Mẹ có biết cách ở cữ khoa học kết hợp giữa kinh nghiệm dân gian và kiến thức Y khoa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm thế nào để những ngày ở cữ khoa học nhất? Mẹ bỉm hiện đại có nên nằm than, kiêng ở nhà 3 tháng 10 ngày? Có phải các kinh nghiệm ở cữ dân gian của người xưa đều đúng hết hay không?

Hiểu đúng về ở cữ sau sinh

Sau hơn 9 tháng mang thai, mẹ bắt đầu bước chuyển dạ và sinh con. Suốt hành trình này, mẹ đã mất rất nhiều máu huyết và sức lực. Không phải ngẫu nhiên mà người ta vẫn hay ví von: “phụ nữ đau đẻ như gãy 20 cái xương sườn cùng một lúc”. Vì thế, sau khi “khai hoa nở nhuỵ” thành công, mẹ rất cần thời gian ở cữ để phục hồi sức khoẻ.

Theo dân gian, 100 ngày là thời gian lý tưởng để mẹ tái tạo năng lượng. Đây là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng trước khi mẹ sẵn sàng cho chuỗi ngày chăm sóc và cùng con khôn lớn. Nếu có chế độ ở cữ khoa học, chế độ dinh dưỡng, quá trình hồi phục sẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Ngược lại, không kiêng cữ sẽ mang lại hậu quả nặng nề cho cả mẹ và bé. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh hậu sản sau này. Mẹ dễ bị đau đầu, đau lưng, đau nhức xương khớp. Sức khoẻ mẹ giảm sút, cơ thể mệt mỏi, hay ốm. Tỷ lệ băng huyết cũng rất cao. Do vậy, quan điểm cho rằng ở cữ là cổ hủ không hề chính xác. Khi suy nhược cơ thể, tâm trạng bất ổn, mẹ không thể toàn tâm chăm sóc tốt cho bé được. Chất và lượng sữa của mẹ cũng kém hơn những bà mẹ có ở cữ.

Ở cữ khoa học: chọn lọc kinh nghiệm dân gian

Kiêng tắm gội

Theo dân gian, phụ nữ trong thời gian ở cữ phải kiêng tắm rửa 1 tháng để tránh bị cảm lạnh, phong hàn. Tuy nhiên, quá trình sinh nở khiến cơ thể mẹ ra nhiều mồ hôi. Nếu không tắm rửa sạch sẽ, mẹ đã vô tình tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nhất là vết khâu ở tầng sinh môn (với mẹ sinh thường) và vết khâu ở bụng (với mẹ sinh mổ).

Kiêng mặc quần áo cộc

Người xưa quan niệm như thế nhằm mục đích cho mẹ giữ ấm, tránh nhiễm lạnh, gió lùa. Thậm chí mẹ phải đi tất, đội mũ, tuyệt đối không được nằm quạt. Nhưng với nhiệt độ mùa hè có thể gần 40 độ C, người khỏe mạnh vẫn còn không ngừng đổ mồ hôi. Mẹ sau sinh cơ thể suy nhược, phải quấn kín mít giữa tiết trời oi nồng, sao có thể thoải mái?

Kiêng đọc sách báo, xem tivi

Khi mẹ chưa hồi phục hoàn toàn, dân gian cho rằng nếu đọc sách báo, xem tivi sẽ khiến mẹ bị mờ mắt khi về già. Thật ra điều đó chỉ đúng khi mẹ đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng. Đọc sách báo, xem tivi khi ở cữ sẽ giúp mẹ thư giãn, thoải mái tinh thần. Đặc biệt, trong thời đại thông tin ngày nay, việc cập nhật tin tức mỗi ngày sẽ khiến mẹ không có cảm giác bị “bỏ rơi”, cô lập.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kiêng ra ngoài

Dân gian có tục kiêng cữ mẹ không được ra ngoài ít nhất là 1 tháng để bảo vệ sức khỏe, tránh gió lùa. Việc này vô tình tạo ra môi trường ẩm thấp khiến vi khuẩn gây bệnh và nấm phát triển. Bên cạnh đó, nếu mẹ đóng kín cửa cả ngày sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của mẹ và bé. Nếu kiêng ra ngoài, bé không được phơi nắng buổi sáng, sẽ dễ bị thiếu vitamin D quan trọng cho sự phát triển xương.

Kiêng vận động, kiêng ăn uống, sưởi ấm bằng than, … là những kiêng cữ dân gian không còn phù hợp nữa. Thay vào đó, mẹ nên áp dụng chế độ ở cữ khoa học để cơ thể chóng khoẻ, tinh thần thoải mái để có thể chăm sóc bé tốt nhất.

Mẹ bỉm hiện đại – không ngại ở cữ khoa học

Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục. Mâm cơm ở cữ cho mẹ sau sinh nên đầy đủ các nhóm dưỡng chất: đạm, đường, béo, xơ và vitamin. Thực đơn mỗi ngày có thể chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày để cơ thể dễ hấp thu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ nên uống đủ nước để đảm bảo cung cấp đủ sữa cho bé. Ưu tiên ngũ cốc, đạm, …  những món ăn lợi sữa để bé được cung cấp đủ dưỡng chất trong những năm tháng đầu đời nhé.

Tăng cường nghỉ ngơi

Sau sinh, ngồi càng lâu càng nhiều thì khi về già mẹ càng dễ bị đau lưng. Tranh thủ nằm nhiều nhất có thể, mẹ sẽ tránh được những cơn đau buốt mỗi khi giao mùa. Mẹ chỉ nên ngồi những lúc cho bé bú. Ngoài ra, mẹ hãy cố gắng tận dụng thời gian nằm nhiều nhất.

Tuyệt đối không làm việc nặng

Làm việc nặng trong thời gian ở cữ, nhất là 3 tháng đầu, sẽ khiến mẹ bị nổi gân tay nhiều. Thậm chí, mẹ có thể bị sa tử cung. Nguyên nhân là do sau sinh một tháng, tử cung vẫn to và nặng, dễ bị sa xuống vì các cơ và dây chằng nâng đỡ ở đáy chậu còn rất yếu.

Giữ vệ sinh cá nhân tốt

Mẹ nên tắm rửa, giữ thân thể sạch sẽ để tránh vi khuẩn phát triển. Dùng nước ấm để súc miệng rất tốt, tránh lây vi khuẩn khi hôn bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chuyện chăn gối

4-6 tuần sau sinh là thời gian lí tưởng để quan hệ tình dục. Nếu quan hệ sớm quá, mẹ vừa đau vừa bị bục vết khâu. Cả vợ lẫn chồng đừng nên nôn nóng quá mà phải chịu hậu quả sau này.

Tránh xa các thiết bị điện tử

Điện thoại, laptop, máy tính bảng, xem tivi… phát nhiều tia tử ngoại ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. Do đó, mẹ nên hạn chế sử dụng những món đồ công nghệ này trong thời gian ở cữ nhé.

“Có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành”. Mẹ bỉm hiện đại cần sáng suốt tìm hiểu và lựa chọn cách ở cữ khoa học nhất, phù hợp sức khỏe bản thân mình nhất. Chúc mẹ sớm hồi phục nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le