Nghén khi mang thai: Khi nào là bình thường, khi nào cần đi khám?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nghén khi mang thai là hiện tượng sinh lý thường gặp. Thế nhưng nhiều chị em không biết ghén khi nào là bình thường khi nào cần đi khám. Bài viết dưới đây giúp giải đáp tất tần tật về hiện tượng "ốm nghén" khi mang thai.

Nghén khi mang thai được hiểu là cảm giác buồn nôn và nôn, lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày. Triệu chứng này thường bắt đầu sớm nhất vào tuần thứ 4 - 6 thai kì và sẽ giảm dần sau ba tháng đầu. Tuy nhiên, một số bà bầu có tình trạng nghén nặng và phải thăm khám.

1. Nghén khi mang thai là gì?

Nghén khi mang thai là tình trạng khi bà bầu có cảm giác buồn nôn, đầy hơi ở bụng, xuất hiện nhiều lần trong một ngày. Tình trạng này gây nên cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Nó xuất hiện phổ biến ở đầu thai kì. Ốm nghén không ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống hàng ngày của mẹ. Nó có thể đến bất kì lúc nào, cả khi làm việc hoặc các sinh hoạt bình thường.

Nghén khi mang thai

2. Nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy thai kỳ?

Nhiều người thắc mắc muốn biết "Ốm nghén bắt đầu khi nào?". Ốm nghén thường bắt đầu vào cuối tuần thứ 8 của thai kỳ. Tình trạng này sẽ giản dần và biến mất vào tam cá nguyệt thứ 2 (tuần 14). Một số mẹ bầu bị ốm nghén nặng, kéo dài trong vài tuần hoặc lên đến vài tháng. Trường hợp xấu hơn có thể kéo dài suốt thai kỳ.

3. Ốm nghén bình thường và ốm nghén nặng

Ốm nghén bình thường:

Một số thai phụ cảm thấy buồn nôn thoáng qua một hoặc hai lần trong ngày.

Trường hợp ốm nghén nặng:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi cơn buồn nôn kéo dài vài giờ mỗi ngày. Đồng thời xảy ra nôn ói thường xuyên. Việc ốm nghén ảnh hưởng đến cuốc sống của mẹ mang thai quá nhiều có thể cân nhắc đến việc điều trị. Việc này không phải là tình trạng ốm nghén nhẹ hay ốm nghén nặng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

4. Ốm nghén khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường, ốm nghén không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi nhưng vẫn có nguy cơ cần gặp bác sĩ.  Tuy nhiên có một mức độ nghiêm trọng nhất của ốm nghén gọi là hyperemesis gravidarum (HG). Được hiểu là nôn quá nhiều khi mang thai. Khi đó mẹ không thế ăn bất cứ món nào mà không kèm nôn ói, số lần nôn ói xảy ra nhiều trong ngày. Tình trạng này có thể gây ra mất nước và sụt cân, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ bầu. Mẹ bầu lúc này nên  đến bệnh viện kiểm tra, gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Những yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ xảy ra ốm nghén nặng khi mang thai:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Mang đa thai; mang thai con gái
  • Mẹ hoặc chị em gái của thai phụ bị ốm nghén khi mang thai
  • Đã từng bị ốm nghén trong lần mang thai trước (nhẹ hoặc nặng)
  • Đã từng bị say tàu xe hoặc đau nửa đầu

5. Khi nào là thời điểm thích hợp để điều trị ốm nghén?

Khi người mẹ liên tục buồn nôn và nôn mửa trong thời kỳ mang thai. Nó gây ra các vấn đề về sức khỏe khác và trở nên khó điều hơn. Vì thế các bác sỹ khuyên bạn nên điều trị sớm để ốm nghén không ảnh hưởng nghiêm trọng. Đảm bảo chất lượng cuộc sống và tinh thần ở mức tốt nhất.

6. Nghén có ảnh hưởng xấu đến thai nhi không?

Như đã nói trên, tình trạng buồn nôn và nôn khi mang thai thường không gây hại cho sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên vẫn có vài điều cần sản phụ lưu ý. Cần phải tìm cách khắc phục bằng cách bổ sung đủ nước và điện giải để tránh bị mất nước và giảm cân quá mức. Vì nó ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi sau khi sinh. Mất nước quá mức có thể dẫn đến rối loạn ở tuyến giáp, gan và nước ối.

Hội chứng nôn nghén là gì?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

7. Hội chứng nôn nghén là gì?

Hội chứng nôn nghén được xem là dạng ốm nghén nặng nhất của thai kỳ. Nó xảy ra với tỷ lệ xảy ra khoảng 3%. Thai phụ được chẩn đoán bị nôn nghén khi trọng lượng cơ thể trước khi sinh giảm tới 5% và bị mất nước nghiêm trọng (do nôn ói quá nặng). Khi rơi vào tình trạng này cần điều trị để ngăn chặn tình trạng nôn mửa. Đồng thời giúp cơ thể cân bằng nước và điện giải cho cơ thể. Đôi khi sản phụ cần phải nhập viện để theo dõi.

8. Mách mẹ một số mẹo nhỏ giúp vượt qua ốm nghén

Nếu tình trạng ốm nghén của mẹ nhẹ và không cần đến bác sỹ, mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo dưới đây. Dùng những mẹo nhỏ này trong cuộc sống hàng này sẽ giúp mẹ đỡ nghén và khó chịu hơn.

  • Nghỉ ngơi đẩy đủ. Tránh để cơ thể mệt mỏi sẽ dễ khiến mẹ buồn nôn.
  • Tránh các món ăn có mùi tanh hoặc mùi hương khiến mẹ khó chịu.
  • Ăn miếng nhỏ bánh mì nướng hay bánh quy ngay khi ngủ dậy.
  • Có thể chia nhỏ các bữa trong ngày.
  • Uống trà gừng hoặc dùng các món có gừng. Gừng có thể giúp giảm buồn nôn và ói mửa
  • Nghỉ ngơi thật nhiều, mệt mỏi có thể khiến mẹ buồn nôn nhiều hơn
  • Tránh các món, mùi hương khiến mẹ khó chịu
  • Uống nhiều nước (nhấm nháp ít một nhiều lần trong cả ngày)
  • Ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều nhiều carbohydrate và ít chất béo (như bánh mì, gạo, bánh quy giòn và mì ống)
  • Ăn món lạnh thay vì món nóng nếu mùi hương món nóng khiến mẹ buồn nôn

Làm gì để hạn chế nghén khi mang thai?

Kết

Nghén khi mang thai là hiện tượng bình thường. Hy vọng với những giải đáp các thắc mắc về ốm nghén khi nào xuất hiện, ốm nghén khi nào cần đi khám bác sĩ, ốm nghén khi nào biến mất… sẽ giúp mẹ bầu có cái nhìn tổng quan về ốm nghén cũng như có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ lẫn con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

Bài viết của

haunguyen