Phân biệt nước ối và khí hư giúp mẹ kịp thời xử lý các tình huống bất thường của cơ thể tránh gây nguy hiểm cho thai nhi. Mẹ hãy tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn nhé!
- Nước ối khi mang thai
- Tiết dịch âm đạo khi mang thai
- Phân biệt nước ối và khí hư khi mang thai
- Trường hợp nào mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ?
Nước ối khi mang thai
Nước ối là chất lỏng bao quanh thai nhi trong tử cung của mẹ. Chất lỏng này có tác dụng bảo vệ và giữ cho nhiệt độ xung quanh thai nhi được ấm và ổn định. Ngoài ra, nước ối giúp mẹ bầu giảm các cơn đau do con đạp trong quá trình phát triển. Đồng thời, nó còn tạo ra môi trường vô khuẩn cho thai nhi trong suốt thời gian mang thai. Điều này sẽ giúp mẹ tránh bị nhiễm khuẩn khi chuyển dạ đi sinh.
Mẹ có thể quan tâm:
Cách làm tăng nước ối nhanh nhất dành cho mẹ bầu có chỉ số nước ối thấp hơn tiêu chuẩn
Giải đáp thắc mắc: Xử lý thế nào khi mẹ bầu bị rò rỉ nước ối?
Thể tích nước ối được xem là bình thường trong các giai đoạn mang thai:
- Thai 12 tuần: khoảng 60 ml
- Thai 16 tuần: 175 ml
- Thai 34-38 tuần: 400-1200 ml
Nước ối vỡ ra khi ngày chuyển dạ đến gần. Tùy các giai đoạn trong thời kỳ bầu bí mà việc vỡ ối sớm sẽ gây ra các biến chứng và ảnh hưởng khác nhau. Khi vỡ ối sớm, thai phụ sẽ cảm thấy chất lỏng trong âm đạo chảy ra không ngừng, trong và không mùi. Sự tiết dịch này thường đi kèm với chứng ợ chua trong dạ dày.
Tiết dịch âm đạo khi mang thai
Đây là hiện tượng thường xảy ra trong thời kỳ mang thai. Một số nguyên nhân gây ra tiết dịch âm đạo khi mang thai:
- Cảm xúc căng thẳng
- Nội tiết tố bị thay đổi
- Chất dinh dưỡng bị thiếu hụt
- Các ảnh hưởng khi sử dụng thuốc
Khí hư là gì? Khí hư khi mang thai được xem là an toàn nếu dịch tiết ra chất nhầy ở dạng loãng, màu trong hoặc trắng sữa và có mùi nhẹ.
Khí hư được cho là nguy hiểm và cần nhanh chóng gặp bác sĩ nếu màu sắc là xanh hoặc hơi vàng, có mùi nặng và để lại cảm giác ngứa ngáy.
Phân biệt nước ối và khí hư khi mang thai
Cách phân biệt rỉ ối và khí hư? Đặc điểm chung của nước ối và dịch tiết âm đạo là trong và không có mùi. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Pratiwi RA Natsir từ trang Alodokter, có một số dấu hiệu nhận biết sự khác biệt của 2 triệu chứng này khi mang thai.
Các dấu hiệu để nhận biết chất lỏng chảy ra từ âm đạo là nước ối
- Quần lót bị ướt đẫm
- Nước chảy vào vùng đùi thấy ấm
- Có cảm giác cộm
- Ợ chua hoặc không cảm thấy gì cả
Những dấu hiệu này sẽ khác khi chất lỏng từ âm đạo là khí hư. Các dịch tiết âm đạo thường có màu trắng, chất nhầy và mùi nhẹ. Khi dịch màu trắng khô lại trên quần lót, nó sẽ để lại vết ố màu vàng.
Mẹ có thể quan tâm:
Chỉ số của nước ối qua các tuần thai và những thắc mắc phổ biến của mẹ bầu về nước ối
Phân biệt nước ối và nước tiểu, vấn đề quan trọng của mẹ ở cuối thai kỳ
Trường hợp nào mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ?
Nước ối có vai trò gì? Đối với thai nhi trong bụng mẹ, nước ối vừa là một môi trường dinh dưỡng thiết yếu vừa bảo vệ thai nhi tránh khỏi các vi trùng từ môi trường bên ngoài. Do đó, việc rỉ ối với một lượng nhiều có thể sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi với những biến chứng như: Sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh, thai chết lưu. Nhất là trong 3 tháng cuối của thai kỳ, việc thiếu ối sẽ làm cho thai nhi khó tiếp nhận oxy khiến thai nhi bị chậm phát triển. Bên cạnh đó, mẹ bị rỉ ối khiến lượng nước ối ít đi sẽ tăng nguy cơ sinh khó, mẹ buộc phải chọn phương pháp sinh mổ.
Thực tế, vẫn có nhiều cách để điều trị thiếu ối, những biện pháp an toàn nhất chính là đến gặp bác sĩ kiểm tra sức khỏe và sẽ được hướng dẫn lựa chọn hướng điều trị tốt nhất.
Vì sự an toàn của thai phụ và thai nhi, mẹ bầu nên kiểm tra tử cung khi cảm thấy có chất lỏng chảy ra từ âm đạo. Những tình trạng này nên gặp bác sĩ để được thăm khám trực tiếp và cho điều trị. Ngoài ra, mẹ không được chạm hoặc đưa các dị vật vào âm đạo khi bị tình trạng này để tránh nhiễm trùng.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về sự khác biệt giữa nước ối và dịch tiết âm đạo khi mang thai. Trong thời kỳ bầu bí, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường về chất lỏng chảy ra từ âm đạo, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều này đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con.
Xem thêm:
- Phân biệt hiện tượng rỉ ối và khí hư trong thai kỳ để không nguy hiểm tới thai nhi!
- Chỉ số của nước ối qua các tuần thai và những thắc mắc phổ biến của mẹ bầu về nước ối
- Thiếu ối: Nguyên nhân, rủi ro và cách điều trị