Nước ối có màu gì? Màu sắc của nước ối như thế nào là nguy hiểm?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có biết nước ối có màu gì và có đặc điểm như thế nào không? Dấu hiệu bất thường nào của nước ối cho thấy mẹ bầu và thai nhi đang gặp nguy hiểm? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Nước ối là gì?

Sau 12 ngày kể từ ngày thụ thai, nước ối bắt đầu xuất hiện và bao bọc xung quanh thai nhi để thực hiện nhiệm vụ chính là bảo vệ và cung cấp dưỡng chất nuôi thai nhi phát triển. Như vậy có thể nói, nước ối là thành phần vô cùng quan trọng để bảo đảm cho sự sống còn và phát triển của thai nhi.

Nước ối hình thành từ đâu?

Có 3 nguồn hình thành nước ối: Từ thai nhi, buồng ối và máu của mẹ. Cụ thể:

  • Da và dây rốn của thai nhi: Nước ối được hình thành từ da và dây rốn của thai nhi ngay từ giai đoạn đầu thai kỳ
  • Tiết niệu của thai nhi: Từ tuần 16, tiết niệu của bé bắt đầu hoạt động, bé nuốt nước ối và bài tiết nước tiểu vào buồng ối, đây chính là nguồn gốc sản xuất nước ối quan trọng nhất.
  • Huyết tương của thai nhi: Vào tuần 20, huyết tương của thai nhi thẩm thấu qua niêm mạc hô hấp của bé cũng tạo ra nước ối.
  • Màng ối: Một trong những nguồn hình thành nước ối còn có màng ối bao phủ bánh nhau dây rốn
  • Máu mẹ: Thông qua màng ối, máu mẹ và nước ối có sự trao đổi chất với nhau

Công dụng của nước ối

Đối với thai nhi

  • Trong nước ối chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển trong suốt thai kỳ. Từ tuần 34, thai nhi cần hấp thu từ 300-500ml nước ối mỗi ngày.
  • Góp phần tạo phân su, đi vào máu để cân bằng dịch trong cơ thể thai nhi
  • Bảo vệ, che chắn cho thai nhi khỏi những va chạm, sang chấn cũng như bảo vệ thai nhi khỏi các vi khuẩn từ môi trường bên ngoài
  • Giúp thai nhi tránh bị nhiễm khuẩn trong quá trình con chào đời

Đối với mẹ bầu

  • Trong quá trình phát triển, nước ối giúp mẹ hạn chế những cơn đau do thai nhi đạp
  • Giúp bình chỉnh thai nhi quay đầu về ngôi thai thuận để mẹ sinh thường dễ dàng hơn
  • Nong cổ tử cung của mẹ, giúp cổ tử cung xóa mở thuận lợi hơn cho quá trình vượt cạn
  • Sau khi vỡ ối, nước ối giúp bôi trơn đường sinh dục của mẹ để thai nhi lọt ra dễ dàng hơn

Nước ối có màu gì?

Làm sao để mẹ biết nước ối có màu gì?

Để biết nước ối có màu gì, mẹ có thể thực hiện các phương pháp như soi ối, chọc hút nước ối qua thành bụng, bấm ối hoặc mẹ cũng có thể biết màu sắc của nước ối qua các hiện tượng rỉ ối, vỡ ối tự nhiên,...

Nước ối của thai nhi khỏe mạnh bình thường sẽ có màu gì?

Trong giai đoạn đầu mang thai, nếu mẹ có thai kỳ khỏe mạnh bình thường thì nước ối sẽ có màu trắng trong, không mùi hoặc có mùi ngọt nhẹ. Thai càng lớn dần thì nước ối sẽ trắng đục do có chứa nhiều chất gây (Đây là một loại chất dạng như chất béo bám vào da bé để bảo vệ bé). Ở tuần thứ 38, nước ối sẽ trông như nước vo gạo.

Nước ối có màu gì thì là bất thường?

Nếu nước ối của mẹ không có màu trắng trong hoặc trắng đục mà có những dấu hiệu sau đây, chứng tỏ tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi đang có vấn đề, mẹ cần đi khám bác sĩ ngay lập tức để tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục kịp thời:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Vàng xanh: Thai chậm phát triển, suy dinh dưỡng hoặc có hiện tượng tán huyết
  • Xanh rêu, sệt, có lẫn chất bẩn: Thai bị suy yếu trầm trọng trong bụng mẹ, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé. Mẹ không điều trị kịp thời, mẹ có thể mất con hoặc bé sinh ra chậm phát triển, rối loạn thần kinh
  • Xanh đục, lẫn mủ, có mùi hôi: Nhiễm trùng nước ối, thai có nguy cơ bị nhiễm trùng trong tử cung, mẹ có nguy cơ sinh non hoặc có thể sẽ không giữ được thai nhi nếu không được can thiệp kịp thời
  • Đỏ nâu kèm theo các dấu hiệu đau bụng dữ dội, chóng mặt: Thai đã bị chết lưu

Thể tích nước ối bao nhiêu là bình thường?

Lượng nước ối bao nhiêu là chuẩn phụ thuộc vào từng giai đoạn trong thai kỳ. Khi thai được 4 - 8 tuần, lượng nước ối trung bình đạt khoảng 50ml. Thể tích nước ối nhiều nhất rơi vào tuần thứ 28, khoảng 1000ml và sau đó lượng nước ối sẽ giảm dần. Từ tuần thứ 40 cho đến lúc mẹ chuyển dạ, lượng nước ối chỉ còn khoảng 500 - 800 ml.

Thể tích nước ối của mẹ quá cao (lớn hơn 2000 ml) chứng tỏ mẹ đã bị đa ối. Mẹ bị đa ối dễ bị dây rốn quấn cổ, ngôi bất thường nên thường phải sinh mổ. Ngoài ra mẹ cũng thường xuyên cảm thấy khó thở, dễ bị sinh non cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngược lại, nếu lượng nước ối của mẹ quá thấp (dưới 200ml) thì đó gọi là hiện tượng thiếu ối. Nước ối ít khiến môi trường bao quanh bé trở nên chật chội, bé sinh ra dễ bị tật các khớp tay và chân, đồng thời bé dễ bị suy dinh dưỡng kèm theo suy hô hấp.

Kết luận

Như vậy, nước ối đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy mẹ nên thường xuyên khám thai định kỳ theo lịch của bác sĩ để theo dõi, đánh giá thể tích, màu sắc của nước ối để kịp thời phát hiện những bất thường nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy