Ngực căng tức sữa sau sinh có phải mẹ đã bị tắc tia sữa?

Khi bị cương sữa nhiều khiến đau tức, cách làm hết căng sữa hãy dùng dụng cụ để hút sữa. Sau khi cho con bú, nếu tuyến sữa vẫn căng và đau sau khi cho bú. Thì mẹ cần hút sữa khoảng 5 - 10 phút để nhanh chóng lấy hết sữa ra. Việc này sẽ giúp bầu sữa mềm hơn và trẻ dễ bú hơn, tránh bị tắc tia sữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách làm hết căng sữa mẹ có thể áp dụng tại nhà các phương pháp như: Đắp ấm/lạnh bầu vú, hút sữa…Và khi tình trạng không có cải thiện mẹ nên đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

  • Căng tức sữa có ảnh hưởng tới mẹ và bé không?
  • Khi căng sữa mẹ cần làm gì?
  • Khi nào tình trạng ngực căng tức sữa của mẹ cần đi khám?
  • Làm gì để phòng ngừa ngực căng tức sữa

Căng tức sữa có ảnh hưởng tới mẹ và bé không?

Câu trả lời là có và hiện tượng ngực căng tức sữa của mẹ sau sinh ảnh hưởng khá nhiều đến mẹ và bé. Vấn đề này cũng gây ảnh hưởng tới bé khi dịch xung quanh tuyến sữa tụ lại và tuyến sữa bắt đầu sưng lên. Bầu vú của người mẹ cứng dần lên tạo thành những u cứng gây khó khăn cho việc bé bú, không ngậm vú được lâu. Cả 2 mẹ con đều không thoải mái ảnh hưởng đến việc chăm sóc bé.

Ngoài ra, việc xăng sữa sau sinh còn gây ra cho mẹ những cơn đau còn dẫn tới việc mất sữa do tuyến sữa không còn hoạt động nữa. Ngoài ra, mẹ còn bị tắc các ống sữa và có thể bị viêm nhiễm tuyến vú.

Tình trạng căng tức sữa ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé (Ảnh: Unplash)

Mẹ có thể quan tâm:

Cách tiêu sữa tự nhiên và đơn giản để ngực mẹ không còn căng tức khi cai sữa cho con

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi căng sữa mẹ cần làm gì?

Sau khi sinh, hãy xoa nhẹ đầu vú để kích thích vú tiết sữa. Nếu vú bị cương sữa khi đó sản phụ sẽ thấy ngực căng tức thì bạn có thể dùng khăn ấm massage bầu vú. Có thể sử dụng lược chải bầu vú theo hướng từ trên xuống để các tuyến sữa được thông. Sau đó, cần xoa bóp tuyến vú nhẹ nhàng giúp  căng sữa rất hữu hiệu.

Đắp ấm/lạnh bầu vú

Làm cách nào để hết căng sữa? Sau mỗi lần cho bé bú, để giảm sưng tuyến sữa, sản phụ có thể đắp lạnh bầu vú và dưới cánh tay. Có thể đắp lạnh bằng túi nước lạnh hay túi rau lạnh tự làm (để túi rau vào tủ lạnh khoảng 20 phút trước đó). Nên để một lớp khăn mỏng trên tuyến vú khi đắp lạnh (tránh bị lạnh quá, làm mát dịu nơi căng sữa).

Mỗi khi chuẩn bị cho bé bú, sản phụ cần đắp ấm bầu vú có thể giúp tăng tiết sữa. Sản phụ có thể xông hơi ấm vùng ngực hay đắp gạc ấm trên tuyến vú trước khi cho bé bú.

Hút sữa

Làm sao hết căng sữa? Khi bị cương sữa nhiều khiến đau tức để làm mềm tuyến sữa hãy dùng dụng cụ để hút sữa. Sau khi cho con bú, nếu tuyến sữa vẫn căng và đau sau khi cho bú. Thì mẹ cần hút sữa khoảng 5 - 10 phút để nhanh chóng lấy hết sữa ra. Việc này sẽ giúp bầu sữa mềm hơn và trẻ dễ bú hơn, tránh bị tắc tia sữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có thể quan tâm:

Nỗi khổ bị căng sữa khi bỏ bú cho bé, mẹ phải làm sao?

Khi nào tình trạng ngực căng tức sữa của mẹ cần đi khám?

Mẹ sau sinh nếu có các biểu hiện như: cảm giác căng ngực không giảm bớt, dịch xung quanh tuyến sữa tụ lại và tuyến sữa bắt đầu sưng lên. Bầu vú của người mẹ cứng dần lên và vùng da xung quanh bị căng bóng, bầu vú bị đau, đôi khi người mẹ có thể bị sốt nhẹ…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tình trạng ngực căng sữa thường gặp ở những mẹ bầu, tuy nhiên nếu không có biện pháp cải thiện kịp thời thì sẽ đưa tới những biến chứng rất nguy hiểm cho người mẹ. Từ ngực căng sữa, tắt tia sữa trong thời gian dài có nguy cơ cao mắc áp xe vú, viêm tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Nghiêm trọng hơn là dần đến tình trạng nhiễm trùng, hoại tử tới tứ chi mà trên thực tế đã có trường hợp người mẹ đã phải cắt bỏ hết tứ chi của mình.

Khi xảy ra tình trạng tắc các ống sữa và viêm nhiễm tuyến vú sản phụ cần đến cơ sở y tế để được tư vấn. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc làm ngưng tiết sữa, vì các thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc làm ngưng tiết sữa

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm gì để phòng ngừa ngực căng tức sữa

Để phòng ngừa hiện tượng căng sữa, người mẹ cần cho bé bú thường xuyên, cách 3 giờ cho bé bú 1 lần (có thể 10 - 12 lần một ngày, trong đêm không nên để quá 3 giờ). Mỗi lần cho bé bú ít nhất 15 phút ở một bên vú trước khi chuyển sang vú kia. Nếu bé không bú hết sữa nên vắt sữa bỏ đi để tránh tắc sữa.

Mẹ cũng không nên vắt hoặc hút sữa quá nhiều. Bởi vì khi tiếp tục vắt hay hút sữa, cơ thể sẽ "hiểu lầm" rằng mẹ đang cần thêm sữa cho con bú nên chúng sẽ tiếp tục tiết ra sữa để đáp ứng nhu cầu này. Kết quả là sự căng sữa ở ngực mẹ càng kéo dài, khiến mẹ càng khó chịu hay đau đớn.

Tốt hơn là mẹ hãy tạo "tín hiệu giả" để bầu ngực tiết ra ít sữa hơn bằng cách sử dụng túi đá. Sau mỗi lần cho con bú, mẹ hãy chườm túi đá lạnh xung quanh bầu ngực, dưới cánh tay. Việc này sẽ giúp mẹ giảm nguồn sữa một cách từ nhiên. Ngoài ra, còn có tác dụng làm mát và dịu các tuyến sữa bị sưng hay viêm ngăn ngừa được tình trạng tắc tia sữa hay hay sữa.

Nguồn tham khảo: Làm cách nào để giảm bớt nếu bầu vú quá căng sữa? - Vinmec

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ngocanh