Những thay đổi của cơ thể sau sinh 1 tuần - Mẹ đã chuẩn bị tinh thần cho điều này?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

       Những thay đổi của cơ thể sau sinh 1 tuần báo hiệu cho mẹ biết công cuộc mang thai đã kết thúc. Mất máu, mệt mỏi và thiếu nước là các biểu hiện đặc trưng cho giai đoạn này.

Những thay đổi của cơ thể sau sinh 1 tuần – Mẹ sẽ cảm nhận được rõ rệt điều này

      Tuần đầu tiên sau công cuộc sinh nở, cơ thể của mọi người phụ nữ đều có những thay đổi ít nhiều. Điều này phụ thuộc vào cách thức sinh con của mỗi mẹ (sinh theo phương pháp tự nhiên hay sinh mổ) và các yếu tố mang tính cá nhân khác.

      Nhìn chung, những thay đổi của cơ thể sau sinh 1 tuần sẽ bao gồm 2 vấn đề chính như sau:

Về mặt thể chất

  • Mẹ sẽ ra sản dịch màu đỏ tươi và chuyển sang màu hồng nhạt vào cuối tuần đầu tiên sau sinh
  • Đau tử cung theo từng đợt
  • Mệt mỏi, kiệt sức
  • Đau nhức vết khâu (với mẹ phải rạch tầng sinh môn) và vết mổ (với mẹ sinh mổ). Mẹ sẽ cảm thấy đau hơn khi phải cử động hoặc những lúc ho
  • Cử động khó khăn do đau nhức
  • Khó tiểu tiện, đặc biệt là ngày đầu tiên. Một số mẹ còn gặp phải tình trạng bí tiểu và táo bón nặng
  • Đau khắp mình mẩy
  • Ra nhiều mồ hôi, đặc biệt là 2 ngày đầu tiên sau sinh
  • Ngực căng, một số mẹ có thể bị nứt đầu ti do con mút quá mạnh

Về mặt tinh thần

  • Tâm trạng mẹ sẽ thay đổi thất thường, buồn vui lẫn lộn
  • Cảm giác ngượng nghịu khi cho con bú và dường như chưa sẵn sàng trong việc chăm con
  • Tâm trạng nửa muốn ở bệnh viện thật lâu, nửa muốn được về nhà
  • Bắt đầu quan tâm trở lại chuyện quan hệ chăn gối, một số mẹ muốn sớm hồi phục lại cảm giác ham muốn.

những thay đổi của cơ thể sau sinh 1 tuần

      Với những thay đổi của cơ thể sau sinh 1 tuần như trên, mẹ cần lưu ý kỹ các vấn đề sau đây để giúp cơ thể sớm hồi phục cũng như tránh được các biến chứng nguy hiểm sau sinh.

Sản dịch

     Sau sinh ngày đầu tiên, sản dịch sẽ có màu đỏ tươi và như một chất lỏng hoàn toàn gần giống như những ngày mẹ ra nhiều kinh nguyệt. Hiện tượng này thường kéo dài từ 2-3 ngày. Từ ngày thứ 3 trở đi sản dịch sẽ có màu nhạt dần. Tròn 1 tuần sau sinh, sản dịch chỉ còn màu rất nhạt và lượng ra không đáng kể. Thông thường sản dịch sẽ hết hoàn toàn từ 3-6 tuần sau sinh.

    Để tránh các hiện tượng viêm nhiễm và sản dịch có mùi, mẹ nhớ:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Sử dụng băng vệ sinh thấm hút tốt và thay băng thường xuyên từ 2-3 tiếng/lần
  • Quan sát màu, mùi và lượng ra của sản dịch
  • Tuyệt đối không sử dụng băng vệ sinh đút tampon
  • Nếu sau 3 ngày mà sản dịch vẫn ra nhiều và có màu đỏ tươi thì nên khẩn trương đi khám để tránh tình trạng băng huyết.

những thay đổi của cơ thể sau sinh 1 tuần

Cơ thể mệt mỏi

      Rất nhiều mẹ có cảm giác như mình đang xung đột trên chiến trường, cơ thể, chân tay mệt mỏi rã rời. Một số khác lại trong tình trạng đờ đẫn và các cơ luôn căng lên.

      Nếu mẹ cảm thấy cơ thể ở trạng thái bất bình thường, đau nhức quá mức ở một vùng nào đó như vết mổ, vết rạch tầng sinh môn thì nên đi khám để tìm ra nguyên nhân. Rất nhiều các biến chứng như tụ máu vết thương, cơ bị rách tại một điểm nào đó, … có thể xảy ra với mẹ sau sinh vào tuần đầu tiên này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau nhức tử cung

      Các biểu hiện chính của đau nhức tử cung là mẹ sẽ cảm thấy như đang đau đẻ và đau buốt nhiều hơn những lúc bé ti mẹ. Đây là hiện tượng bình thường do tử cung đang co bóp để trở lại trạng thái ban đầu.

      Những biểu hiện của các cơn đau này ít hay nhiều còn phụ thuộc vào tình trạng thể chất của từng mẹ. Ví dụ các mẹ sinh lần 2,3 có thể đau nhiều hơn so với mẹ sinh lần đầu.

      Thông thường hiện tượng đau tử cung sẽ biến mất trong vòng từ 4-7 ngày sau sinh. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau để mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên nếu sau 1 tuần mà các cơn đau nhức tử cung vẫn không thuyên giảm thì mẹ nên đi khám vì rất có thể tử cung đã bị viêm nhiễm.

