Phù chân khi mang thai tháng thứ 7 là tình trạng chung của rất nhiều chị em, khiến nhiều người hoang mang và lo lắng. Vậy, vấn đề này có trầm trọng không hay chỉ là điều bình thường và nguyên nhân do đâu.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn biết được tại sao phù chân khi mang thai, nguy cơ gắp phải và cách điều trị, khắc phục hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân gây phù chân khi mang thai tháng thứ 7
Theo các bác sĩ, phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở những người có bầu và thường xảy ra nhiều nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân gây phù chân khi mang thai tháng thứ 7 chủ yếu do:
- Thời điểm này trọng lượng thai nhi lớn nhanh, chiếm thể tích lớn trong khoang bụng, dẫn đến tạo sức ép lên tĩnh mạch dưới và làm máu khó lưu thông, gây ra tình trạng phù nề.
- Bắt đầu tháng thứ 7 lượng chất lỏng trong cơ thể tăng lên và tích trữ nhiều nơi, cũng khiến tay, chân của mẹ bầu dễ bị phù hơn so với những tháng trước.
- Nếu trong thời gian mang thai, chị em đi đứng liên tục trong thời gian dài, làm máu dồn về chân nhiều hơn, cũng gây phù chân.
- Ngoài ra, phù chân khi mang thai cũng do mẹ mặc đồ quá chật, hơi các môn thể thao nặng, khiêng vác nặng, ho nhiều, thường xuyên ngồi bắt chéo chân, thừa cân béo phì, rối loạn nội tiết tố, thời tiết nắng nóng…
Những nguy cơ nếu phù chân khi mang thai
Phù chân khi mang thai đa phần rất bình thường, nhiều người gặp phải, không ảnh hưởng đến sức khỏe, chỉ gây cảm giác khó chịu và khó đi lại. Tuy nhiên, thực tế có một số trường hợp là dấu hiệu sớm của chứng tiền sản giật – một vấn đề vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của sản phụ lẫn thai nhi.
Do đó, thấy phù chân khi mang thai tháng thứ 7 mà kèm theo những dấu hiệu sau, chị em cần đến ngay bệnh viện và gặp bác sĩ chuyen khoa để khám:
- Vùng mặt, tay, chân phù lên nhanh chóng và nhiều.
- Đau đầu dữ dội.
- Nhìn mọi vật bị nhòe, chói, không rõ, tự nhiên nhìn kém hẳn.
- Đau dữ dội ở khu vực xương sườn.
- Đau vùng thượng vị.
- Nôn mửa.
- Khó thở.
- Tức ngực.
Bên cạnh đó, chứng tiền sản giật rất dễ gặp ở những đối tượng: Mang thai trên 40 tuổi, khoảng cách giữa 2 lần mang thai cách xa ( khoảng 10 năm trở lên), mang thai đôi, đa thai, gia đình có người bị tiền sản giật, béo phì ( BMI trên 30), bị huyết áp cao…
Những lưu ý nếu phù chân khi mang thai tháng thứ 7
Mẹ bị phù chân khi mang thai có thể cải thiện tình trạng này, giúp bản thân cảm thấy thoải mái hơn và ngăn ngừa phù trở lại, bằng cách:
- Cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn, ăn nhạt lại, bởi muối khiến cơ thể tích nước và tạo áp lực lên thận, làm chân bị phù trầm trọng thêm.
- Không ngồi hoặc đứng quá lâu, mà sau một khoảng thời gian hãy đi lại nhẹ nhàng giúp lưu thông máu hoặc ngồi xuống cho đôi chân được nghỉ ngơi thư giãn.
- Tránh ngồi vắt tréo chân, do đây là một trong các nguyên nhân gây phù chân khi mang thai.
- Massage chân thường xuyên, sẽ giúp cải thiện phù chân rất hữu hiệu. Những động tác massage có tác dụng tăng cường lưu thông máu, loại bỏ bớt lượng dịch thừa ra khỏi chân.
- Thay vì tắm nước lạnh, mẹ bầu hãy tắm nước ấm, vừa tốt cho sức khỏe, vừa giúp giảm phù chân.
- Ngoài ra, chị em cần mặc quần áo rộng rãi, tránh ở ngoài môi trường nắng nóng nhiều, mang giày cao gót và xây dựng chế độ ặn uống hợp lý, đừng để cân nặng tăng vượt chuẩn cho phép.
Tổng kết
Mong rằng qua những nội dung trên, bạn sẽ biết được tại sao phù chân khi mang thai tháng thứ 7. Đồng thời, mẹ bầu cũng thấy được nguy cơ gặp phải và cách điều trị, khắc phục hiệu quả. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!