Mụn ở vùng kín có nguy hiểm không? Nhiều người thường lo sợ mọc mụn ở vùng kín với bệnh Herpes. Hãy tìm hiểu về vấn đề tế nhị này.
Phân biệt mụn thường với mụn sinh dục
Mụn thường
- Mọc thành từng cụm nhỏ, có dạng tròn. Nếu nguyên nhân là do mặc quần chật, mụn sẽ mọc xung quanh khu vực da bị quần hằn, siết chặt.
- Nổi mụn ở vùng kín chủ yếu vào thời điểm bạn đổ nhiều mồ hôi như mùa nắng, tập luyện thể thao
- Dạng cứng, gây ngứa ngáy nhưng không đau, nhân mụn có thể có mủ trắng
- Lặn nhanh, ngoài một số vết sẹo nhỏ thì không để lại di chứng gì đáng kể
Nổi mụn ở vùng kín do bệnh Herpes
- Mụn do bệnh Herpes thường đi kèm với các triệu chứng như đau đầu, sốt trên 38 độ C… Đây cũng là dấu hiệu đặc trưng nhất của loại mụn này.
- Mụn nhỏ, mọc ở bất kì khu vực nào ở vùng kín
- Xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào sau khi bạn bị lây nhiễm bệnh Herpes
- Dạng mềm, có thể gây đau, nhân mụn có chứa mủ bên trong
- Mụn khá lâu hết, thường là sau 1 tháng
Nếu chẳng may mắc phải mụn do bệnh Herpes, bạn gái hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được thăm khám kĩ càng và điều trị kịp thời nha!
Nguyên nhân gây mụn ở vùng kín
Mụn mọc ở vùng kín cũng có rất nhiều loại với đặc điểm khác nhau. Bạn cần kiểm tra xem đó là mụn gì: mụn thịt, mụn nhọt, mụn trứng cá, mụn nước, mụn đầu trắng hay mụn mủ. Từ việc xác định rõ loại mụn mới có thể đưa ra những chuẩn đoán chính xác về nguyên nhân và căn bệnh đang mắc phải.
Mọc mụn vùng kín do thay đổi nội tiết
Giống như bất cứ nơi nào trên cơ thể, chúng ta cũng có thể bị nổi mụn ở vùng kín khi cơ thể thay đổi nội tiết. Chúng cũng có các đặc điểm: mẩn đỏ, dễ bị kích thích và đôi khi chứa đầy mủ. Đừng dùng tay nặn mụn và hãy để chúng tự khỏi.
Mụn thường do vệ sinh kém gây ra
Do tẩy lông
Về cơ bản, việc tẩy lông cực dễ dẫn đến những vết sưng trên vùng âm đạo, cụ thể hơn là vùng da xung quanh âm đạo của bạn. Thói quen này cũng có thể gây ra hiện tượng lông mọc ngược và viêm nang lông. Tiến sĩ DeLucia cho biết, tẩy lông vùng kín bằng thuốc làm rụng lông có thể khiến những sợi lông mọc sau đó bị mắc kẹt dưới da và bị nhiễm trùng, gây ra các vết sưng và đau.
U ống tuyến mồ hôi là nguyên nhân gây mụn vùng kín
U ống tuyến mồ hôi (Syringoma) là nguyên nhân thường gặp khiến chị em mọc mụn ở vùng kín. Những mụn này xuất hiện do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ khiến các ống mồ hôi bị tắc nghẽn. Từ đó hình thành nên những mụn thịt nhỏ, nhô cao đồng màu với da.
Mụn sinh dục
Mụn rộp sinh dục hay herpes sinh dục là bệnh do virus HSV gây nên. Hơn 90% trường hợp lây nhiễm bệnh do quan hệ tình dục không an toàn. 10% trường hợp còn lại là do dùng chung đồ lót, khăn tắm, bồn tắm với người mắc bệnh. Hoặc do trẻ sơ sinh lây nhiễm từ mẹ khi sinh thường.
