Bị tiêm nhầm chất làm sạch da thay vì tiêm gây tê ngoài màng cứng, bà mẹ mới sinh khóc không thành tiếng
Có những niềm vui vô bờ bến, chỉ vì một phút lầm lỗi của một cá nhân nào đó, đã chuyển thành hố đen địa ngục…
Nhân vô thập toàn – đã là người, không ai tránh khỏi những lúc lầm lỗi. Nhưng có những sai lầm khiến cho một cá nhân, một gia đình phải gánh chịu hậu quả nặng nề.
Grace Wang đến từ Sydney, Australia là một trường hợp như vậy.
Một bác sĩ đã tiêm nhầm chlorhexidine – một chất làm sạch da – thay vì tiêm gây tê ngoài màng cứng cho mẹ bầu trong quá trình tiêm chuẩn bị sinh.
Bệnh viện sau đó đã nhận lỗi và đây là trường hợp đầu tiên, việc tiêm nhầm gây tê ngoài màng cứng được ghi nhận.
Nhưng nhận lỗi cũng không khiến Grace bình thường trở lại. Người mẹ 33 tuổi bị tổn thương thần kinh, chịu đựng hai ca phẫu thuật não và bị liệt từ thắt lưng trở xuống.
Thương tật suốt cuộc đời
Alex chào đời là niềm vui của bố mẹ, nhưng không trọn vẹn
Niềm vui con chào đời giờ biến thành ác mộng đối với Grace Wang. Cô và chồng, anh Jason, không bao giờ nghĩ mình sẽ rơi vào hoàn cảnh này.
“Khi tất cả những y tế ôm Alex (tên con Grace), khi họ ôm hôn thằng bé, tôi cảm thấy thất vọng và bất lực. Tôi không thể ôm nó trong vòng tay của chính mình” – Grace Wang khóc trong đau khổ.
Theo The Sydney Morning Herald, cả chất làm sạch da và chất gây tê ngoài màng cứng đều trong suốt. Chúng được đặt trong các đĩa riêng biệt trên bàn vô trùng trong phòng cấp cứu và bị chuyển nhầm vì không dán nhãn mác.
Grace chia sẻ, hàng ngày, hàng giờ, cô đều cảm nhận được hậu quả kinh khủng do sự nhầm lẫn này gây ra. Ngay cả khi ngồi xe lăn, Grace vẫn cảm thấy cứng người và liên tục phải chịu đau đớn.
Có những đêm, cô bật khóc và không thể chấp nhận nổi bi kịch xảy đến với gia đình mình. Giờ đây, Jason không chỉ phải đảm nhận vai trò là người cha mà còn phải chăm sóc cả người vợ, vừa làm kinh tế trong gia đình. Khó khăn chồng chất khó khăn khi không một ai có thể giúp đỡ Grace và Jason cả.
Gây tê ngoài màng cứng & những hệ lụy
Jason giờ lãnh trách nhiệm nặng nề
Với mẹ chuẩn bị sinh, tiêm gây tê màng cứng giúp giảm đau liên tục tại phần dưới cơ thể trong khi mẹ bầu vẫn tỉnh táo và có ý thức với toàn bộ cơ thể mình. Nó gây ức chế cảm giác tại vùng cần giảm đau nhưng không làm bà mẹ trở nên tê liệt toàn bộ cơ thể. Bà mẹ sẽ được giảm đau hầu như trong suốt quá trình sinh đẻ.
Tuy vậy, nếu kĩ thuật này được thực không chuẩn xác, sản phụ có thể phải đối mặt với nhiều nguy hiểm như:
1. Giảm huyết áp
Mỗi khi huyết áp của mẹ giảm, nó có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu truyền đến em bé. Và nếu điều đó xảy ra, các mẹ sẽ phải điều trị bằng thuốc đặc trị cấp độ 4, oxy và rất nhiều thuốc.
2. Đâm thủng màng cứng
Dù rằng rất hiếm khi xảy ra, nhưng không gì là không thể. Khi đâm vào gây tê ngoài màng cứng, kim có thể vô tình làm thủng màng bao tủy sống của mẹ. Kết quả, dịch tủy sống sẽ bị rò rỉ ra ngoài, kéo theo những cơn đau đầu dữ dội.
Để chữa trị, cần rất nhiều thời gian và cả máu nữa. Tiêm máu của chính mẹ vào chỗ thủng để dần dần bịt kín lại là một quá trình đau đớn và tốn thời gian cùng tiền bạc.
3. Nhiễm trùng
Cũng như ở trên, mặc dù rất hiếm nhưng không có nghĩa là không xảy ra. Lưng của mẹ sẽ được làm sạch bằng thuốc sát trùng. Nguy cơ không cao, nhưng vi khuẩn vẫn có khả năng xâm nhập và phát triển nơi cột sống khi kim tiêm chọc vào.
Ngoài ra, cột sống nối trực tiếp đến não của mẹ. Nhiễm trùng cột sống có thể lây lan đến nhiều mô khác, nhiều cơ quan khác, thậm chí là ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.
4. Sốt
Gây tê ngoài màng cứng có thể khiến mẹ bị sốt. Nếu xảy ra hiện tượng này, mẹ và bé phải thực hiện một số xét nghiệm và được điều trị bằng kháng sinh.
5. Tổn thương thần kinh
Khó khăn, nhưng họ vẫn cố gắng vượt qua
Gây tê ngoài màng cứng khiến tổn thương thần kinh dù rằng chỉ là tạm thời và thời gian kéo dài cũng không lâu. Tác dụng phụ của tồn thương thần kinh kéo dài khá là hiếm.
Một số tác dụng phụ có thể kể đến như:
– Run rẩy
– Ngứa
– Buồn nôn
– Sốt nhẹ
– Đau đầu
Bất chấp những rủi ro trên, theo thống kê của SingHealth, có tới 40 – 45% bệnh nhân lựa chọn gây tê ngoài màng cứng khi chuyển dạ. Tuy nhiên, cũng có nhiều người không lựa chọn phương pháp này.
Rõ ràng, mỗi phương pháp đều có lợi ích và rủi ro riêng. Lựa chọn cách thức nào là tùy thuộc vào mỗi gia đình, miễn sao “mẹ tròn con vuông” và mẹ có thể khỏe mạnh để nuôi dạy con lớn lên và trưởng thành.
Theo TheAsianParent
Xem thêm:
Gây tê ngoài màng cứng giúp đẻ không đau Ưu nhược điểm mẹ bầu cần cân nhắc
Gây tê ngoài màng cứng Ưu điểm và nhược điểm cần cân nhắc
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!