Nặng bụng dưới khi mang thai - Khi nào mẹ nên lo lắng?

Theo các bác sĩ, vào những tháng đầu, hiện tượng nặng bụng dưới khi mang thai là hoàn toàn bình thường. Lúc này, trứng đã được thụ tinh và đang di chuyển vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ, nên sẽ gây ra cảm giác tưng tức vùng bụng dưới. Ngoài ra, tình trạng ốm nghén nặng cũng khiến bạn nặng bụng dưới.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nặng bụng dưới khi mang thai có thể là bình thường khi trứng mới thụ tinh hoặc do ốm nghén, do hormone thay đổi trong thai kỳ. Tuy nhiên khi những cơn nặng bụng và đau kéo dài nhiều ngày, ngày một khó chịu cực độ và kèm theo những triệu chứng khác, thì đây là dấu hiệu bào thai có vấn đề không ổn.

Nội dung bài viết:

  • Nguyên nhân phổ biến gây nặng bụng dưới khi mang thai
  • Khi nào nên lo lắng nếu nặng bụng dưới khi mang thai?
  • Khi nào thì thai phụ nên gặp bác sĩ?
  • Cách giúp giảm nặng bụng khi mang thai

Nguyên nhân phổ biến gây nặng bụng dưới khi mang thai

Cơ thể thay đổi 

Theo các bác sĩ, vào những tháng đầu, hiện tượng nặng bụng và đau lâm râm là hoàn toàn bình thường. Lúc này, trứng đã được thụ tinh và đang di chuyển vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ, nên sẽ gây ra cảm giác tưng tức vùng bụng dưới. Ngoài ra, tình trạng ốm nghén nặng cũng khiến bạn nặng bụng dưới.

Vào những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi phát triển mạnh mẽ để chuẩn bị ra đời. Thai nhi tăng nhanh về chiều cao và cân nặng. Vì sự phát triển nhanh chóng này chèn ép các dây thần kinh và từng thớ thịt trong bụng mẹ, dẫn đến những cơn nặng và đau bụng dưới.

Bé ngày một lớn dần thì sự căng cơ và dây chằng sẽ đạt đỉnh điểm vì phải nâng đỡ tử cung ngày càng lớn và nặng hơn. Một cử động nhỏ như ho cũng có thể là nguyên nhân gây nên những cơn nặng bụng dưới khi mang thai kèm đau bụng lâm râm.

Mẹ bầu sẽ thường xuyên bị đau bụng trong thai kỳ (Nguồn ảnh: Pexels)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có thể quan tâm:

Bầu 2 tháng bụng đã to – Mẹ có nên lo lắng không?

Thay đổi hormone và nguyên nhân khác 

Ngoài ra, sự thay đổi hormone khi có thai cũng góp phần không nhỏ trong hiện tượng khó chịu này. Do hormone thay đổi, các dây chằng ở khuỷu tay và đầu gối cũng trở nên yếu hơn. Khi phải di chuyển nhiều, hoặc khi xách đồ nặng, áp lực xuống phần bụng dưới cũng sẽ tăng lên, dẫn đến những cơn đau âm ỉ.

Một nguyên nhân bà bầu có cảm giác nặng bụng nữa là do chế độ ăn không cân bằng khiến mẹ bị táo bón. Táo bón khiến mẹ bị sình bụng, gây cảm giác nặng bụng và không dễ chịu.

Tất cả những nguyên nhân trên đều là bình thường khi mẹ mang bầu. Các cơn nặng bụng và đau râm rỉ nhanh chóng biến mất thì không có gì đáng lo ngại. Tỷ lệ các mẹ bầu bị hiện tượng này khá đông, 10 thai phụ thì hết 9 người bị.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nào nên lo lắng nếu nặng bụng dưới khi mang thai?

Khi những cơn nặng bụng và đau kéo dài nhiều ngày, ngày một khó chịu cực độ và kèm theo những triệu chứng khác, thì đây là dấu hiệu bào thai có vấn đề không ổn. Những biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:

  • Sảy thai
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
  • Tiền sản giật
  • Thai ngoài tử cung
  • Viên ruột thừa
  • Nhau rong non
  • Sinh non 
  • Sỏi thận
  • Và các biến chứng khác

Làm rõ các biến chứng kèm theo này, Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Lâm Khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park cho biết:

  • Thai ngoài tử cung hoặc sảy thai sẽ có dấu hiệu đau bụng quặn thắt gần tử cung, buồn nôn, chảy máu,…
  • Nếu đau 1 bên bụng trái hoặc phải, có thể mẹ đang bị khối u (u buồng trứng), viêm ruột thừa cấp.
  • Tiểu buốt và đau nhói bụng dưới khi đi tiểu là cảnh báo nguy cơ mẹ bầu mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Đau bụng dữ dội, âm đạo ra máu đen lợn cợn như bã cà phê, đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, choáng, mệt mỏi, ngất xỉu, suy kiệt do chảy máu trong.
  • Dọa sảy và sảy thai xảy ra nếu bụng đau từng cơn, tăng dần và không có dấu hiệu giảm. Các cơn đau đến dồn dập nối tiếp nhau, sau đó đột ngột biến mất, mẹ sẽ thấy tình trạng ra máu tươi và vón cục.

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các vị trí mang thai ngoài tử cung hay gặp (Nguồn ảnh: Bệnh viện 108)

Mẹ có thể quan tâm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân mẹ bầu bị đau bụng dưới và cách khắc phục tình trạng này

Khi nào thì thai phụ nên gặp bác sĩ?

Ngoài những nguyên nhân phổ biến kể trên không đáng lo ngại, thai phụ chỉ cần nghỉ ngơi là ổn. Thì thai phụ phải đi khám ngay lập tức nếu tình trạng nặng bụng kèm theo những triệu chứng sau:

  • Đau dữ dội hoặc dai dẳng
  • Xuất hiện tình trạng chảy máu
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Xuất huyết âm đạo
  • Mê sảng
  • Khó chịu khi đi tiểu
  • Buồn nôn và ói mửa

Uống nước giúp giảm cảm giác nặng bụng khi mang thai (Nguồn ảnh: Pexels)

Cách giảm nặng bụng khi mang thai

  • Không ngồi một chỗ trong nhiều giờ liền.
  • Di chuyển xung quanh hoặc tập một số bài tập nhẹ nhàng để giảm đau.
  • Tắm bằng nước ấm (không nên sử dụng nước nóng để tắm).
  • Uốn cong người về phía cơn đau.
  • Bổ sung nhiều nước làm giảm tình trạng bà bầu nặng bụng dưới.
  • Thử nằm xuống nhẹ nhàng và nghỉ ngơi thoải mái.

Nặng bụng khi mang thai là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không có gì đáng ngại. Hãy áp dụng những điều được chia sẻ trong bài viết này và lắng nghe cơ thể để không hoảng sợ hay lo lắng vô ích nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn thông tin: Lưu ý khi đau bụng ở giai đoạn đầu mới mang thai – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec 

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu