Món ăn sáng cho người bị tiểu đường cần giảm chất béo và kiểm soát lượng đường huyết. Về nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường type 2 nói riêng là hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột).
Điều này có tác dụng tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Thực đơn cho người bệnh tiểu đường cần được xây dựng để cung cấp đủ cho cơ thể một lượng đường vừa đủ ổn định và hài hòa là điều tốt nhất.
Dưới đây là 7 gợi ý bữa sáng tăng đề kháng mùa dịch cho người bệnh tiểu đường.
Trứng cuộn, món ăn sáng cho người bị tiểu đường lý tưởng
Một quả trứng chứa tới 6-7g protein. Dùng trứng mỗi ngày sẽ hỗ trợ giảm lượng mỡ thừa, giữ cho các chỉ số cơ thể ổn định.
Các món trứng cuộn hay luộc không tốn thời gian chế biến, lại có hiệu quả lớn trong liệu trình điều trị bệnh. Người bệnh tiểu đường có thể ăn dưới 6 quả trứng/tuần.
Khổ qua xào trứng: Khổ qua có thể giúp đẩy mạnh quá trình tiết insulin, cải thiện khả năng tế bào hấp thu đường glucose, đồng thời cản trở gan tiết quá nhiều glucose.
Ngoài ra, nhờ khả năng chống oxy hóa, khổ qua giúp các tế bào trong cơ thể khỏe mạnh và chậm lão hóa. Khi xào cùng trứng, vị đắng của loại quả này sẽ dịu đi, đồng thời lại bổ sung thêm protein cho bữa sáng.
Yến mạch trái cây trộn sữa bổ dưỡng
Bột yến mạch chứa chất xơ beta-glucan, làm chậm quá trình hấp thụ đường huyết cũng như kích thích cảm giác no. Người bệnh tiểu đường có thể dùng yến mạch nấu cháo, hoặc trộn cùng trái cây và sữa cũng ngon.
Cách làm rất đơn giản:
- Đầu tiên trộn yến mạch với nước sôi cho nở bung và đặc lại
- Khi hỗn hợp nguội, cho sữa bột và trái cây cắt nhỏ vào, trộn đều và thưởng thức
Sữa chua trộn trái cây, hạt dinh dưỡng
Người bệnh tiểu đường nên tối đa hóa lượng protein nạp vào cơ thể để tăng cường sự phát triển của mô, cơ và nhanh tạo cảm giác no.
Món ăn sáng cho người bệnh tiểu đường với sữa chua không đường trộn hoa quả (dâu tây, việt quất, bơ…) và các loại hạt (hạnh nhân, điều, óc chó…) rất giàu protein, cung cấp chất xơ và chất béo tốt.
Ngoài ra, axit linoleic liên hợp trong sữa chua có khả năng đào thải chất béo, cung cấp lợi khuẩn thúc đẩy tiêu hóa.
Salad ức gà áp chảo nhiều dinh dưỡng
Với ức gà, bạn còn có thể áp chảo làm salad để vừa nạp protein, vừa nạp chất xơ từ rau củ (xà lách, bắp cải tím, củ cải đỏ, cà chua bi…). Chất xơ có thể chống lại sự gia tăng đường huyết và kích thích tiêu hóa.
Để ức gà đậm vị, nên ướp cùng hạt nêm Knorr, ớt bột paprika, nước cốt chanh. Đun nóng ít dầu trong chảo, cho hương thảo và thịt ức gà vào áp chảo cho chín vàng rồi cắt miếng vừa ăn. Nước sốt có thể trộn từ sữa chua không đường, tương cà, nước cốt chanh, muối.
Cháo gà cà rốt giúp giảm lượng đường trong máu
Ức gà bỏ da cũng là thực phẩm chứa protein lành tính, tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Trong khi đó, cà rốt với các enzyme và tiền chất vitamin A là nguồn cung cấp insulin thực vật để giảm lượng đường trong máu.
Nếu bị tiểu đường kèm mỡ máu cao, bạn nên thử món cháo gà cà rốt cho bữa sáng.
Một số lưu ý: Ngoài các món ăn sáng cho người bị tiểu đường trên, người bệnh có thể tham khảo các món canh, súp, hầm. Không nên ăn nhiều muối vì có thể làm suy tim và tăng huyết áp.
Nên ăn sáng sớm và chia thành hai bữa sáng nhỏ, cách nhau 2-3 giờ, đồng thời ăn khoảng 5 bữa nhỏ/ngày để tránh đường huyết tăng nhiều sau khi ăn.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!