Phương pháp dạy con ngang bướng là chủ đề được nhiều bố mẹ quan tâm. Trẻ mới lớn thường có biểu hiện ngang bướng, không chịu học, ích kỉ, chống đối… Là phụ huynh bạn cần giữ bình tĩnh và kiên nhẫn với con. Mọi chuyện cần có thời gian và phương pháp hợp lý.
Phương pháp dạy con ngang bướng
Kiên nhẫn và bình tĩnh
Bố mẹ cần giữ kiên nhẫn và bình tĩnh khi dạy con. Đây là chìa khoá đối phó với những bé ngang bướng, cứng đầu. Đôi lúc, bố mẹ sẽ phải đối mặt những lần trẻ trả treo, nói “không” với những yêu cầu của bố mẹ. Khi đang lớn, tâm sinh lý trẻ có những thay đổi mà trẻ không kiểm soát được. Từ đó trẻ có hành vi đi trái lại lời của người lớn.
Những lúc thế này, bố mẹ cần tỉnh táo và bình tĩnh trước những hành động của con. Nếu bố mẹ có những phản ứng không suy nghĩ thì chỉ khiến thái độ của con thêm tiêu cực. Trẻ càng cố gắng làm trái lại lời của bố mẹ.
Đừng nên nóng vội khi dạy con
Cố gắng lắng nghe và thấu hiểu con
Khi con bướng bỉnh, không nghe lời, bất hợp tác… chắc chắn là con đang có vấn đề gì đó cần được giải quyết. Bố mẹ đừng tức giận hay cố gắng tranh luận, quát nạt bé nhé! Đánh con, mắng con như vậy chỉ khiến tình hình tệ thêm mà thôi. Hãy lựa thời điểm để nói chuyện cùng con, gợi mở những uẩn ức bên trong con, rồi từ từ khuyên răn.
Bố mẹ hãy bắt đầu cuộc trò chuyện với con bằng cách hỏi một số câu hỏi như “Điều gì đang làm phiền con vậy?”, “Con đang gặp phải vấn đề gì vậy?”, hoặc “Giờ con muốn làm gì?”… Những câu hỏi đơn giản này sẽ giúp trẻ bình ổn lại tâm trạng và biết được mình đang nhận được sự quan tâm từ bố mẹ.
Khi trẻ nói ra hết những tâm tư trong lòng mình, bố mẹ sẽ có cơ hội hiểu được trẻ nghĩ gì, đã chứng kiến điều gì. Từ sự thấu hiểu, bố mẹ hãy là người chỉ ra cho con những điều con làm chưa đúng. Xin lỗi con khi khi bố mẹ là người sai. Làm như vậy không hạ thấp giá trị của bố mẹ mà còn giúp con thấy mình được tôn trọng. Bố mẹ nên thận trọng trong việc giao tiếp, sử dụng giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể.
Không đáp ứng những đòi hỏi vô lý của con
Nhiều bố mẹ nuông chiều con, đáp ứng tất cả các yêu cầu vô lý của con một cách nhanh chóng. Việc này tưởng vô lại mà lại hại vô tưởng. Trẻ sẽ “quan trọng thái quá” bản thân mình và trở nên trịnh thượng, bướng bỉnh. Trẻ biết rằng bố mẹ rất dễ dàng chiều theo mong muốn của chúng, nên một khi không đòi hỏi được, chúng sẽ tức giận và la hét. Bởi thế, phớt lờ những yêu sách không thỏa đáng của con cũng là một cách hay để trị dứt điểm sự bướng bỉnh, cứng đầu của con.
Cần kiên định với những quyết định của mình nhé bộ mẹ ơi! Đừng thấy con mè nheo một chút là xiêu lòng.
Không đáp ứng những đòi hỏi vô lý của con
Động viên và khen ngợi khi con làm việc tốt, phê bình khi con làm sai
Thái độ, cách đối xử của người lớn với con nguyên nhân hình thành nên sự bướng bỉnh, khó bảo ở trẻ.
Muốn thay đổi một đứa trẻ cứng đầu, đầu tiên bố mẹ hãy là người mà trẻ kính trọng. Bố mẹ cần cố gắng động viên và khen ngợi con khi chúng cố gắng thực hiện những việc tốt, cho dù đó là việc nhỏ nhặt. Sự công nhận của bố mẹ đã là một phần quà tinh thần rất lớn cho trẻ. Khuyến khích các hành vi tích cực sẽ làm cho các bé hiểu rằng đó là cách tốt để có được sự chú ý hoặc lời khen ngợi từ người khác. Bố mẹ cũng có thể tặng cho các con phần thưởng nhỏ để bé thêm hào hứng hơn.
Ngược lại hãy phê bình khi trẻ làm sai. Nhưng đừng gay gắt mà hãy phân tích cho trẻ hiểu. Ví dụ như khi có khách đến nhà, trẻ không chào, thậm chí đợi nhắc cũng không chào. Đây là hành vi sai, cần được thay đổi. Đầu tiên bố mẹ hãy xin lỗi vị khách đó, cho trẻ thấy được rằng vì mình mà bố mẹ phải xin lỗi. Lựa lúc không có ai, bố mẹ gọi trẻ ra và nghiêm khắc phê bình hành vi này của trẻ. Đừng nóng vội mắc chửi con trước mặt người lạ. Đó là hành vi làm nhục công khai, không có ai thích bị như vậy cả.
Động viên và khen ngợi khi con làm việc tốt, phê bình khi con làm sai
Phương pháp dạy con ngang bướng là đừng cố bắt ép trẻ làm điều gì đó
Trẻ nhỏ cũng có tâm tư, nhu cầu và sở thích riêng vì thế bố mẹ đừng cố bắt ép các bé làm những điều mà bé không muốn. Bởi khi ấy các bé sẽ có xu hướng nổi loạn và không chịu nghe lời.
Ví dụ trẻ đang chơi đùa với bạn rất vui nhưng lại đến giờ phải về nhà. Khi đấy nếu mẹ quát mắng, bắt trẻ về ngay lập tức thị trẻ sẽ bị hụt hẫng. Chắc chắn mẹ sẽ nhận được một tiếng “không” cùng với thái độ vùng vằng, khó chịu. Thay vào đó, mẹ nên ngồi lại thảo luận với trẻ. Mẹ cho con thêm 5 phút nữa để chơi, sau đó chúng ta phải về nhà. Nếu không lần sau mẹ không cho con đi chơi nữa. Việc này không chỉ giúp bé vâng lời mà còn giúp bé ý thức được việc giữ lời hứa.
Đừng cố bắt ép các bé làm những điều mà bé không muốn
Bố mẹ cố gắng xây dựng gia đình hạnh phúc, yêu thương nhau
Trẻ em học hỏi rất nhiều thông qua hành vi ứng xử hàng ngày của bố mẹ. Bởi vậy nếu các con nhìn thấy cha mẹ hay cãi nhau hoặc có những lời ăn tiếng nói không lịch sự thì chúng rất dễ học theo. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng bố mẹ bất hòa có thể dẫn đến một môi trường căng thẳng trong gia đình và điều đó ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của trẻ em.
Kết luận
Phương pháp dạy con ngang bướng hiệu quả nhất chính là xuất phát từ tình yêu thương. Hãy yêu thương trẻ thật nhiều vì trẻ sẽ cảm nhận được và thay đổi tâm tính. Dạy dỗ con cái chưa bao giờ là công việc dễ dàng. Bố mẹ hãy kiên nhẫn và bình tĩnh khi uốn nắn con bố mẹ nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!