Nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai? Một số cách hạn chế nhạt miệng

Khi mang thai, lưỡi sẽ mất đi sự nhạy cảm khiến cho sản phụ không còn cảm giác ăn ngon dẫn đến chán ăn. Đây được gọi là tình trạng nhạt miệng. Nhạt miệng có thời gian dài hoặc ngắn tùy thuốc vào cơ địa từng người. Nhiều mẹ bầu bị tình trạng nặng có thể ghê sợ với mùi thức ăn, gây nên tình trạng mệt mỏi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai? Nhạt miệng là một trong số những biểu hiện mang thai. Khi có thai nội tiết tố estrogen được sản sinh. Sự thay đổi này ảnh hưởng đến vị giác của sản phụ trong thai kỳ.

Nội dung bài viết:

  • Thế nào là nhạt miệng khi mang thai?
  • Thời điểm xuất hiện và triệu chứng
  • Nhạt miệng có phải dấu hiệu có thai?
  • 1 số dấu hiệu mang thai điển hình
  • Cách khắc phục
  • Khi bị nhạt miệng bạn nên ăn gì?

Nhạt miệng khi mang thai là gì?

Khi mang thai, lưỡi sẽ mất đi sự nhạy cảm khiến cho sản phụ không còn cảm giác ăn ngon dẫn đến chán ăn. Đây được gọi là tình trạng nhạt miệng. Nhạt miệng có thời gian dài hoặc ngắn tùy thuốc vào cơ địa từng người. Nhiều mẹ bầu bị tình trạng nặng có thể ghê sợ với mùi thức ăn, gây nên tình trạng mệt mỏi.

Nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai? (Nguồn ảnh: vinmec)

Mặc dù gây khó chịu, nhưng nhạt miệng được các chuyên gia cho rằng đây là tình trạng thông minh của cơ thể. Nó giúp mẹ và bé tránh khỏi những mỗi nguy hiểm tiềm ẩn có trong thức ăn.

Xem thêm nội dung

Thời điểm xuất hiện nhạt miệng và triệu chứng

Nhạt miệng có thể xuất hiện từ tuần 1 đến tuần thứ 12 của thai kì và biến mất sau đó. Nhiều mẹ bầu có dấu hiệu rối loạn vị giác thường xuyên.

Những triệu chứng đi kèm của nhạt miệng như là:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau đầu, ốm nghén, buồn nôn,  táo bón, đi tiểu nhiều... thậm chí tâm trạng có thể biến đổi bất thường, nhạy cảm với mùi, chóng mặt.

Nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai?

Khi có thai, nội tiết tố oestrogen trong cơ thể phụ nữa được sinh ra. Đây là nội tiết tố quan trọng cho việc tiếp nhận hương vị và cảm giác thèm ăn. Vì thế, sau khi oestrogen thay đổi bất thường sẽ ảnh hưởng đến vị giác của sản phụ bị thay đổi.

Do vị giác và khứu giác thay đổi trong quá trình mang thai, vì thế sự liên kết này có thể nhạy cảm hơn. Nếu đồ ăn có mùi mạnh gây cảm giác khó chịu, ốm nghén, buồn nôn thì khả năng xảy ra loạn vị giác cũng sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ và kéo dài.

Nhạt miệng đến từ sự giữ nước

Hiện tượng nhạt miệng có thể do sự giữ nước của cơ thể. Đây được xem là dấu hiệu khá phổ biến đối với phụ nữ mang thai. Hiện tượng này xảy ra ở các tế bào trong  miệng, cụ thể là tế bào vị giác. Vì nguyên nhân ngày dẫn đến chứng chán ăn ở bà bầu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các chuyên gia cho rằng, nhạt miệng xảy ra khi cơ thể của người mẹ đòi hỏi phải nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết hơn. Vì lúc này nó phải đáp ứng nhu cầu chăm sóc cả mẹ và bé.

Nguyên nhân khác là hiện tượng tự vệ bình thường của người mẹ khỏi những độc tố được tiết ra từ tuyến bạch huyết.

