Ôm ấp bé sơ sinh như thế nào là đúng cách để giúp trẻ phát triển tốt nhất về não bộ trong năm đầu đời, đặc biệt là với các bé sinh non?
Ôm ấp bé sơ sinh đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho phát triển của trẻ
Khoa học chứng minh rằng bạn không nên ôm ấp trẻ sơ sinh quá nhiều! Nhưng một nghiên cứu mới cho thấy việc ôm ấp em bé của bạn (sớm và thường xuyên!) mang lại nhiều lợi ích cho quá trình phát triển trí não của trẻ, đặc biệt là đối với những bé sinh non.
Tin tốt cho tất cả những ông bố bà mẹ đã từng bị nhắc nhở thường xuyên rằng “Đừng bế em bé sơ sinh quá nhiều. Điều này có thể làm hư trẻ đấy”, đó là theo một nghiên cứu mới đây cho thấy, bạn hoàn toàn có thể ôm ấp, bế ẵm em bé của bạn nhiều như bạn muốn.
Bởi trên thực tế, sự tiếp xúc cơ thể đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Chúng thực sự mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho quá trình phát triển trí não của bé.
Nghiên cứu của bệnh viện Nhi đồng quốc gia tại Ohio
Các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng quốc gia ở Ohio đã quan sát 125 trẻ sinh non và trẻ sinh đủ tháng để xem cách trẻ phản ứng như thế nào khi được tiếp xúc ôm ấp nhẹ nhàng. Kết quả cho thấy: Trẻ sinh non thường phản ứng ít hơn với những ôm ấp so với trẻ đủ tháng.
Và những trẻ thiếu tháng phải trải qua quá trình điều trị với các loại thuốc men, dụng cụ y tế cũng có phản ứng ít hơn với tiếp xúc cơ thể so với trẻ khác.
Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng cho thấy. Nếu trẻ sinh non được ôm ấp nhẹ nhàng từ cha mẹ và/hoặc người chăm sóc của phòng NICU thường có phản ứng mạnh mẽ hơn với tiếp xúc này so với trẻ sinh non không được cha mẹ thường xuyên bế ẵm.
Theo nhà nghiên cứu chính, tiến sĩ Nathalie Maitre, những bằng chứng cho thấy ôm ấp nhẹ nhàng trẻ sơ sinh thực sự có thể giúp bé phát triển trí não.
Thông qua nghiên cứu này, các cha mẹ nên tích cực thực hiện những tiếp xúc ôm ấp nhẹ nhàng với trẻ như thực hiện da tiếp da. Điều này sẽ giúp não bộ của bé có được các trải nghiệm tương tự như đang được vỗ về trong bào thai của mẹ.
Trường hợp cha mẹ không thể thực hiện được điều này thì bệnh viện có thể cân nhắc về việc để các chuyên viên hoặc nhà vật lý trị liệu thực hiện các tiếp xúc da đối với trẻ.
Và trên thực tế, Tiến sĩ Maitre và các đồng nghiệp của cô hiện đang lập ra những cách mới để tạo nên sợi dây liên hệ tiếp xúc ôm ấp tích cực tương tự như vậy trong các phòng NICU.
Ba mẹ nên ôm ấp em bé sơ sinh như thế nào trong năm đầu đời?
Với trẻ sinh đủ tháng, ôm ấp bé đúng cách với khoảng thời gian hợp lý khi cần thiết cũng là điều cần thiết đối với quá trình phát triển thể chất và trí não của trí.
Khi trẻ được ôm ấp trong vòng tay của ba mẹ, trẻ sẽ cảm thấy rất an toàn và dễ chịu. Điều này nắm giữ vai trò rất quan trong cho sự phát triển trí não của bé. Hơn nữa, khi ôm ấp và bế trẻ, ba mẹ cũng đừng quên vuốt ve, hát ru hay trò chuyện cùng con nhé.
Bế ẵm bé thế nào để không bị coi là quá nhiều và làm “hư” bé?
Thông thường, các bé sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi sẽ biểu đạt nhu cầu của mình chủ yếu thông qua tiếng khóc. Tuy vậy, khóc như thế nào và tiếng khóc đấy có ý nghĩa gì lại là điều mà nhiều ba mẹ chưa để ý và tìm hiểu kĩ.
Phần lớn các mẹ chưa có kinh nghiệm nuôi con cứ thấy bé khóc là chạy vội đến bế con lên. Trong khi đó các chuyên gia trẻ em khuyên mẹ nên thực hiện các bước sau nếu nghe thấy tiếng con khóc:
- Vừa đến gần bé vừa nói nhẹ nhàng để trấn an bé. Ví dụ: “Cu con của mẹ đang khóc à? Bình tĩnh nhé. Để mẹ kiểm tra xem nào”.
- Tiếp xúc với tay, chân bé và thực hiện kiểm tra xem bé đói hay ị hay trên người bé có gì bất thường không. Từ đó đáp ứng theo nhu cầu của bé.
Hai bước này sẽ giúp bé ít nhất biết chờ đợi và không hình thành phản xạ cứ khóc là được bế. Sau khi bé đã được giải quyết các nhu cầu ăn, ị căn bản mà bé vẫn khóc thì lúc đó mẹ có thể ôm ấp bé sơ sinh như một cách trấn an cho bé, giúp bé có cảm giác an toàn và yêu thương đúng thời điểm cần thiết.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!