Mụn ở vùng kín do mụn rộp sinh dục gây ra thường có những đặc điểm như: Mụn mềm, bên trong chứa đầy nước, mọc rải rác. Các nốt mụn khi sưng phồng sẽ giập vỡ gây cảm giác đau rát, ngứa ngáy, khó chịu. Nước này lan đến đâu sẽ làm xuất hiện những mụn mới đến đó.
Do bệnh tình dục
Mụn ở vùng kín nếu là mụn thịt có màu trắng, hồng, đầu nhọn nhô cao, mọc rải rác hoặc tập trung thành đám như mào gà, hoa súp lơ. Rất tiếc khi phải thông báo rằng, có đến 99% nguy cơ bạn đã mắc sùi mào gà.
Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến. Trường hợp nhiễm virus HPV type 16, 18 còn có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, hậu môn vô cùng nguy hiểm.
Mụn ở vùng kín do u nang tuyến Bartholin điển hình
Mụn ở vùng kín cũng có thể do u nang tuyến Bartholin gây ra. Bệnh xảy ra khi hai tuyến nhờn (kích cỡ bằng hạt đậu) nằm 2 bên lỗ vào âm đạo bị viêm, khi sờ vào giống nổi mụn nhưng không phải mụn.
Ở giai đoạn cấp tính, u nang tuyến Bartholin chỉ gây đau nhẹ, sưng tấy vùng nhạy cảm. Khi bạn sờ thấy mụn ở vùng kín kèm theo sốt, khó tiểu, đau khi quan hệ là khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Mẹo điều trị mụn thông thường ở vùng kín
Vệ sinh vùng kín đúng cách
Vệ sinh là thói quen tưởng chừng đơn giản nhưng có thể khiến cô bé bị tổn thương và nổi mụn ở vùng kín. Độ pH âm đạo bình thường sẽ ở mức 3,5 – 4,5. Do vậy bạn hãy chọn dung dịch vệ sinh có độ pH trong khoảng này. Các sản phẩm sữa tắm, xà phòng… có mùi hương nồng và độ pH không phù hợp có thể phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của âm đạo. Bên cạnh đó, bạn chỉ nên vệ sinh khu vực xung quanh âm đạo, tránh thọc tay vào sâu bên trong.
Hạn chế tẩy lông vùng kín giúp giảm mụn
Có lẽ phái đẹp cảm thấy tự tin hơn khi vùng kín được dọn dẹp sạch sẽ. Tuy nhiên, việc nổi mụn vùng kín còn gây nhiều khó chịu hơn cả việc không tẩy lông đấy. Việc tẩy lông nếu làm không đúng cách sẽ khiến vùng da nhạy cảm này bị tổn thương và dẫn tới tình trạng lông mọc ngược.
Vệ sinh vùng kín đúng cách
Tắm rửa tưởng như một thói quen hết sức bình thường nhưng sẽ có nhiều vấn đề cần quan tâm khi bạn vệ sinh vùng kín. Từ việc chọn xà phòng tới việc điều chỉnh lực chà đều rất quan trọng nếu bạn bị nổi mụn vùng kín.
Các sản phẩm vệ sinh cho cơ thể như sữa tắm thường có độ pH là 8 nên có thể phá vỡ sự cân bằng ở khu vực âm đạo. Việc dùng sữa tắm thường để vệ sinh vùng kín có thể dẫn đến ngứa ngáy, dị ứng và gây mùi khó chịu.
Mụn ở vùng kín khá đa dạng. Đó có thể là mụn thịt, mụn nước, mụn ruồi, mụn bọc, mụn mủ kèm ngứa rát khó chịu. Mỗi một triệu chứng bệnh lại có nguyên nhân và cách khắc phục khác nhau. Việc nắm rõ những thông tin về mụn ở vùng kín sẽ giúp chị em phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Trường hợp mụn kéo dài và ngày càng nghiêm trọng, thay vì tự chữa, chị em nên nhớ đến sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa nhé
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!