Đi học trong thời tiết nắng nóng đỉnh điểm nhất trong năm, làm sao để giúp con không bị cảm sốt??

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ốm vì đi học trời nắng nóng là tình trạng nhiều em nhỏ gặp phải những ngày gần đây khiến nhiều bà mẹ lo lắng đến sốt cả ruột. Để giúp phòng ngừa tình trạng này, hãy nghe ý kiến từ PGS TS Nguyễn Tiến Dũng của Bệnh viện Bạch Mai.

Tình trạng trẻ em đau ốm vì đi học trời nắng nóng tăng mạnh 

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn (KTTV) Quốc gia dự báo, nhiệt độ trung bình từ tháng 5 đến 10/2020 trên phạm vi toàn quốc phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 0,5-1 độ C.

Những ngày nắng nóng, thời tiết thay đổi thất thường vừa qua, theo ghi nhận tại các Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, số ca bệnh ốm vì đi học trời nắng nóng đến khám ngày càng tăng lên.

Trường hợp của bé Nguyễn Minh An – 7 tuổi, Hà Đông, Hà Nội, được mẹ đưa vào khám vì cháu bị sốt 2 hôm, uống hạ sốt nhưng không đỡ. Theo mẹ của bé An, những ngày nóng nắng vừa qua cháu đi học về thường kêu mệt. Mỗi ngày, bố mẹ đưa Minh An đi học hơn 11 km từ khu Hà Đông đến tận Cầu Giấy để học.

Do con chưa muốn chuyển trường trong năm nay nên chị cố gắng cho bé theo học. Tuy nhiên, gần đây nắng nóng, mỗi lần đưa con đi học về người lớn còn mệt huống chi trẻ nhỏ.

Chị Đào Thị Bích (Hà Nội) cũng tâm sự, con chị học ở trường cách xa nhà. Hai vợ chồng chia nhau đón cháu. Từ nhà tới trường 7km, mỗi lần đưa đón con về cũng là áp lực với hai vợ chồng vì nắng nóng. Bé đi học lại được 1 tháng thì ốm hai đợt phải nghỉ học ở nhà vì sốt virus rồi bị rối loạn tiêu hóa. Hai vợ chồng đưa bé tới bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Khi tới bệnh viện, bác sĩ khám phát hiện bé bị thiếu máu nên cần tập trung theo dõi sức khỏe.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lời khuyên của PGS TS Nguyễn Tiến Dũng để phòng tránh ốm vì đi học trời nắng nóng cho con trẻ 

Nhận định của chuyên gia về tình trạng nắng nóng gay gắt 

PGS TS Nguyễn Tiến Dũng là nguyên Trưởng khoa Nhi thuộc Bệnh viện Bạch Mai. Bác sĩ chia sẻ rằng năm nay là năm không may với học sinh khi nghỉ tránh dịch bệnh và đến khi đi học lại thì gặp thời tiết không thuận lợi.

Vì phải đi học trong tình hình nắng nóng và mưa thất thường nên có nhiều cháu sẽ bị sốt, sốt virus, viêm đường hô hấp… Có cháu đi học về nhà nóng quá lao vào dội nước lạnh luôn cho mát nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ viêm phổi. Hay các cháu đi trên đường đang nắng gặp trời mưa sẽ rất dễ bị cảm, ốm vì đi học trời nắng nóng.

Cần làm gì để phòng ngừa cảm, ốm khi trời nắng gắt 

Theo PGS TS Nguyễn Tiến Dũng, dưới dây là những việc ba mẹ và nhà trường cần làm để phòng tránh và hạn chế tối đa các bệnh trời nắng nóng cho trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những việc phụ huynh nên làm cho bé: 

  • Trên đường đi học trẻ nên được chống nắng, che đội mũ nón
  • Chuẩn bị nước và dặn dò con luôn phải uống đầy đủ nước. Cứ nửa tiếng uống nước một lần, không nên chờ khát nước rồi uống cả ly to sẽ không tốt.
  • Gia đình cần chuẩn bị ăn sáng cho các cháu, trời nắng tốn năng lượng hơn vì cơ thể phải điều nhiệt. Mùa này rất khó ăn nên cần bổ sung thêm các loại vitamin, nước hoa quả, sữa…

Nhà trường cũng góp phần vào việc phòng ngừa bằng cách:

  • Nên có hệ thống chống nắng nóng cho các cháu. Nếu không có điều kiện lắp đặt máy lạnh thì cũng phải có quạt. Không có quạt phải mở cửa lấy gió và cho không khí thoáng mát.
  • Nếu được, nhà trường có thể thay đổi giờ học thì rất tốt như học sớm, tan muộn, không nên cho trẻ về lúc trưa.
  • Tạo điều kiện cho các bé bị ốm vì trời nắng nóng được nghỉ học, ở nhà nghỉ ngơi và tránh lây lan. Bố trí cho các cháu thi cử, kiểm tra bù khi sức khỏe ổn định.

Dinh dưỡng cho trẻ đến trường mùa nắng nóng

  • Thực phẩm hàng đầu để bù nước và chất khoáng, cũng như giúp giải khát nhanh là trái cây… Tuy nhiên, không nên lạm dụng và cho trẻ uống hoàn toàn nước trái cây thay nước lọc vì dễ làm bé đầy bụng khó tiêu, thậm chí tiêu chảy, ngoài ra dễ làm trẻ bị sâu răng và có nguy cơ thừa cân béo phì…
  • Ăn đầy đủ nhóm tinh bột (cơm, phở, mì, nui…) để cung cấp năng lượng, chống mệt mỏi
  • Bổ sung đủ chất đạm giúp tăng cường hoạt động cơ bắp và nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể
  • Hạn chế chất béo và đường đơn (nhất là đường trong nước ngọt có ga) vì sẽ làm khó tiêu hóa, sinh nhiệt gây cảm giác nóng
  • Nấu các món canh, soup ngon miệng, giải nhiệt mùa hè để trẻ dễ ăn, nhất là các bé đang ốm vì trời nắng nóng.
  • Bảo quản kỹ càng thực phẩm vì trời nóng vi khuẩn dễ xâm nhập khiến thức ăn dễ ôi thiu.

Thời tiết ở đất nước nhiệt dới vào hè nắng rất gay gắt nhưng cũng có những cơn mưa rào bất chợt. Vì thế, hãu bảo đảm am toàn sức khoẻ không những cho bé mà cho chính cả bản thân và gia đình mẹ nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu