Nguyên nhân thai lưu liên tiếp và làm sao để chấm dứt tình trạng này?

Trước đây, 80% các trường hơp thai lưu liên tiếp được kết luận là không rõ nguyên nhân và bị hiểu nhầm thành không có nguyên nhân đã dẫn đến những sai lệch về hướng điều trị cũng như dự phòng cho thai phụ trong những lần mang thai tiếp theo.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân thai lưu liên tiếp có thể xuất phát do nhiều vấn đề bất thường từ cả phía mẹ và thai nhi mà không ít chị em còn chưa thực sự hiểu rõ. Em bé chết lưu là nỗi đau khó giãi bày, không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ nói riêng mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của các cặp vợ chồng đang mong mỏi có con. Biết được chính xác nguyên nhân thai lưu liên tiếp sẽ giúp mẹ chuẩn bị kĩ càng hơn cho một hành trình mang thai khỏe mạnh và an toàn. Các mẹ hãy cùng theAsianparent Vietnam tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là thai lưu liên tiếp?

Thai chết lưu được hiểu là các trường hợp trứng đã thụ tinh thành công và làm tổ được trong tử cung nhưng không phát triển được thành thai nhi trưởng thành, bị chết và lưu lại trong tử cung mẹ trên 48 giờ.

Tình trạng này lặp đi lặp lại từ 2 lần trở lên sẽ được gọi là thai lưu liên tiếp (RPL: Repeated Pregnancy Loss), chiếm tỷ lệ 0,5- 1%. Đây là một biến chứng nguy hiểm và có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào trong thai kỳ.

Sảy thai liên tiếp được chia làm 2 nhóm:

  • Nguyên phát: Chưa có lần nào sinh em bé sống trước đó.
  • Thứ phát: Đã từng sinh tối thiểu thành công một em bé và nuôi sống bình thường nhưng sau đó gặp hiện tượng thai lưu liên tiếp ở những lần có thai về sau.

Tỷ lệ sảy thai sau 2 lần thai lưu liên tiếp ở phụ nữ là từ 17- 25% và có từ 25 – 46% các mẹ sẽ phải đối mặt với nguy cơ tiếp tục bị sảy thai sau 3 lần thai lưu liên tiếp.

Nguyên nhân thai lưu liên tiếp là gì?

Trước đây, 80% các trường hơp thai lưu liên tiếp được kết luận là không rõ nguyên nhân và bị hiểu nhầm thành không có nguyên nhân đã dẫn đến những sai lệch về hướng điều trị cũng như dự phòng cho thai phụ trong những lần mang thai tiếp theo.

Hiện nay, với sự phát triển của các kỹ thuật chuẩn đoán, nguyên nhân dẫn đến thai lưu liên tiếp đã được chỉ rõ:

Nguyên nhân về phía bố mẹ

Di truyền

Nếu thai lưu liên tiếp mà dưới 12 tuần tuổi thì 70% do thai bị rối loạn nhiễm sắc thể bất nguồn từ bất thường của noãn, tinh trùng hoặc phôi.

Nguyên nhân thai lưu liên tiếp trong trường hợp này có thể do vợ, do chồng hoặc cả 2 vợ chồng hay do lỗi khi hợp tử phân chia tế bào tạo thành phôi thai. Trong một số trường hợp, bố hoặc mẹ có những bất thường nhỏ trong bộ gene tuy không thể hiện tính trạng ra bên ngoài nhưng lại ảnh hưởng lớn đến phôi, thai và dẫn đến tình trạng thai lưu.

Nội tiết

Những phụ nữ có tiền sử bị buồng trứng đa nang, suy hoàng thể, không sản xuất đủ progesterone để nuôi dưỡng thai nhi khiến phôi thai bị suy thai, lưu thai.

Một số bệnh về tuyến giáp, đái tháo đường, tim mạch cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu và tình trạng sảy thai liên tiếp có thể xảy ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ khoảng 25% trong tổng số các ca thai lưu liên tiếp.

Bất thường về giải phẫu tử cung

Tử cung là nơi làm tổ và nuôi dưỡng thai nhi. Nếu người phụ nữ đang gặp phải các vấn đề dị dạng liên quan đến tử cung như tử cung 2 sừng, tử cung chột, tử cung đôi, tử cung có vách ngăn, dính buồng tử cung, hở eo cổ tử cung… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí làm thai ngừng phát triển.

Tất cả các phụ nữ thai lưu liên tiếp nên được tiến hành siêu âm vùng chậu để đánh giá đúng về các bất thường giải phẫu học của tử cung xuất phát từ nguyên nhân bẩm sinh hay mắc phải.

Bất đồng nhóm máu mẹ và con

Bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con sẽ dẫn đến tình trạng miễn dịch chống lại yếu tố Rh trong máu con và gây sảy thai liên tiếp.

Yếu tố môi trường

Đây là yếu tố khách quan nên không ít thai phụ bị ảnh hưởng trực tiếp hàng ngày nhưng lại vô tình bỏ qua nguyên nhân thai lưu liên tiếp này. Đồ uống có cồn, thuốc lá, cà phê làm việc trong môi trường có hóa trị liệu, tia xạ, khí gây mê, lao động nặng nhọc, quá sức chính là nguyên do liên quan đến tình trạng thai lưu liên tiếp.

Nhiễm trùng – nhiễm khuẩn

Đối với các thai phụ được cảnh báo có nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén thì dù ở mức độ nặng hay nhẹ thì đều có khả năng thai bị lưu khi còn trong bụng mẹ. Hiện tượng này cũng không loại trừ khả năng do thai phụ bị nhiễm vi khuẩn, virus, rối loạn miễn dịch hay rối loạn đông máu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ mắc hội chứng kháng phospholipid (antiphospholipid)

Có một tỷ lệ không nhỏ thai phụ sảy thai liên tiếp do hội chứng kháng phospholipid. Hội chứng này xảy ra khi hệ miễn dịch của mẹ tấn công một số protein thông thường trong máu, gây ra các cục máu đông trong động mạch hoặc tĩnh mạch. Đây là một loại bênh tự miễn, cơ chế bệnh sinh chưa rõ.

Khi mang thai, hội chứng này chính là nguyên nhân thai lưu liên tiếp xảy ra trước mốc 10 tuần tuổi và các bệnh lý liên quan tắc mạch, giảm tiểu cầu, tăng kháng thể phospholipid. Ngoài ra còn 1 số vấn đề khác như chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, người mẹ lớn tuổi, bệnh lây qua đườg tình dục cũng là nguyên nhân thai lưu liên tiếp.

Nguyên nhân thai nhi

Những nguyên nhân xuất phát từ phía thai nhi chỉ được biết qua thăm khám của bác sĩ mà mẹ không thể tự biết trước hay kiểm soát được.

Bất thường ở dây rốn, bánh nhau

Những dị tật nào đó xảy ra ở bánh nhau và dây rốn của thai nhi như dây rốn thắt nút, quấn dây rốn, xoắn dây rốn, dây rốn bị chèn ép hoặc bánh nhau bị xơ hóa, bị bong bánh rau, u mạch máu màng đệm khiến thai không thể tiếp tục lấy chất dinh dưỡng và không phát triển được.

Thai dị dạng

Qua thăm khám bằng phương pháp siêu âm, bác sĩ có thể kết luận được thai nhi bị não úng thủy, vô sọ hoặc phù rau thai. Nếu thai nhi không may có vấn đề này thì phần lớn sẽ không thể phát triển bình thường và rất dễ bị lưu thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai quá tháng

Dù đã ở trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày nhưng con vẫn chưa đòi ra thì không loại trừ khả năng bánh nhau có thể bị lão hóa, không thực hiện được nhiệm vụ truyền dẫn chất dinh dưỡng cho thai nhi nữa. Lúc này sẽ dẫn đến tình trạng suy thai, thai lưu nếu mẹ không được can thiệp ngoại khoa sớm.

Đa thai

Đối với những mẹ song thai, đa thai nếu không thường xuyên theo dõi, thăm khám sẽ cũng phải đối mặt với tình trạng thai có thể chết trong trường hợp truyền máu cho nhau.

Làm thế nào để giảm nguy cơ thai lưu liên tiếp?

Không phải trường hợp thai lưu nào cũng có thể phòng ngừa, tuy nhiên các mẹ có thể làm giảm nguy cơ thai lưu bằng cách tìm hiểu đúng nguyên nhân và khắc phục sớm. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân thai lưu liên tiếp, có thể can thiệp bằng phẫu thuật hoặc điều trị bằng hormone. Tuy nhiên với những người bị sảy thai liên tiếp, cả 2 vợ chồng đều cần phải nhớ:

Khám sức khỏe và tư vấn tiền sản

Nếu gặp vấn đề thai lưu liên tiếp thì lời khuyên là 2 vợ chồng nên đi khám sức khỏe sinh sản tổng thể tại các bệnh viện chuyên khoa sản. Các xét nghiệm cần thiết gồm: Công thức máu, nhóm máu hiếm, tinh dịch đồ của chồng, nội tiết tố của vợ, xét nghiệm dịch Chlamydia, siêu âm tử cung phần phụ. Ngoài ra, chị em cũng nên theo dõi vòng kinh để có phương án điều trị hoặc dự phòng nếu có dấu hiệu bất thường.

Khám và tư vấn tiền sản nên được thực hiện ngay khi vừa kết hôn hoặc một năm trước khi có kế hoạch mang thai. Trong trường hợp cả 2 vợ chồng đều có thể trạng khỏe mạnh, bình thường, chị em cũng nên thực hiện tiêm phòng tiền sản, giảm thiểu các nguy cơ đe dọa sức khỏe mẹ và bé.

Việc tư vấn và khám tiền sản cũng rất có ích để phát hiện một trong 2 người có vấn đề liên quan đến vô sinh hoặc người vợ bị hội chứng kháng phospholipid hay không? Lúc này, bạn cần cân nhắc đến phương pháp thụ tinh nhân tạo.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh

Với những cặp vợ chồng bị sảy thai nhiều lần, nên kiểm tra và thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý, giàu dinh dưỡng với các loại thực phẩm từ đậu, ngũ cốc, rau củ tươi xanh, sử dụng dầu thực vật. Tuyệt đối không sử dụng các loại đồ ăn, thức uống có hại cho sức khỏe như rượu, bia, cà phê, đồ ăn nhiều gia vị, cay nóng hay thực phẩm thông huyết.

Ngoài ra cả 2 vợ chồng nên bổ sung các loại vitamin và khoáng chất, tham khảo tư vấn các loại thuốc, TPCN bổ sung nội tiết để tăng chất lượng tinh trùng và trứng. Nếu công việc liên quan đến những chất độc hại nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài và được đảm bảo điều kiện bảo hộ lao động tốt nhất.

Những chị em có tiền sử mắc một số bệnh lý mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh về máu, bệnh nội tiết… cần phải được điều trị ổn định trước khi mang thai và kiểm soát tốt cân nặng của mình.

Vận động, luyện tập thể dục thể thao phù hợp giúp nâng cao sức khỏe, đảm bảo cả 2 vợ chồng có thể trạng tốt cho quá trình thụ tinh và nuôi dưỡng bào thai

Luôn cố gắng giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, giảm áp lực và căng thẳng cho lần mang thai tiếp theo. Khi có dấu hiệu mang bầu, thai phụ nên tuân thủ lịch khám và quản lý thai để bác sĩ theo dõi và hạn chế những bất thường trong nhiễm sắc thể phôi thai và chỉ định những thuốc cần thiết hỗ trợ sớm.

Lời kết

Sau mỗi lần sảy thai, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi để cơ quan sinh sản phục hồi rồi mới có kế hoạch mang thai lại. Gạt bỏ những đau buồn, lo lắng, bất an sang một bên, thời gian nghỉ ngơi này chính là lúc cả 2 vợ chồng nên tìm hiểu nguyên nhân thai lưu liên tiếp qua các thông số khoa học. Đó chính là chìa khóa giúp hành trình tìm con của bạn dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.

Các bác sĩ sản phụ khoa đều khẳng định có đến 60 – 70% phụ nữ bị sảy thai đều có khả năng mang thai thành công trở lại và tỷ lệ lên đến 90% nếu xác định được đúng nguyên nhân thai lưu liên tiếp. Chúc các mẹ mạnh mẽ, vững tin và thành công!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

Bài viết của

ZinVi