Đây là những nguyên nhân gây giãn hố sau ở thai nhi và sự nguy hiểm khi có nguy cơ dẫn đến chứng não úng thuỷ, cha mẹ nhất định phải đọc để bảo vệ con nhé!
Giãn bể lớn hố sau ở thai nhi là gì?
Dị tật giãn bể lớn hố sau ở thai nhi
Giãn bể lớn hố sau ở thai nhi là tình trạng kết quả siêu âm đường kính bể lớn hố sau não của thai nhi lớn hơn đường kính bể lớn hố sau trung bình theo tuổi thai.
Tuy nhiên đa phần giãn bể lớn hố sau đơn thuần không liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể và tiên lượng tốt. Trường hợp giãn hố sau nhưng nằm trong bệnh cảnh hội chứng Dandy Walker (gồm giãn bể lớn hố sau, bất sản thùy nhộng tiểu não, giãn não thất bên) thì 28% liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể và khả năng 20-30% có thể là nguyên nhân của tình trạng chậm phát triển trí tuệ về sau.
Nguyên nhân gây giãn hố sau ở thai nhi
Nguyên nhân gây giãn hố sau ở thai nhi
Thai nhi và trẻ sơ sinh có thể bị giãn não thất 10mm trở lên do một số nguyên nhân bẩm sinh sau đây:
- Tắc cống não hoặc tắc tĩnh mạch chủ trên
- Dị tật Dandy – Walker hoặc Chiari
- Bất thường tĩnh mạch Galen
- Xuất huyết não thất
- Nhiễm trùng trong tử cung của mẹ (TORCH)
Ngoài ra, một số tình trạng mắc phải khác cũng có thể dẫn đến giãn não thất ở trẻ em, bao gồm:
- Nhiễm trùng: Viêm màng não mủ, bệnh lao hoặc nang ký sinh trùng
- Xuất huyết: Xuất huyết não thất và vùng dưới màng nhện
- U não
- Dị dạng tĩnh mạch Galen (bệnh hiếm)
- Chấn thương vùng đầu
- Tác động của phẫu thuật thần kinh, gây chảy máu vào hệ thống não thất
Triệu chứng giãn hố sau ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Triệu chứng giãn hố sau ở trẻ
Đối với trẻ sinh non, nguy cơ bị giãn não thất có thể được phát hiện bằng cách đo vòng đầu để đánh giá bất thường. Trong trường hợp có tăng áp lực nội sọ sẽ đi kèm với một số dấu hiệu như:
- Thóp phồng
- Giãn tĩnh mạch da đầu và khớp sọ
- Đôi khi tim đập chậm, có khoảng ngừng thở
- Liệt dây thần kinh vận nhãn, ánh mắt luôn nhìn xuống (ít gặp)
Trường hợp các bé nhỏ còn thóp, ngoài những triệu chứng về tĩnh mạch da đầu, tim và thị giác tương tự như trên, có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện sau đây:
- Đầu to, phát triển nhanh hơn so với cả khuôn mặt
- Thóp căng phồng, rộng các đường khớp sọ
- Bé hay quấy khóc, dễ bị kích thích và nôn ói
- Gặp khó khăn trong việc giữ hoặc xoay đầu
Giãn hố sau ở thai nhi có nguy hiểm không?
Giãn hố sau ở thai nhi có nguy hiểm không?
Bình thường trong siêu âm đường kính hố sau < 10mm. Nếu > 14mm thì khả năng bị não úng thủy là rất cao.
Nếu thai nhi bị giãn hố sau ở mức độ nhẹ (tức là đường kính từ 10mm), có thể dẫn đến các trường hợp sau đây:
- Rối loạn nhiễm sắc thể (tỷ lệ khoảng 3,8%)
- Thai nhi tử vong trước và sau sinh (chiếm 3,7%)
- Trẻ bị dị tật sau sinh (khoảng 11,5%)
- Một số dị tật khác khó phát hiện qua siêu âm (chiếm tỷ lệ khoảng 8,6%)
Tuy nhiên, có một số trường hợp thai nhi bị giãn hố sau nhưng sau khi sinh ra vẫn có thể phát triển bình thường.
Nếu thai nhi bị giãn hố sau ở mức nặng (tức là đường kính lớn hơn 14mm) thì khả năng cao bị não úng thuỷ:
Siêu âm trong tam cá nguyệt thứ hai, nếu giãn bể lớn hố sau trên 15mm thì bé có nguy cơ bị rất cao. Phần mô não có thể không tổn thương tầm trọng khi giãn não thất xảy ra. Nhưng nếu tiến triển thì có thể não sẽ tổn thương không hồi phục.
Não úng thủy là một trong những dị tật thần kinh thường gặp, chiếm tỉ lệ 0,3-2,5 trên 1.000 trẻ sinh sống. Việc điều trị bể lớn hố sau giãn sau sinh là đặt ống thông nối vào xoang bụng khá thành công. Còn việc đặt ống nối từ não thất – buồng ối đã bị bỏ vì quá tốn kém.
Trên đây là những nguyên nhân gây giãn hố sau ở thai nhi cùng với sự nguy hiểm của tình trạng có thể dẫn tới căn bệnh nguy hiểm não úng thuỷ ở thai nhi và trẻ sơ sinh. Mẹ hãy thực hiện khám sàng lọc đầy đủ trước sinh để đảm bảo an toàn cho bé nhé!
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!