Nhau bám mặt trước nên nằm như thế nào? Cần lưu ý gì khi chăm sóc mẹ bầu bị tình trạng này?

Nhau thai bám mặt trước là tình trạng thường gặp trong thai kỳ và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và con. Vậy nhau bám mặt trước nên nằm như thế nào? Cần lưu ý gì khi chăm sóc mẹ bầu bị tình trạng này? Đọc bài viết của chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc trên nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhau bám mặt trước nên nằm như thế nào là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Thực chất, chưa có một báo cáo nào đưa ra tư thế ngủ chuẩn cho tình trạng này. Tuy nhiên, mẹ nên nằm nghiêng bên trái để đảm bảo an toàn cho em bé trong bụng. Ngoài ra, có một số cách chăm sóc khi bị nhau thai bám mặt trước để giảm thiểu tình trạng trên là: không nên dùng thuốc lá; tránh các cơn xốc nảy khi ngồi trên máy bay, ô tô; không dùng thực phẩm chế biến sẵn,...

Bạn nên đọc bài viết này để biết:

  • Nhau bám mặt trước có sao không?
  • Nhau bám mặt trước nên nằm như thế nào?
  • Cách chăm sóc nhau thai khi mẹ bị nhau thai bám mặt trước

Nhau bám mặt trước có sao không?

Khi đi khám thai, nhìn thấy kết quả ghi "vị trí nhau thai bám mặt trước", bạn lo lắng không biết tình trạng này có nguy hiểm không? Thật ra, nhau thai bám mặt trước là hiện tượng phổ biến và không gây nguy hiểm cho thai nhi, nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm. Tuy nhiên, vị trí bám này không phải là tốt nhất và sẽ gây một số ảnh hưởng nhất định cho mẹ và con như:

Bạn có thể chưa biết:

Ảnh hưởng của nhau bám mặt trước tới sức khoẻ và giới tính thai nhi

TƯ THẾ NẰM NGỦ - Mẹ bầu nằm nghiêng bên nào thì tốt cho thai nhi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cảm nhận cử động thai chậm hơn

Việc nghe cử động thai của các mẹ sẽ chậm hơn khi nhau thai bám mặt trước. Từ tuần thứ 22 của thai kỳ, mẹ thường cảm nhận rõ những chuyển động hoặc cú đạp của em bé trong bụng. Đây là niềm vui của các mẹ bầu và việc đếm những chuyển động cũng giúp bạn biết rằng bé yêu có đang khỏe mạnh hay không.

Tuy nhiên, nhau thai bám mặt trước thành tử cung sẽ khiến việc cảm nhận những cú đạp có phần chậm hơn. Nhiều mẹ phải đến 3 tháng cuối thai kỳ mới cảm nhận rõ các cử động của thai nhi trong bụng.

Nhau thai bám mặt trước khiến việc cảm nhận những cử động của con gặp khó khăn

Khó theo dõi nhịp tim thai nhi

Việc nhau thai bám mặt trước cũng gây ảnh hưởng đến theo dõi tim thai. Khi nhau thai bám dày mặt trước tử cung sẽ hạn chế việc lắng nghe tim thai, khiến bác sĩ khó đánh giá con khỏe hay không.

Khó khăn để đưa em bé ra ngoài

Trường hợp thai nhi bị ngôi thai ngược, nhau bám mặt trước sẽ gây khó khăn khi đưa em bé ra ngoài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bên cạnh các ảnh hưởng trên, nhau thai bám mặt trước sẽ tiềm ẩn một vài vấn đề khác như: thai chậm lớn, huyết áp, tiểu đường,... Mặc dù vậy, bạn không nên quá lo lắng vì hầu hết các trường hợp nhau bám mặt trước không ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con. Mẹ chỉ cần chú ý đến dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe để thai nhi trong bụng được bảo vệ tốt.

Nhau bám mặt trước nên nằm như thế nào?

Thực ra, chưa có một bài báo hay nghiên cứu nào đưa ra một tư thế ngủ chuẩn xác cho các mẹ bị nhau thai bám mặt trước. Để đảm bảo thai nhi và mẹ bầu an toàn trong thai kỳ, tư thế nằm nghiêng sang bên trái là lựa chọn tốt nhất, theo lời khuyên của các chuyên gia vì nhiều lý do:

  • Giúp chất dinh dưỡng và máu đến nhau thai tốt hơn
  • Tử cung không đè lên gan vì gan nằm bên phải bụng của bạn
  • Giảm áp lực phía lưng dưới và chân, giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái, dễ chịu
  • Giảm tình trạng phù chân cho thai phụ, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ
  • Tránh làm tử cung chèn vào tĩnh mạch chủ dưới, làm giảm lượng máu chảy về tim

Trong khi ngủ, mẹ không cần phải nằm một tư thế nghiêng bên trái liên tục mà có thể nghiêng sang bên còn lại. Bạn chỉ cần đảm bảo thời gian nằm nghiêng bên trái nhiều hơn là được.

Ngoài ra, thai phụ nên gác chân cao và nằm cao đầu để ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến chuột rút và tĩnh mạch khi mang thai từ tháng thứ 4. Hơn nữa, việc này còn hạn chế chứng trào ngược dạ dày do tử cung bị chèn ép. Bạn có thể gối đầu cao và lưng bằng gối mềm, tạo với giường ngủ một góc 20 độ để giảm áp lực của thai nhi cho đường hô hấp trên ở mẹ bầu, hạn chế tình trạng "ngáy" khi ngủ.

Tư thế nằm tốt cho mẹ bầu khi bị tình trạng này là nằm nghiêng sang bên trái

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Các tư thế nằm cho bà bầu khi ngủ hay nghỉ ngơi như thế nào là an toàn?

Nhau thai bám mặt sau là con trai hay con gái?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách chăm sóc nhau thai khi mẹ bị nhau thai bám mặt trước

  • Tuyệt đối không được sử dụng thuốc lá vì sẽ ảnh hưởng xấu đến nhau thai và em bé
  • Tránh những cơn xốc nảy khi ngồi trên ô tô, máy bay. Khi di chuyển bằng những phương tiện này, bạn nên thắt dây đai an toàn
  • Bổ sung những loại thực phẩm chứa chất béo tốt như quả bơ, các loại hạt, các loại rau xanh lá và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Tránh sử dụng những thực phẩm chế biến sẵn vì hàm lượng muối cao. Thay vào đó, mẹ nên dùng các thực phẩm dễ tiêu hóa trong thời gian mang thai như: trái cây, rau xanh,...
  • Trường hợp bị đau bụng hoặc chảy máu âm đạo, bạn cần đến bệnh viện sớm để được kiểm tra và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bạn nên thông báo với bác sĩ nếu bị đau ở những vùng khác trên cơ thể như: đau thắt tử cung sớm, đau lưng,...

Ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa trong thai kỳ như: trái cây, rau xanh,...

Qua bài viết trên, bạn đã biết nhau bám mặt trước nên nằm như thế nào và các vấn đề liên quan đến hiện tượng này. Nếu có những triệu chứng bất thường như: chảy máu âm đạo, đau bụng,... mẹ cần đến bệnh viện ngay lập tức để được chuẩn đoán và điều trị phù hợp.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Karen Nguyen Le