Cẩm nang phát triển của trẻ 12 tháng tuổi
Một tuổi là mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Đây là quãng thời gian có thể khiến cha mẹ cảm thấy con mình đã lớn lên rất nhiều, một số mẹ còn cảm thấy hơi tủi thân một chút vì “cục cưng” bây giờ bỗng dưng không muốn được mẹ ôm ấp, bế ẵm suốt ngày nữa mà chỉ lúc nào bé muốn mà thôi.
Từ 11 – 12 tháng | |
Chiều dài | Bé trai: 71,9 – 82,7cm; trung bình: 77,3cm; Bé gái: 70,3 – 81,5cm; trung bình: 75,9cm. |
Cân nặng | Bé trai: 8 – 12,2kg; trung bình: 10,1kg; Bé gái: 7,4 – 11,6kg, trung bình: 9,5kg. |
Vòng đầu | Bé trai: 43,9 – 49,1cm; trung bình: 46,5cm; Bé gái: 43 – 47,8cm; trung bình: 45,4cm. |
Vòng ngực | Bé trai: 42,5 – 50,5cm; trung bình: 46,5cm; Bé gái: 41,4 – 49,4cm; trung bình: 45,4cm. |
Thóp | Thóp trước tiếp tục thu nhỏ, thông thường 12 – 18 tháng mới khít lại, nhưng một số trẻ, thóp trước đã gần như khít lại. |
Vận động thô
– Khi đứng mà không có chỗ dựa nào, bé có thể giữ thăng bằng trong một thời gian ngắn.
– Khi kéo một tay bé 12 tháng tuổi, bé sẽ bước về phía trước.
– Một số bé đã biết đi, nhưng vẫn thích bò hơn; đôi lúc vừa đi, vừa làm những động tác khác.
– Biết làm động tác bơi trong chậu tắm.
Vận động tinh
– Ngón cái và những ngón khác đã có thể phối hợp rất tốt, có thể lấy nắp đậy của đồ đựng xuống.
– Thường dùng một tay để cầm đồ vật , dùng tay kia để chơi với đồ vật.
– Có thể cầm bút vẽ trên giấy giống như người lớn.
– Biết dùng đầu ngón cái và ngón trỏ hoặc ngón giữa nắm lấy vật nhỏ và dùng ngón trỏ chỉ đồ vật.
– Một số bé đã biết cởi quần áo.
Khả năng thích ứng của bé 12 tháng tuổi
– Biết bỏ đồ vật vào trong đồ đựng rồi lấy ra, như bỏ đồ vật nhỏ vào trong cái cốc rồi lấy ra.
– Nếu người lớn giấu đồ chơi đi, bé sẽ chủ động đi tìm và không chỉ là tìm một nơi mà còn biết tìm tất cả mọi nơi.
– Có thể bắt chước một cách chủ động và bắt chước những động tác của người vắng mặt.
– Khi mua đồ chơi mới, bé biết mở giấy bao của đồ chơi chính xác.
– Sau khi nhìn thấy người khác làm mẫu, bé biết xếp 2 – 3 khối xếp hình lên.
– Khi hỏi bé mấy tuổi, bé sẽ chăm chú nhìn vào bạn và đưa một ngón tay lên biểu thị ý 1 tuổi.
Ngôn ngữ
– Có thể khống chế ngữ điệu, biết phát ra âm thanh gần với ngôn ngữ mà bố mẹ hay sử dụng thường ngày.
– Ngoài tiếng nói ba ba, ma ma ra, bé còn biết nói 2 – 3 từ đơn như không muốn, tạm biệt… Còn có thể mô phỏng âm thanh của vật phẩm.
– Biết chủ động gọi ba ba, ma ma.
– Biết được những sự vật cụ thể là gì ? Ở đâu? Như khi mẹ hỏi “ búp bê” đâu?, bé biết đưa mắt nhìn hoặc dùng tay chỉ, chứng tỏ bé đã biết những vật này.
Hành vi giao tiếp
– Đôi lúc, bé biết quăng đồ chơi xuống đất và hi vọng người lớn sẽ nhặt lên giúp bé, nhưng khi nhặt lên rồi, bé lại quăng đi và cảm thấy rất vui thích với trò chơi này.
– Bé cảm thấy sợ người lạ hoặc nơi lạ, khi rờ xa bố mẹ thì có phản ứng dữ dội.
– Biết biểu hiện ý thích đối với người và sự vật.
– Tinh thần phản kháng mạnh hơn, đôi lúc còn từ chối ăn, còn biết khóc không ngừng khi mẹ đút thức ăn hoặc khi ngủ trưa.
Sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi về trí thông minh
Khả năng nhận thức và suy nghĩ của trẻ dần trưởng thành hơn và có thể đáp lại những yêu cầu đơn giản, như “Hãy hôn mẹ một cái” hoặc trả lời một số câu hỏi “Chỉ cho mẹ con cún ở đâu nào?”.
Trẻ vẫn đang tiếp tục cố gắng tìm hiểu cách thức hoạt động của những vật dụng xung quanh mình và thử nghiệm theo cả cách bắt chước bạn và phương pháp thử sai, chẳng hạn như ấn vào nút điều khiển TV hoặc vuốt lên màn hình máy tính bảng.
Hãy cho trẻ một không gian và những món đồ chơi thật an toàn để trẻ có thể thoải mái chọc, đập phá, cho vào miệng hay thậm chí ném đi.
Đây là một giai đoạn cho phát triển bé 12 tháng tuổi rất nhiều về trí thông minh mà mẹ có thể kết hợp để phát triển bé toàn diện.
Sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi về cảm xúc
Khi được một năm tuổi, trẻ thường cố gắng bắt chước tất cả mọi thứ chứ không đơn thuần là chơi nữa. Trẻ luyện tập những hành động quan sát được như chải đầu bằng lược giống mẹ, cũng như đặc biệt thích quan sát và học tập từ những đứa trẻ khác.
Ngoài ra, khác với thái độ trìu mến khi tiếp xúc với những người yêu thích, trẻ có thể căng thẳng khi gặp người lạ. Hãy kiên nhẫn đợi giai đoạn này trôi qua và đừng cố gắng ép trẻ hòa đồng. Biểu hiện lo lắng khi bị tách rời khỏi người thân rất phổ biến ở độ tuổi này.
Đó là do trẻ đã ý thức được mối liên kết sâu sắc với bạn và bắt đầu hiểu được rằng bạn vẫn ở đâu đó quanh đây dù đã ra khỏi tầm mắt của trẻ.
Nhanh chóng rời khỏi trẻ và thực hiện một số động tác quen thuộc (như vẫy tay chào tạm biệt) sẽ giúp bạn nói với trẻ rằng sự xa cách này chỉ là tạm thời. Sau đó, hãy để người thân thu hút sự chú ý của trẻ vào một hoạt động khác.
Giấc Ngủ
Bé ở tuổi tập đi sẽ ngủ khoảng 2 giấc ngắn vào ban ngày cho tới 14 tháng. Bạn cứ phải để mắt theo dõi bé suốt những nơi bé tới.
Trẻ 12 tháng biết làm gì?
Trẻ 12 tháng biết làm gì? Lúc này bé của bạn đã nặng gấp 3 lần lúc sinh và đang tập đứng rồi đi. Điều này khiến việc cung cấp thêm nhiều năng lượng hơn so với những tháng trước để bé có tiền đề lớn nhanh hơn. Bé cần 800-1000 kcalo mỗi ngày và bạn nên cần bằng chất dinh dưỡng cho các bữa ăn của bé.
Bạn nên cho bé ăn đặc hơn một chút. Rau nên thái nhỏ, không nên xay nhuyễn, để cho bé tập nhai vì bé đã có khoảng 8 chiếc răng xinh xắn rồi.
Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu của bé.
Loạt bài:
- CẨM NANG PHÁT TRIỂN bé 13 tháng tuổi
- CẨM NANG PHÁT TRIỂN Bé 14 tháng tuổi
- Bé 15 tháng tuổi – Giai đoạn con khám phá thế giới