X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Cẩm nang cho bé 5 tuổi 10 tháng phát triển toàn diện

Mất 8 phút để đọc
Cẩm nang cho bé 5 tuổi 10 tháng phát triển toàn diện

Ở tuổi này, con có thể đi xe đạp, nhảy dây, giữ thăng bằng trên một chân trong khoảng thời gian ngắn, đi xuống cầu thang mà không cần tay vịn. Bóng đá cũng sẽ là môn thể thao thích hợp cho trẻ trong thời điểm này.

Bé 5 tuổi 10 tháng có những sự phát triển vượt quá mong đợi của người lớn. Thậm chí, chúng ta còn đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác.

Cẩm nang cho bé 5 tuổi 10 tháng giúp con phát triển toàn diện

Bé 5 tuổi 10 tháng độc lập hơn! Điều này ngày càng được khẳng định thông qua suy nghĩ và những kỹ năng mà bé có được.

Điều này giúp bé có thể tự tin đưa ra quyết định của riêng mình.

Trong bài viết này, TheAsianParent gợi ý một số mốc để bố mẹ xem con mình có thể phát triển đầy đủ hay không.

Nhưng nên nhớ, con chưa đạt được không phải là con không đạt được. Vấn đề là thời gian mà thôi!

Mốc phát triển bé 5 tuổi 10 tháng: Liệu bé có đang đi đúng hướng?

bé 5 tuổi 10 tháng
Phát triển thế chất rất quan trọng trong giai đoạn này

Phát triển thể chất

Ở tuổi này, con có thể đi xe đạp, nhảy dây, giữ thăng bằng trên một chân trong khoảng thời gian ngắn, đi xuống cầu thang mà không cần tay vịn.

Bóng đá cũng sẽ là môn thể thao thích hợp cho trẻ trong thời điểm này.

Kỹ năng vận động của con được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, con còn thể hiện một số những kỹ năng khác

  • Sử dụng bút khá tốt
  • Có thể viết được tên của mình
  • Có thể vẽ lại hình ảnh khi nhìn thấy
  • Bắt đầu thay răng sữa
  • Đi được xe đạp hai bánh nếu được luyện tập
  • Cắt và dán giấy tốt

Lời khuyên

  • Dành thời gian để chơi với con mỗi ngày. Trẻ được chơi cùng các thành viên trong gia đình sẽ phát triển đầy đủ cả về thể chất và tình cảm.
  • Khuyến khích con tham gia vào công việc gia đình. Tập giúp đỡ cha mẹ những việc nhỏ nhất.
  • Kiểm soát thời gian trong việc sử dụng điện thoại, trò chơi điện tử với các con. Hãy đảm bảo con ngủ đủ giấc.
  • Đăng ký cho con học các lớp năng khiếu để phát triển đầy đủ.
  • Không đánh con! Hãy khuyên bảo bé điều hay lẽ phải.

Khi nào nên tham vấn bác sĩ?

  • Nếu con không còn những kỹ năng đã có trước đây
  • Không thể sử dụng bút
  • Không quan tâm đến chữ cái hoặc không thể viết tên mình
  • Quá vụng về khi hoạt động thể chất
  • Gặp khó khăn trong vận động các giác quan.

bé 5 tuổi 10 tháng

Phát triển nhận thức

Con tập trung tốt hơn, khả năng suy nghĩ cũng hợp lý hơn; hiểu các khái niệm đơn giản như số đếm, thời gian, các mùa trong năm.

Trẻ cũng có thể phát âm một số từ đúng. Cụ thể hơn:

  • Hiểu về số đếm và đếm được đến 20
  • Biết các màu sắc cơ bản
  • Biết ngày đêm, trái phải, trên dưới
  • Có thể phân biệt hôm nay, hôm qua, ngày mai
  • Biết bảng chữ cái
  • Tập trung được trong một khoảng thời gian khá dài, tầm 15 phút
  • Đặt được câu hỏi và trả lời khi được hỏi
  • Hiểu về những người xung quanh

Lời khuyên

  • Hãy khuyến khích con đọc sách. Làm thẻ thư viện cho con để bé siêng đọc sách hơn nữa. Sách là người bạn tuyệt vời, mang đến cho con sự sáng tạo và trí tưởng tượng bay xa
  • Đi thăm các bảo tàng, sở thú để trẻ thêm hiểu biết
  • Khuyến khích trẻ nấu ăn cùng bố mẹ. Bé 5 tháng 10 tuổi có thể tìm tòi và học cách thêm gia vị cho mỗi món ăn
  • Khuyến khích con chơi các môn thể thao đồng đội như bóng đá. Đây là cách rèn luyện tư duy nhanh và tốt nhất.

Khi nào nên tham vấn bác sĩ?

  • Nếu con không thể đếm đến 20
  • Không biết bảng chữ cái
  • Không quan tâm đến những điều xung quanh
  • Khó khăn trong thực hiện các yêu cầu đơn giản
bé 5 tuổi 10 tháng
Trẻ cần được giao tiếp với bạn cùng trang lứa

Phát triển cảm xúc

Bé 5 tuổi 10 tháng kiểm soát tốt hơn cảm xúc của mình. Đồng thời, khả năng thể hiện cảm xúc cũng đa dạng hơn.

Con thích độc lập. Mặc dù vậy, bé vẫn rất cần sự động viên từ cha mẹ.

Bé sẽ đọc nhiều hơn và cũng sợ nhiều hơn. Sợ hãi những thứ chưa biết như con ma hoặc là cái chết. Bé sẽ rất tò mò về những thứ này.

