Rơ lưỡi cho trẻ bằng rau ngót như thế nào là chuẩn?

Dù trẻ sơ sinh trong gần một năm đầu tiên chỉ uống sữa mẹ hoặc sữa công thức nhưng phần miệng và lưỡi của trẻ vẫn phải được vệ sinh thường xuyên để tránh các bệnh lý về lưỡi có thể gặp phải.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót là một trong các cách rơ lưỡi phổ biến của bố mẹ hiện đại. Ngoài ra còn có thể rơ lưỡi trẻ bằng nước muối, bằng lá hẹ hoặc bằng mật ong. Tuy nhiên bố mẹ cần biết cách rơ lưỡi chuẩn khoa học cho bé.

  • Rơ lưỡi cho trẻ bằng rau ngót như thế nào là chuẩn?
  • Các cách rơ lưỡi khác ngoài rau ngót

Rơ lưỡi cho trẻ bằng rau ngót như thế nào là chuẩn?

Dù trẻ sơ sinh trong gần một năm đầu tiên chỉ uống sữa mẹ hoặc sữa công thức nhưng phần miệng và lưỡi của trẻ vẫn phải được vệ sinh thường xuyên để tránh các bệnh lý về lưỡi có thể gặp phải.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh giống như đi đánh răng của người lớn, cần phải làm mỗi ngày để giữ gìn vệ sinh cho trẻ đồng thời duy trì sức khoẻ răng miệng cho trẻ cho đến lúc lớn. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, lưỡi bé sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn, mắc bệnh do vi trùng tăng lên, các vấn đề về nướu cũng như các vấn đề nha khoa khác sẽ xuất hiện.

(Nguồn: VOH)

Bố mẹ hiện đại thường chọn rau ngót là một loại thực phẩm dùng cho việc rơ lưỡi trẻ vì theo y học cổ truyền, rau ngót có khả năng diệt khuẩn, bổ máu, tái tạo các tế bào tổn thương trên da nhất là tình trạng lở loét, viêm nhiễm. Đồng thời trong rau ngót chứa nhiều vitamin thiết yếu như vitamin C, photpho, canxi, protein hay các acid amin,… nên rất tốt cho trẻ. Nhưng phương pháp rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 5 tháng tuổi vì rau ngót có tác dụng phụ là kích thích đường ruột, không tốt cho trẻ mới sinh. Một số bé có thể bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần, thậm chí gây ngộ độc…

Để áp dụng phương pháp này bố mẹ có thể:

  1. Lựa chọn rau ngót tươi, rõ nguồn gốc, không thuốc trừ sâu. Rau ngót mua về rửa sạch, ngâm 10 phút trong nước muối, vớt ra để ráo để loại hết vết bẩn.
  2. Rau ngót đem đun sôi rồi nghiền nát lấy nước.
  3. Phụ huynh quấn gạc quanh ngón tay, nhúng ngón tay đều vào nước rau ngót, sau đó bắt đầu rơ lưỡi cho bé theo thứ tự: 2 bên má, các vị trí quanh vòm miệng và cuối cùng là lưỡi.

Xem thêm:

Các bệnh về da ở trẻ em thường gặp và cách mẹ chăm bé nhanh khỏi bệnh

Các cách rơ lưỡi khác ngoài rau ngót

Ngoài rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót, ThS. BS Đào Thị Yến Phi – Bệnh viện Y khoa Phạm Ngọc Thạch còn gợi ý cho phụ huynh 3 cách rơ lưỡi sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối

Không giống với rau ngót, phương pháp dùng nước muối bố mẹ có thể áp dụng cho bé từ 0 – 4 tháng tuổi. Bố mẹ cần đảm bảo dụng cụ rơ là băng gạc sạch cùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Cách làm như sau:

  1. Ba mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện rơ lưỡi. Nên tiến hành việc rơ lưỡi khi bé đang đói, tốt nhất là trước khi bé bú khoảng 10 phút.
  2. Mẹ có thể chọn mua gạc ở cơ sở y tế, đeo miếng gạc rơ lưỡi vào ngón trỏ sau đó nhúng ngón tay đều vào cốc nước sạch hoặc nước muối sinh lý.
  3. Bế trẻ vào lòng mình, đặt đầu trẻ ngang ngực mẹ. Đưa tay quấn gạc vào miệng bé và rơ nhẹ nhàng, tránh làm đau bé.
  4. Rơ lưỡi bé theo thứ tự ở 2 vùng má rồi đến các vị trí khác trong vòm miệng, cuối cùng rơ lưỡi từ ngoài vào trong.

Xem thêm:

16 cột mốc phát triển vô cùng quan trọng trong năm đầu tiên của bé!

Rơ lưỡi cho trẻ bằng lá hẹ

Rơ lưỡi cho trẻ bằng lá hẹ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giống với rau ngót, ba mẹ chỉ nên dùng lá hẹ rơ lưỡi khi bé từ 5 tháng tuổi trở lên. Sau khi rửa tay thật sạch, bố mẹ làm theo các bước:

  1. Rửa sạch lá hẹ cho thật sạch rồi đem đun sôi để tiệt trùng. Sau đó vớt lá hẹ để cho ráo nước và giã nhuyễn.
  2. Cho ít nước lá hẹ đã luộc vào, sau đó đem vắt lấy nước dùng rơ lưỡi cho bé.
  3. Quấn gạc sạch quanh ngón tay trỏ, nhúng vào nước lá hẹ và tiến hành rơ lưỡi cho trẻ theo thứ tự như trên.

Rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong

Mật ong là nguyên liệu được nhiều bà mẹ lựa chọn cho việc rơ lưỡi. Tuy nhiên, mật ong chỉ nên sử dụng cho bé đã được 1 tuổi. Trong mật ong có chất clostridium botulium rất dễ gây ngộ độc hoặc dị ứng. Hệ tiêu hóa tương đối ổn định của bé 1 tuổi sẽ giúp bé hạn chế tình trạng này. Để rơ lưỡi cho bé sơ sinh bằng mật ong mẹ có thể thực hiện theo các bước như sau:

(Nguồn: Freepik)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  1. Nên chọn mật ong rừng nguyên chất.
  2. Sau khi tay đã được rửa sạch sẽ, mẹ quấn gạc sạch quanh ngón tay, nhúng vào mật ong và rơ khắp vòm miệng, cuối cùng là lưỡi.
  3. Sau khi rơ lưỡi, cho bé uống 1 – 2 thìa nước ấm để làm sạch miệng.

Trên đây là các phương pháp rơ lưỡi cho trẻ. Ba mẹ có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp với độ tuổi của bé để tiến hành rơ lưỡi thường xuyên, duy trì sức khoẻ răng miệng cho con mình.

Nguồn thông tin:  4 cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn, chuẩn khoa học – voh.com.vn

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage ca theAsianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

hoanglan