Một số dấu hiệu mang thai điển hình

Theo Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, các dấu hiệu có thai điển hình chị em có thể tự nhận biết là:

Ốm nghén là dấu hiệu mang thai điển hình (Nguồn ảnh: vinmec)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Đau ngực
  • Chậm kinh
  • Chuột rút
  • Táo bón
  • Có máu báo thai
  • Đầu vú thâm quầng
  • Buồn nôn
  • Đầy hơi, khó tiêu
  • Nhạy cảm với mùi vị
  • Thèm ăn
  • Tính tình thay đổi thất thường
  • Dễ choáng váng
  • Buồn ngủ

Đây là những dấu hiệu báo thai phổ biến, tuy nhiên để cho kết quả chính xác nhất, tốt nhất chị em nên dùng que thử thai và đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám cũng như tư vấn chi tiết.

Làm sao để hạn chế tình trạng nhạt miệng?

Để hạn chế và khắc phục phần nào tình trạng nhạt miệng, mẹ bầu có thể áp dụng các cách sau:

  • Sử dụng kem đánh răng có hương bạc hà
  • Dùng nước súc miệng (Lưu ý không dùng nước súc miệng có cồn)
  • Dùng bản chải lưỡi, để có thể vệ sinh toàn diện hơn
  • Uống nhiều nước một cách đều đặn
  • Uống nước chanh hoặc các loại nước trái cây có vị chua
  • Sau bữa ăn dùng chỉ nha khoa để xỉa răng, vệ sinh nứu

Xem thêm nội dung

Nhạt miệng thì nên ăn gì để ngon miệng?

Trong quá trình thai sản, việc lên thực đơn ăn uống gì là một vấn đề hết sức nan giải. Nó đặc biệt khó khăn hơn với những mẹ bầu đang bị nhạt miệng. Dưới đây là một số món ăn mẹ có thể tham khảo để khắc phục tình trạng nhạt miệng. Những món này vừa ngon vừa đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sữa chua trái cây, sữa chua hạt

Để việc ăn uống trong ngày của mẹ không còn khó khăn, mẹ có thể ăn sữa chua kết hợp các loại hạt và các loại trái cây để kích thích vị giác. Quả mâm xôi, dâu, chuối, kiwi, việt quất... là những lựa chọn hoàn hảo. Các loại hạt giàu dinh dưỡng như hạnh nhân, hạt điều, óc chó, nho khô dùng chung với sữa chua sẽ rất ngon.

Sữa chua hoa quả tốt cho sức khỏe (Nguồn ảnh: unsplash)

Sữa chua chứa nhiều men vi sinh giúp cho hệ tiêu hóa của mẹ tốt hơn. Vị chua chua ngọt ngọt của sữa chua và trai cây sẽ kích thích vị giác hiệu quả. Mẹ có thể thay đổi những loại trái cây và các loại hạt để không bị nhàm chán.

Dùng bánh sandwich

Bánh sandwich là một cho những mẹ đã quá chán ngán với cơm, phở, hủ tíu... Bánh sandwich ăn chung cùng các thực phẩm khác sẽ cho ra một bữa an nhẹ nhàng, hấp dẫn. Dùng sandwich đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể trong thai kì. Các chất thiết yếu như protein đến từ thịt kẹp, vitamin đến từ rau và cà chua.

Để bữa ăn thêm hấp dẫn hơn, các bà mẹ có thể kẹp chung với phô mai, trứng, thịt bò, thịt hà hành tây, các loại rau xanh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khoai tây đủ món: nướng, luộc, hấp

Thành phần dinh dưỡng của khoai tây gồm có: canxi, chất xơ, kẽm, kali, sắt, vitamin B1, B2, vitamin C, phốt pho và protein. Những chất này chứa hàm lượng dinh dưỡng có lợi cho sức phụ nữ mang thai. Hàm lượng protein có trong khoai tây tốt hơn protein có trong đậu nành hay bất kì loại rau củ khác.

Khó có thể phủ nhận được rằng khoai tây khi được chế biến dưới hình thức hấp, luộc, sấy. Chúng sẽ giúp cho mẹ bầu cảm thấy mới lạ, kích thích vị giác.

Khoai tây nướng, luộc, hấp là món ăn vặt lành mạnh (Nguồn ảnh: unsplash)

Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời giúp mẹ vượt qua cơn nhạt miệng chán ăn. Không nên ăn quá nhiều khoai tây đâu mẹ nhé.

Kết luận

Nhạt miệng có thể được xem là một trong những dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên không chỉ căn cứ vào hiện tượng này để khẳng định việc mang thai. Bạn cần sử dụng que thử thai và siêu âm ở bệnh viện để có đáp án chính xác nhất.

Nguồn tham khảo: Các dấu hiệu có thai chị em có thể tự nhận biết - Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

haunguyen