Những món ăn lợi sữa cho mẹ theo kinh nghiệm dân gian có rất nhiều, tuy nhiên không phải món nào cũng đem lại lợi ích cho sức khỏe của mẹ. Cùng tìm hiểu 7 kinh nghiệm ăn uống lợi sữa dưới đây để biết thêm chi tiết:
- Móng giò là món ăn lợi sữa
- Thực đơn ở cữ: Canh rau ngót, thịt rang nghệ
- Không ăn đồ chua
- Thực đơn không có canh
- Dùng thuốc và thảo dược lợi sữa
- Ăn nhiều tinh bột
- Không ăn muối
- Chỉ ăn cơm với trứng luộc
- Kiêng ăn đồ tanh
- Uống nước tiểu em bé để gọi sữa về
- Chế độ ăn cho mẹ sau sinh
1. Móng giò là món ăn lợi sữa số 1 của mẹ sau sinh
Móng giò là món ăn được ưu tiên hàng đầu trong thực đơn của các mẹ sau sinh. Theo quan niệm dân gian, đây là 1 trong những món ăn lợi sữa giúp tăng tiết sữa, cung cấp nguồn sữa dồi dào cho bé yêu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sữa mẹ có nhiều hay ít là do sự điều tiết của hormone chứ không phải do thực phẩm. Trong móng giò chứa rất nhiều chất béo, có thể khiến cho sữa mẹ đặc hơn nhưng như thế không có nghĩa là tốt hơn.
Bên cạnh đó, việc lạm dụng món ăn này có thể gây dư thừa mỡ, thậm chí khiến sản phụ béo phì. Hiện chưa có bằng chứng khoa học hay phân tích chính xác thành phần dinh dưỡng trong móng giò và cơ chế tác động của nó đến việc tiết sữa ra sao từ món ăn này. Vì vậy, các mẹ chỉ nên ăn móng giò dưới hình thức bổ sung với các thực phẩm khác. Không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này.
Mẹ có thể quan tâm:
18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ đủ chất, lợi sữa và mau lành sẹo
2. Thực đơn “huyền thoại”: canh rau ngót, thịt nạc rang nghệ
Đây là thực đơn rất đỗi quen thuộc đối với các chị em sau sinh. Thậm chí có chị em duy trì chỉ ăn thực đơn này cả tháng trời. Theo các chuyên gia, nghệ có nhiều công dụng như chống viêm, liền da, kháng khuẩn, bổ máu…
Thịt nạc vừa lành tính vừa giàu dinh dưỡng trong khi rau ngót giúp lợi sữa và tăng kích thích co bóp cổ tử cung, nhanh đẩy hết sản dịch, nhau thai còn sót ra ngoài. Tuy nhiên, nếu mẹ liên tục ăn thực đơn này thì sẽ dễ khiến cho cơ thể mình bị thiếu chất dinh dưỡng. Hơn nữa, rau ngót còn làm chậm quá trình hấp thu canxi và phốt pho của các loại thực phẩm khác khi ăn cùng rau ngót.
3. Không ăn đồ chua
Một số quan điểm dân gian cho rằng sau sinh, người mẹ cần kiêng cữ tránh đồ chua, đây không phải là những món ăn lợi sữa, ăn vào sau này bị trung tiện nhiều, em bé bị tiêu chảy… Thực ra, vấn đề kiêng cữ này không đúng hoàn toàn. Ăn chua hay bổ sung vitamin C ở mức độ vừa phải giúp tăng cường miễn dịch chống lại nhiễm trùng cũng như giúp cơ thể người mẹ nhanh phục hồi. Tuy nhiên mẹ cần tránh thức ăn quá chua vì chúng có thể gây phản ứng sản hậu, tiêu chảy…
4. Thực đơn không có canh
Vì lo sợ ăn canh sẽ làm sữa loãng hơn, sợ mất chất mà nhiều mẹ không hề có canh trong thực đơn hàng ngày. Tình trạng ăn uống nghèo nàn này nếu kéo dài rất có thể làm cả mẹ lẫn bé rơi vào chứng thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là bé sơ sinh.