Đau vết thương

       Dù mẹ sinh thường hay sinh mổ thì cũng đều sẽ phải đối mặt với hiện tượng này. Với các mẹ sinh thường, việc chăm sóc vết rạch tầng sinh môn cần được chăm sóc kĩ lưỡng để tránh xảy ra vấn đề viêm nhiễm, đặc biệt là phải lau rửa sau khi đi tiểu tiện.

      Thông thường mẹ sẽ cảm thấy đỡ đau sau 7-10 ngày. Trong thời gian này, mẹ cần chú ý:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Dùng bạch vệ sinh thấm hút tốt và thay thường xuyên từ 2-3 tiếng/lần.
  • Rửa âm đạo sạch sẽ và thấm khô sau mỗi lần đi vệ sinh (bất kể là đi nặng hay nhẹ)
  • Không dùng tay chạm vào vùng vết thương cho đến khi vết thương liền hẳn. 

      Nếu mẹ cảm thấy đau nhức vùng vết thương thì có thể áp dụng một số cách giảm đau như sau:

      – Ngâm toàn bộ vùng mông vào nước ấm nóng

      – Sử dụng thuốc giảm đau do bác sĩ kê đơn

      – Nên nằm nghiêng, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Khi ngồi  nên dùng gối đỡ để tránh cho vết thương bị đè nén.

      – Sử dụng một số động tác thể dục cho vùng kín mau hồi phục

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

những thay đổi của cơ thể sau sinh 1 tuần

Tiểu tiện khó khăn

      24 giờ đầu tiên sau sinh, hầu hết các mẹ đều gặp phải tình trạng này. Một số không thể đi tiểu, một số khác lại chỉ ra rất ít kèm theo cảm giác đau buốt vùng bụng dưới. Lý do là vì bàng quang bị ảnh hưởng rất lớn trong quá trình mẹ sinh đẻ, đặc biệt là khi mẹ rặn đẻ.

      Sau khi sinh, y tá sẽ kiểm tra thường xuyên tình hình tiểu tiện của mẹ. Thông thường mẹ phải đi tiểu được từ 6-8 tiếng sau thời gian sinh nở. Nếu mẹ có hiện tượng tắc nước tiểu thì cần thiết phải dùng dụng cụ thông tiểu. Để tránh tình trạng này, mẹ hãy cố gắng:

  • Ngồi dậy, đi lại nhẹ nhàng.
  • Sử dụng nước ấm nóng hoặc nước rất lạnh dội quanh khu vực âm đạo để kích thích tiểu tiện.
  • Ngồi trong nhà vệ sinh và bật vòi nước chảy thật mạnh để kích thích cảm giác tiểu tiện.

      Sau 24 giờ, tình trạng bí tiểu sẽ giảm xuống. Lúc này các mẹ sẽ tiểu tiện nhiều hơn do cơ thể cần thải lượng nước dư thừa của giai đoạn mang thai ra ngoài.

Táo bón

       Mặc dù công cuộc bầu bí đã kết thúc nhưng rất nhiều mẹ vẫn gặp phải tình trạng táo bón từ mức độ nhẹ đến nặng. Sau 9 tháng mang thai, ruột bị chèn ép sau một thời gian dài đã bị suy giảm khả năng làm việc. Hơn thế, nhiều vấn đề về tâm lý như sợ rách vết thương cũng khiến mẹ cảm thấy khó khăn hơn trong việc bài tiết.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

      Chính vì thế, để giảm  thiểu tình trạng này, các mẹ có thể áp dụng các cách sau:

  • Cố gắng loại bỏ những suy nghĩ lo lắng như  sợ rách vết thương, sợ bị táo bón kéo dài, sợ bị trĩ,v.v. Hãy để tư tưởng thoải mải và cơ thể tuân theo quy luật tự nhiên.
  • Tăng cường các loại thức ăn có nhiều chất xơ như hoa quả, rau xanh, ngũ cốc, v.v.
  • Bổ sung nước cho cơ thể.
  • Tập các động tác thể dục nhẹ nhàng.
  • Không nên cố rặn trong lúc đi ngoài. Có thể ngồi ngâm hậu môn trong nước ấm để đại tiện dễ dàng hơn.

những thay đổi của cơ thể sau sinh 1 tuần

Cơ thể ra nhiều mồ hôi

       Mẹ sau sinh có thể sẽ gặp phải tình trạng này “Thức dậy giữa đêm khuya và thấy người đầm đìa mồ hôi”. Đây được xem là một phần của quá trình đào thải lượng nước dư thừa ra ngoài cơ thể sau quá trình sinh đẻ, một hiện tượng mà mẹ có thể yên tâm là hoàn toàn bình thường.

       Hiện tượng này sẽ kéo dài từ 6-7 ngày. Trong thời gian này, để cơ thể dễ chịu, thoải mái hơn, mẹ hãy:

  • Thường xuyên tắm rửa để cơ thể sạch sẽ, sảng khoái (không cần phải kiêng tắm)
  • Uống nước thường xuyên bù lại lượng nước đã bị đào thải.

      Một số mẹ có thể bị sốt nhẹ kèm theo, nếu sốt không quá 38 độ thì mẹ có thể yên tâm là cơ thể vẫn hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh.


Theo The Asianparent Thái Lan 

 

 

Bài viết của

Minh Hương