Tạo thói quen tốt cho trẻ sơ sinh về nếp ăn, ngủ, vệ sinh là những điều căn bản giúp bé tự lập và phát triển khoa học nhất. Hành trình nuôi dạy con nhỏ chưa bao giờ là dễ dàng, tuy nhiên nếu mẹ tạo được cho bé những thói quen tốt ngay từ khi lọt lòng thì cả mẹ và bé đều sẽ tận hưởng được những lợi ích tuyệt vời của điều này.
Nội dung bài viết:
- Tạo thói quen tốt cho trẻ sơ sinh về ăn uống
- Thói quen ngủ
- Thói quen đi vệ sinh của bé
1. Thói quen ăn uống tốt
Đây là một trong các thói quen cho bé sơ sinh mà mẹ phải rèn thật nghiêm túc ngay từ khi con bước sang tháng ăn dặm. Có một số nguyên tắc các Mẹ nhất quyết tuân thủ để tốt cho con về lâu về dài như sau:
- Mẹ đừng để cho bé ngậm thức ăn trong miệng.
- Trong bữa ăn không để bé nói chuyện, cười to hay chạy nhảy.
- Không để bé sao nhãng hay ăn một cách vô thức sẽ khiến chất dinh dưỡng trong thức ăn không được hấp thu,
- Hãy để cho bé tự ăn khi có thể…, có như thế bố mẹ mới không mất quá nhiều thời gian trong việc cho bé ăn hàng ngày.
Mẹ có thể quan tâm:
Trẻ sơ sinh ngủ ngon một mạch đến sáng, cha mẹ khỏe re chỉ với một số mẹo dân gian đơn giản
Mẹ có thể tham khảo cách rèn luyện con có thói quen ăn uống như sau:
- Mẹ lên lịch cho thời gian bữa ăn chính và phụ, điều này sẽ giúp bé cảm nhận được cảm giác no và đói. Nên sắp xếp các bữa ăn cách nhau từ 2 – 4 tiếng.
- Mẹ nên chọn giờ giấc bữa ăn dựa trên thói quen của gia đình, lưu ý đến thời gian làm việc, giờ ngủ trưa. Giữa các bữa ăn chính và phụ chỉ nên cho bé uống nước. Mẹ chỉ nên cho con ăn trong vòng 30 phút – 45 phút, nếu quá 45 phút thì hãy mẹ dọn đi chứ đừng cố ép trẻ ăn.
- Tạo môi trường để trẻ tập trung ăn uống bằng cách có ghế ngồi cho trẻ, đến giờ ăn ngồi vào bàn, tắt tivi, mẹ cũng đừng chạy quanh làm việc nọ việc kia mà hãy tập trung cùng trẻ ăn.
- Cảm giác ăn uống chỉ thường diễn ra trong vòng 15-20 phút đầu tiên của bữa ăn nên nếu mẹ vừa để trẻ ăn vừa để trẻ chơi, hay xem tivi thì sẽ giảm độ tập trung ăn uống ở bộ não, dẫn đến bữa ăn sẽ kéo dài và ham muốn ăn uống ở trẻ sẽ giảm đi.
- Đảm bảo các bữa ăn đúng giờ giấc mẹ đặt ra trong 1 – 2 tuần, sau đó đánh giá xem lịch ăn này có phù hợp không và tình hình hiện tại có khả quan không. Nếu lịch ăn đề ra không hiệu quả, mẹ hãy điều chỉnh lại thời gian dựa trên nhu cầu của gia đình.
2. Thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ
Nguyên tắc mẹ cần tuân thủ
Mẹ không nên cho bé ngủ thoải mái lúc nào muốn thì dậy vì nó sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học cơ thể của bé, đi ngủ và thức dậy đúng giờ sẽ giúp cho những hoạt động cơ thể của bé đi vào ổn định, “có giờ giấc” và góp phần nâng cao sức khỏe của bé ngay từ nhỏ.
Vì thế mẹ hãy luyện cho bé quen sinh hoạt có quy tắc dậy sớm, ngủ sớm, để trẻ vận động thật nhiều vào buổi sáng (khoảng thời gian từ 9-12 giờ).
Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh – Bác sĩ Nhi – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long khuyên mẹ, khi tập thói quen ngủ cho bé, mẹ cần nhận biết các dấu hiệu bé buồn ngủ vì khi bé quá mệt thì việc vào giấc cũng trở nên khó khăn hơn. Các dấu hiệu nhận biết là bé chớp mắt liên tục, lim dim, ngáp. Mẹ cũng nên tập cho bé tự ngủ khi được 6-8 tuần tuổi. Hãy đặt trẻ vào giường khi buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Không nên cho trẻ ngủ rồi mới đặt xuống giường vì như vậy sẽ tạo thói quen xấu cho bé.
Mẹ có thể quan tâm:
Mách mẹ cách cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc về đêm
Mẹ có thể tham khảo cách tạo thói quen tốt cho trẻ sơ sinh khi ngủ như sau
- Để giúp bé có giấc ngủ ngon, mẹ hãy điều chỉnh nhiệt độ cơ thể cho bé trước khi ngủ. Khi nhiệt độ cơ thể giảm 1 độ C thì cơ thể sẽ cảm thấy buồn ngủ vì thế tốt nhất hãy tắm cho bé trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, hoặc là sau bữa ăn dặm, sau khi bú.
- Hãy chuẩn bị nơi con ngủ cố định, để bé dần biết khi vào chỗ nệm hay giường, cũi của mình là để ngủ.
- Tiếp theo, mẹ nên điều chỉnh ánh sáng. Sau khi sinh được 5 ngày trẻ sơ sinh đã có thể phân biệt được ngày và đêm. Dưới ảnh hưởng ánh sáng mặt trời thì tự khắc đồng hồ sinh học trong cơ thể bé sẽ hoạt động. Chính vì thế dưới môi trường ánh sáng mà cha mẹ điều chỉnh bé sẽ bắt đầu hình thành nhịp sinh hoạt có quy tắc.
- Nếu cha mẹ tạo thói quen mở rèm lúc 6-7 giờ sáng để bé quen ánh nắng buổi sớm, cho bé đi dạo lúc 8-9 giờ để bé tắm nắng (tùy theo mùa có thể điều chỉnh thời gian này), giấc ngủ trưa hãy để ánh sáng ban ngày và tiếng ồn thay vì kéo rèm để bé không bị nhầm với buổi tối, còn buổi tối khoảng 8 giờ để phòng ngủ giảm ánh sáng và ru bé ngủ.
- Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh – Bác sĩ Nhi – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long khuyên mẹ, khi tập thói quen ngủ cho bé, mẹ cần nhận biết các dấu hiệu bé buồn ngủ vì khi bé quá mệt thì việc vào giấc cũng trở nên khó khăn hơn. Các dấu hiệu nhận biết là bé chớp mắt liên tục, lim dim, ngáp. Mẹ cũng nên tập cho bé tự ngủ khi được 6-8 tuần tuổi. Hãy đặt trẻ vào giường khi buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Không nên cho trẻ ngủ rồi mới đặt xuống giường vì như vậy sẽ tạo thói quen xấu cho bé.
3. Thói quen đi tè đúng giờ
Tạo thói quen cho bé đi “tè” trước khi đi ngủ và ngay sau khi ngủ dậy để bé khỏi bị tè dầm, mẹ cũng nên hạn chế mang bỉm cho bé, dù thuận tiện nhưng lại khiến bé “đi tè” tự nhiên không có ý thức, sẽ không tốt cho bé sau này, đồng thời bỉm khiến “vùng kín” của bé bị ẩm ướt, nóng nực không tốt, dễ gây viêm nhiễm vùng kín.
Phương tiện đầu tiên mà mẹ cần là một chiếc bô hay ghế tập đi vệ sinh. Ngoài ra, bạn cũng cần thật nhiều nước, đồ ăn nhẹ giúp bé đi tiêu và tiểu tốt hơn. Một số dụng cụ giúp dọn dẹp nếu chẳng may việc thực hành không suôn sẻ như dự định: giẻ lau, thùng rác, quần áo sạch cho bé.
Quan sát biểu hiện của con – mỗi trẻ có những biểu hiện khác nhau khi muốn được đi vệ sinh. Và mẹ cần học cách quan sát các biểu hiện đó cùng quy luật đi vệ sinh để rèn bé vào nếp.
Mẹ cần dạy trẻ cách nhận biết thời gian chuẩn bị đi tiểu tiện bằng cách dựa trên một sự kiện, mốc thời gian nào đó như trước hoặc sau khi bú sữa, trước hoặc sau khi chơi cùng mẹ, trước khi đi ngủ và sau khi tỉnh dậy. Tức tạo ra một mốc thời gian hay ký hiệu để bé quen dần.
Nguồn tham khảo: Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon sâu giấc – Vinmec
Xem thêm:
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh để con mau vào nếp ăn ngủ ngoan, mẹ không bơ phờ đêm ngày
- Bí quyết chăm bé sơ sinh 3 tháng đầu đời để con mau lớn, khỏe mạnh và phát triển toàn diện
- Mẹ chăm con cơ cực vì ỌC SỮA chia sẻ kinh nghiệm giúp bé sơ sinh cải thiện tình trạng này
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!