Thực tế, mẹ nên đa dạng hóa thực đơn ăn uống càng nhiều càng tốt. Bổ sung nhiều loại dưỡng chất, các nhóm thực phẩm đa dạng. Chỉ thiên về một số món nhất định rõ ràng sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ cho con bú. Chị em chỉ cần nhớ nguyên tắc ăn chín, uống sôi là được.
5. Dùng thuốc và thảo dược lợi sữa
Nhiều nghiên cứu đã kết luận: cơ chế tạo sữa không phụ thuộc vào thực phẩm mà phụ thuộc vào nhu cầu của em bé. Bé bú càng nhiều mẹ càng nhiều sữa. Trên thực tế, vẫn có rất nhiều bà mẹ tìm đến các sản phẩm này với mong muốn có được nguồn sữa dồi dào cho bé cưng của mình. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu và kết luận rõ ràng về độ an toàn và độ tin cậy của nhiều sản phẩm thảo dược này. Do đó, mẹ không nên tùy tiện dùng các sản phẩm lợi sữa.
Các bà mẹ nuôi con bú nên tìm đến các chuyên gia sữa mẹ để được tư vấn và áp dụng các phương pháp không dùng dược liệu (kể cả thảo dược), ví dụ như đảm bảo cho bé bú đúng cách, massage, bú/ hút thường xuyên hơn, dùng máy hút sữa để tăng thời gian bơm hút và ổn định tinh thần, nghỉ ngơi đầy đủ.
6. Ăn nhiều tinh bột
Tinh bột từ cơm là nguồn cung cấp năng lượng hoàn hảo nhất mà không một thực phẩm nào khác làm được, bao gồm cả rau xanh, thịt cá và hoa quả. Trong thời gian cho con bú, cơ thể người phụ nữ cần nhiều năng lượng hơn cho các hoạt động sống và việc tiết sữa, vì vậy các mẹ nên đảm bảo ăn đủ lượng tinh bột trong mỗi bữa.
Tuy nhiên, dư thừa tinh bột sẽ dẫn đến thừa đường glucose, khiến mẹ bị tăng lượng đường trong máu và có nguy cơ bị tiểu đường, vì thế ăn quá nhiều cơm cũng không phải là điều tốt. Thay vào đó, các mẹ có thể bổ sung thêm các loại ngũ cốc khác như bột đậu, yến mạch…
Mẹ có thể quan tâm:
11 loại hoa quả vừa bổ dưỡng lại lợi sữa nhất dành cho mẹ mới sinh
7. Không ăn muối
Rất nhiều các bà, các cô cho rằng, muối không tốt cho mẹ sau sinh và sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa. Vì vậy thường khuyên các mẹ sau sinh chỉ ăn nhạt. Nhưng trên thực tế, vào những ngày đầu sau sinh, sản phụ đổ mồ hôi rất nhiều sẽ tiêu hao rất nhiều muối vô cơ.
Nếu như trong thời gian ở cữ hoàn toàn không ăn muối, có thể xuất hiện hiện những trạng thái như hạ huyết áp, chóng mặt buồn nôn, nôn, chán ăn, suy nhược, mệt mỏi. Hay còn gọi là hội chứng hạ natri máu. Vì vậy, sau sinh các mẹ cũng nên bổ sung lượng muối phù hợp chứ không nên kiêng khem thái quá, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và lượng sữa cho con.
8. Chỉ ăn cơm với trứng luộc
Một số gia đình vẫn có thói quen để sản phụ ăn cơm với trứng suốt thời gian ở cữ. Lý do là họ quan niệm trứng rất giàu dinh dưỡng nên muốn mẹ khỏe sữa tốt phải ăn trứng hàng ngày. Đây là quan niệm sai lầm vì trước đây cuộc sống vật chất còn thiếu thốn nên có trứng ăn đã là “sang” lắm. Giờ đây cuộc sống đã được cải thiện rất nhiều. Sản phụ cần được ăn uống đa dạng để bổ sung dưỡng chất, trứng chỉ là 1 trong những món ăn lợi sữa mà thôi.
Mặc dù trứng gà giàu dinh dưỡng, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho gan và thận. Điều này dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến việc phục hồi thể chất sau sinh cũng như việc cho con bú.
9. Kiêng ăn đồ tanh
Có nhiều tranh cãi trái chiều xung quanh việc có nên ăn “đồ ăn tanh” sau sinh hay không. Đây là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là đạm và canxi.
Theo quan niệm dân gian thì mẹ ăn tanh sau sinh có thể gây tình trạng tiêu chảy và không tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Nhưng theo ý kiến chuyên gia thì không có cơ sở khoa học nào khẳng định phụ nữ sau sinh phải kiêng ăn tanh cả.
Các loại đồ ăn tanh đặc biệt là cá như cá chép, cá hồi, cá chích, cá mòi… có chứa hàm lượng lớn omega 3 (DHA) rất tốt cho sự phát triển trí não và mắt của bé. Bên cạnh đó, khi ăn các loại cá trên sau sinh đặc biệt (DHA) còn giúp giảm cảm giác lo lắng, căng thẳng và ưu phiền của mẹ sau sinh.
10. Uống nước tiểu trẻ để gọi sữa về
Quan niệm mẹ phải uống nước tiểu của con để gọi sữa về là một trong những kinh nghiệm dân gian truyền miệng hết sức phản khoa học. Cơ chế tiết sữa của sản phụ là do tác động của nội tiết tố Prolactin từ tuyến yên phóng thích ra. Khi miệng bé mút vào đầu núm vú mẹ, sẽ tạo nên một luồng phản xạ kích thích tiết prolactin từ tuyến yên, giúp tuyến vú tiết ra sữa nhiều hơn. Các mẹ không nên mù quáng tin vào những kinh nghiệm vô căn cứ để rồi lợi bất cập hại.
Gợi ý chế độ ăn cho mẹ sau sinh
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM đưa ra lời khuyên cho chị em sau sinh như sau: Phụ nữ sau sinh cần bổ sung đủ các nhóm chất để cơ thể có điều kiện phục hồi và tạo sữa, cụ thể:
- Chất đạm: Có nhiều trong thịt nạc, hạt họ đậu, trứng gà, sữa…
- Chất béo
- Tinh bột: Cơm, bún, cháo, mì
- Chất xơ: Có trong hoa quả, rau lá xanh đậm…
- Ngoài ra, chị em cần bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt như lòng đỏ trứng, chim bồ câu, các loại hạt họ đậu, súp lơ…
- Tăng cường ăn hoa quả, trái cây các loại để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đồng thời chú ý bổ sung đủ nước.
Hy vọng với những thông tin trên đây, các mẹ đã hiểu rõ thực hư các truyền thuyết về những món ăn lợi sữa. Nguyên tắc chính để cung cấp lượng sữa dồi dào và chất lượng cho bé yêu là mẹ phải ăn đa dạng, được nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái. Chúc mẹ và bé luôn vui khỏe!
Nguồn tham khảo: Ăn uống đúng cách cho phụ nữ sau sinh – vnexpress.net
Xem thêm:
- Bé 3 tháng 4kg5 có phải quá nhẹ cân? Mẹ cần làm gì trong trường hợp này?
- Hướng dẫn chăm bé 3 tháng tuổi chuẩn khoa học để con mau cứng cáp, biết lẫy, lớn nhanh
- Bé 3 tháng chưa cứng cổ: Khi nào là bình thường và khi nào là bất thường?
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!