bông gòn thấm nước muối hoặc cồn nhẹ nhàng vệ sinh xung quanh vùng rốn. Sau đó, mẹ hãy để rốn hở và khô tự nhiên, tránh đắp các loại hóa chất hoặc vật lạ vào rốn của trẻ.

Nguyên tắc mẹ cần nắm rõ khi chăm sóc rốn trẻ 7 tháng bị đỏ

Làm gì khi rốn trẻ bị đỏ? Khi rốn trẻ 7 tháng bị đỏ kèm theo các dấu hiệu nhiễm trùng như đã đề cập. Bạn cần thực hiện việc chăm sóc bé theo những nguyên tắc như sau:

  • Luôn sát khuẩn, rửa sạch tay trước và sau khi chăm sóc rốn cho trẻ.
  • Mép tả của bé phải ở dưới mức rốn cho đến khi rốn thực sự lành hẳn. Bởi nếu không, rốn sẽ bị nhiễm bẩn từ phân và nước tiểu khiến tình trạng sưng đỏ càng thêm trầm trọng. Hoặc bạn có thể cắt một lỗ nhỏ trên tả chỗ đi qua rốn để giữ vệ sinh tốt nhất.
  • Tuyệt đối không nên cho bé mặc quần áo ép chặt vào vùng rốn.
  • Trong thời gian rốn trẻ 7 tháng bị đỏ, bạn không nên đặt bé ngâm vào thau nước tắm.
  • Mẹ càng không nên rắc bột chống hăm hoặc các loại bột khác lên vùng rốn đang bị đỏ, rỉ nước.
  • Thường xuyên theo dõi các dấu hiệu viêm nhiễm của vùng chân rốn như: đỏ, sưng, chảy mủ, có mùi hôi… để kịp thời xử lý và đưa bé đi thăm khám.

Vệ sinh cho trẻ cẩn thận và đúng cách

Bạn có thể chưa biết:

Đột nhiên trẻ 7 tháng tuổi ngủ không sâu giấc! Mẹ nên xử lý như thế nào?

Trẻ 7 tháng khóc không ra nước mắt có nguy hiểm hay không? Lý giải hiện tượng này

Mẹ nên đưa bé đi khám khi có những biểu hiện nào?

Rốn trẻ bị đỏ có nguy hiểm không? Mặc dù đã chú ý chăm sóc, vệ sinh nhưng tình trạng rốn trẻ 7 tháng bị đỏ vẫn không thuyên giảm. Thậm chí các dấu hiệu viêm nhiễm ngày càng tiến triển nặng hơn. Lúc này mẹ cần đưa bé đi đến bệnh viện để được thăm khám càng sớm càng tốt. Sau đây là một số biểu hiện cụ thể mà bạn cần lưu ý:

  • Trẻ bị sốt cao.
  • Các dấu hiệu nhiễm trùng trở nên xấu hơn và không cải thiện sau 2 ngày điều trị.
  • Trẻ quấy khóc và có vẻ đau khi chạm vào rốn hoặc vùng quanh rốn.
  • Rốn bị rỉ nước hoặc chảy mủ kèm mùi hôi.
  • Chân rốn đỏ, sưng phồng.
  • Trẻ bỏ bú, ngủ nhiều, lừ đừ, giảm vận động hơn bình thường.

Cần đưa bé đến bác sĩ khi có những biểu hiện bất thường kèm theo

Mẹ và gia đình hay mắc những sai lầm khi chăm sóc rốn cho trẻ như: Băng rốn quá chật, quá kín. Nhiều người thường nghĩ rằng, băng kín rốn giúp bảo vệ rốn nhưng việc băng rốn quá kín sẽ tạo môi trường tốt cho vi trùng phát triển, làm rốn bị tấy đỏ, chảy mủ…Tự ý bôi thuốc đỏ, các chất lạ, đắp lá, rắc hạt tiêu… lên cuống rốn bé với hy vọng sẽ giữ vệ sinh cho rốn và làm rốn mau lành. Tự ý giật hoặc cắt bỏ cuống rốn của bé khi rốn gần rụng, hay còn dính một phần nhỏ của cuống rốn. Tuyệt đối không rắc kháng sinh hoặc bất kỳ một chất gì lên rốn khi không có chỉ định  bác sĩ. Nguyên nhân dẫn đến những sai lầm này là do truyền tai nhau, quan niệm dân gian,…Không nên thực hiện những điều trên khi không có chỉ định của bác sĩ mẹ nhé!

Bài viết trên đây đã chia sẻ đến mẹ những thông tin cần biết về tình trạng rốn trẻ 7 tháng bị đỏ. Đây là một trong những dấu hiệu viêm nhiễm mà mẹ cần quan tâm theo dõi và chú ý chăm sóc. Nếu các dấu hiệu diễn tiến nặng hơn. Mẹ cần kịp thời đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị tốt nhất. Chúc bé yêu sớm khỏe và phát triển tốt để mẹ bỉm không còn lo lắng nữa nhé!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nghi Hải