Chuẩn bị học tiểu học là một thách thức khá lớn đối với con. Những quy tắc mới, gặp gỡ, kết bạn mới sẽ khiến con bỡ ngỡ, đôi khi là mệt mỏi.

Ngoài ra, còn nhiều đặc điểm khác ở bé 5 tuổi 10 tháng.

  • Biết xin lỗi khi mắc lỗi
  • Thể hiện nhiều hành vi khác nhau
  • Thích kết bạn mới, sẵn sàng chia sẻ
  • Hiểu hơn về giới tính
  • Biết dùng trí tưởng tượng phong phú của mình
  • Có thể đôi khi nói dối.

Lời khuyên

  • Cho phép con có lựa chọn của riêng minh trong thể thao và đồ chơi. Hãy cho con chơi những thứ con thích.
  • Khuyến khích con chơi với bạn cùng trang lứa
  • Cho con đăng ký các hoạt động nhóm
  • Giáo dục con về những nguy hiểm rình rập
  • Nên nhớ, con bắt chước hành vi của người lớn. Vì vậy, hãy làm một tấm gương tốt cho con trẻ.

Khi nào nên tham vấn bác sĩ?

  • Nếu bé thể hiện cảm xúc tiêu cực, thường xuyên cáu gắt
  • Từ chối chơi với những bé cùng trang lứa
  • Hay chán nản
  • Tè dầm
  • Khó ngủ ban đêm hoặc ngủ không ngon giấc.
Cẩm nang cho bé 5 tuổi 10 tháng phát triển toàn diện
Một bầu trời khám phá chờ trẻ trước mắt

Ngôn ngữ

Bé 5 tuổi 10 tháng học từ mới rất nhanh, có thể là 5 – 10 từ mỗi ngày. Con nói rất nhiều và thích những câu đố.

Trẻ cũng hiểu cách sắp xếp từ vựng và khá linh hoạt khi nói.

  • Phát triển vốn từ vựng khá tốt, gồm 2.000 từ trở lên
  • Nói được đầy đủ cả câu
  • Sử dụng đúng các thì quá khứ, hiện tại và tương lai
  • Bắt đầu biết kể chuyện cười

Lời khuyên

  • Đọc sách cho con nghe. Hãy giúp con nuôi dưỡng tình yêu với sách ngay từ bé. Hãy cho con chọn những gì muốn nghe và hỏi con những câu liên quan đến sách.
  • Nói chuyện với bé bằng những câu hoàn chỉnh. Sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực sẽ giúp con học theo rất nhanh.
  • Học bài hát và ca từ có vần điệu là một gợi ý tốt để con phát triển ngôn ngữ.

Khi nào nên tham vấn bác sĩ?

  • Nếu con không thể hiện mạch lạc được câu đơn giản
  • Không thể sử dụng nhiều hơn ba từ trong một câu
  • Sử dụng sai các thì, không biết số ít, số nhiều
Cẩm nang cho bé 5 tuổi 10 tháng phát triển toàn diện
Trẻ cần ăn đầy đủ chất để phát triển toàn diện

Sức khỏe và dinh dưỡng của bé 5 tuổi 10 tháng

Ở độ tuổi này, con bạn cần khoảng 1.200 – 2.000 calories để cung cấp năng lượng mỗi ngày.

Gợi ý thực đơn

Protein: Khẩu phần cung cấp cho bé cần đa dạng mỗi ngày để có đủ protein. Một quả trứng, 1- 3 muỗng canh thịt nạc, thịt gà, 4 – 5 muỗng đậu khô và đậu Hà Lan là hợp lý.

Trái cây: Một chén trái cây sẽ là gợi ý thích hợp với con. Nửa quả táo, một quả chuối hoặc một quả bưởi cỡ vừa cũng được. Nếu quá khó trong việc ăn trái cây, mẹ có thể ép nước cho con uống.

Rau: Một quả cà chua, 2 củ cà rốt sẽ giúp con đủ lượng rau cần thiết mỗi ngày. Ngoài ra, hãy cho bé ăn các loại rau khác nhau để tập làm quen.

Tinh bột: Một lát bánh mỳ, một chén ngũ cốc hoặc ½ chén mỳ Ý sẽ hợp khẩu vị của trẻ. Khuyến khích chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt và nên hạn chế các loại ngũ cốc tinh chế.

Sữa: Một cốc sữa tươi, một cốc sữa chua, sữa đậu nành hoặc phô mai luôn là ưu tiên hàng đầu của con.

Tiêm phòng và các bệnh thông thường

Các mũi tiêm hầu như đã hết. Hãy kiểm tra nếu con có còn sót mũi nào không.

Về các bệnh thông thường, con có thể bị cúm, cảm lạnh hay tay chân miệng. Những dấu hiệu dễ nhận thấy như khó chịu trong người, mệt mỏi, chán ăn, sốt cao, tiêu chảy…

Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

Hãy dạy con cách giữ vệ sinh cá nhân.

Khi nào nên tham vấn bác sĩ?

  • Nếu con bị sốt trên 39 độ C
  • Có vết bầm tím, sưng hoặc phát ban bất thường
  • Đau nhức liên tục ở một bộ phận trên cơ thể
  • Nôn và tiêu chảy liên tiếp trong 2 ngày.

Theo theAsianparent Singapore.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

DAVE

  • Home
  • /
  • Giai đoạn phát triển
  • /
  • Cẩm nang cho bé 5 tuổi 10 tháng phát triển toàn diện
Chia sẻ:
  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it