Nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh bao nhiêu là bình thường? Làm thế nào để đo thân nhiệt của bé?  pháp nào sẽ hiển thị kết quả chính xác nhất?

Nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

  • Đối với trẻ sơ sinh, nhiệt độ cơ thể bình thường cùa con sẽ dao động từ 36,5°C – 37,2°C nếu được đo thân nhiệt từ nách.
  • Nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh được gọi là bắt đầu sốt khi trên >37,5°C. Nếu bé sốt hơn >38,5°C thì hãy lập tức đưa con đến bác sĩ hay trạm y tế gần nhất.
  • Khi thân nhiệt của bé hạ xuống xuống dưới 36°C thì được gọi là tình trạng hạ thân nhiệt.

Tuỳ vào từng cách đo nhiệt độ khác nhau thì mức thân nhiệt bình thường có thể dao động. Nếu thấy các thông số sau thì cơ thể con vẫn đang ở trạng thái ổn, không có gì phải lo lắng.

  • Đo hậu môn: 36,6 – 38°C
  • Nếu đo ở tai: 35,8 – 38°C
  • Hoặc, đo ở miệng: 35,5 – 37,5°C
  • Đo ở nách: 34,7 – 37,3°C.

Tuy nhiên, nếu có gì nghi ngờ hay lo ngại rằng nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh sau khi đo dù chỉ số là bình thường. Ba mẹ hãy trao đổi với bác sĩ của bé hay gia đình nhé.

Hướng dẫn cơ bản đo nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh theo nhiều cách khác nhau

Đo nhiệt độ ở nách

  • Giữ nhiệt kế ở nách trẻ (cần lau khô nách trước khi đo).
  • Bảo trẻ giữ nhiệt kế bằng cách ép sát khuỷu tay vào ngực trong khoảng 4 – 5 phút.

Đo thân nhiệt ở tai

  • Kéo tai ngoài của trẻ trước khi đặt nhiệt kế vào.
  • Giữ đầu dò nhiệt kế ở trong tai của trẻ trong vòng 2 giây.

Đối với phương pháp đo nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh này thì có những lưu ý sau:

  • Không áp dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Đợi ít nhất 15 phút rồi mới thực hiện nếu trẻ vừa ở ngoài trời lạnh
  • Nếu trẻ đang có bệnh về tai thì kết quả hiển thị nhiệt độ cơ thể trẻ không bị ảnh hưởng.

Phương pháp đo ở miệng

  • Rửa nhiệt kế bằng nước lạnh và xà bông rồi rửa sạch lại với nước.
  • Đặt đầu nhiệt kế vào dưới lưỡi của trẻ, bảo trẻ giữ nhiệt kế bằng môi, giữ môi kín xung quanh nhiệt kế.
  • Giữ nguyên nhiệt kế: Với nhiệt kế thủy ngân trẻ cần giữ trong khoảng 3 phút và với nhiệt kế điện tử trẻ chỉ cần giữ dưới 1 phút.

Lưu ý: không nên áp dụng phương pháp này cùng lúc với khi bé đang ăn hay bú.

Đo thân nhiệt ở hậu môn

  • Cho con nằm úp sấp trong lòng ba mẹ.
  • Thoa một chút chất bôi trơn (ví dụ vaseline) vào phần cuối nhiệt kế.
  • Nhẹ nhàng đặt nhiệt kế vào hậu môn trẻ cho tới khi phần đầu bạc của nhiệt kế không còn thấy nữa (khoảng 0,6 – 1,3cm bên trong hậu môn).
  • Giữ nguyên nhiệt kế: Đợi khoảng 2 phút đối với nhiệt kế thủy ngân và 1 phút đối với nhiệt kế điện tử.

Lưu ý: bé có thể khó chịu và không giữ yên cơ thể khi mẹ áp dụng phương pháp này. Do đó, hãy cố gắng giữ con thật chặt, nhưng cũng đừng vô tình làm con đau nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phương pháp đo thân nhiệt nào là chính xác nhất?

Nếu nói về tính chính xác nhất thì đó là phương pháp đo nhiệt độ ở hậu môn. Nhưng phương pháp đo nhiệt độ tại nách vẫn được sử dụng phổ biến nhất vì tính tiện dụng, đặc biệt là với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.

Tuy nhiên, nếu con đang dưới 6 tuần tuổi thì phụ huynh nên thưc hiện đo thân nhiệt qua đường hậu môn thì chính xác nhất. Khi con đã trên 5-6 tuần tuổi thì kẹp nhiệt độ ở vùng nách sẽ hiển thị kết quả không chênh lệch nhiều so với vùng hậu môn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giữ nhiệt độ trong phòng bao nhiêu là phù hợp cho trẻ sơ sinh?

Nhiệt độ trong phòng cho trẻ sơ sinh để thích hợp cho cơ thể còn đang yếu của con nên duy trì ở mức 26-28°C. Không nên để nhiệt độ lạnh dưới 26 độ C. Độ ẩm cần thiết 40 – 60%.

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên chú ý đến vị trí bé nằm, hạn chế để gió trời, gió quạt, gió điều hòa chỉa thẳng đến nơi trẻ . Hơn thế nữa, cũng phải đảm bảo cơ thể trẻ luôn khô ráo, không bị thấm ướt bởi mồ hôi hoặc nước tiểu, có thể khiến trẻ bị viêm phổi cao.

Nếu không để ý, con có khả năng bị hội chứng đột tử (SIDS) nếu nhiệt độ môi trường cao.

Có rất nhiều điều ba mẹ cần phải học hỏi và quan sát trong những tháng đầu đời của con. Nếu lần đầu lên chức ba mẹ và có nhiều bỡ ngỡ, hãy tìm đến theAsianparent hay bác sĩ để được giúp đỡ nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu