Mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh để giúp bé đi tiêu dễ dàng ba mẹ có thể áp dụng tại nhà sẽ giúp bé vui vẻ trở lại. Những bí quyết đó là gì? theAsianparent sẽ bật mí trong bài viết này.
Tổng quan về tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh
Tình trạng táo bón không những xảy ra ở trẻ em trên 1 tuổi hay người lớn mà ngay trẻ sơ sinh cũng có thể mắc phải. Táo bón xảy ra khi chất thải di chuyển quá chậm qua đường tiêu hóa khiến phân của bé trở nên khô cứng.
Vì trẻ sơ sinh chưa thể giao tiếp bằng ngôn ngữ nên cũng khó lòng cho các bà mẹ biết được bé có đang bị táo bón hay không. Nhưng trẻ sơ sinh sẽ có những dấu hiệu cho mẹ hay những gì đang làm con khó chịu. Có thể kể đến như:
- Bỗng dưng quấy khóc vô cớ, biếng ăn và hay có biểu hiện nhăn nhó khó chịu
- Đi ngoài ít hơn bình thường, phân bón cục rắn và trẻ 2 tháng tuổi có biểu hiện rặn rất khó khăn
- Sờ bụng thấy lúc nào cũng trong tình trạng phình to và cứng
- Có xuất hiện máu trong phân hay không?
- Khi đi vệ sinh, bé sẽ mất tầm 10 phút hoặc lâu hơn trước khi bỏ cuộc không?
- Bé có phải cong lưng, thắt chặt mông và khóc khi cố gắng đi tiêu không?
Mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh
1. Tập thể dục cho bé để trị táo bón
Mẹ có thể đặt bé nằm ngửa trên giường, sau đó giơ hai chân của bé lên thực hiện động tác đạp xe. Phương pháp này giúp hệ thống tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn.
2. Thực hiện massage bụng
Để giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn, mẹ có thể massage bụng hàng ngày cho bé. Mẹ đặt bàn tay lên bụng dưới rốn của bé, sau đó ấn nhẹ nhàng rồi massage theo chiều kim đồng hồ. Mỗi ngày thực hiện khoảng 2-3 lần, mỗi lần 5-6 phút sẽ giúp bé dễ chịu và thoải mái hơn.
3. Tắm nước ấm cũng là một mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh
Có thể để bé thư giãn trong chậu tắm nhằm giúp phân di chuyển dễ dàng hơn, đồng thời bạn cũng nên xoa bóp vùng bụng cho bé.
4. Trị táo bón cho trẻ sơ sinh bằng bồ kết
Ông bà ta cũng hay chỉ mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi sử dụng bồ kết khá hiệu quả với cách làm cũng rất đơn giản.
- Lấy 3 quả bồ kết nướng lên rồi cho vào 500ml nước đun sôi, để nguội
- Khi nước bồ kết đã nguội thì dùng 1 can xilanh sạch bơm nước bồ kết vào hậu môn của con
- Nước bồ kết sẽ kích thích cơ hậu môn giãn nở và trơn hơn. Nhờ đó bé sẽ đi ngoài dễ dàng mà không đau đớn
Lưu ý: để đảm bảo an toàn, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện và đảm bảo nguyên liệu và dụng cụ sạch sẽ khi tiến hành.
5. Dùng mật ong bôi hậu môn trẻ
Mật ong có tính nóng giúp kích thích các cơ vòng hậu môn khi bôi hậu môn của bé. Từ đó giúp bé đi vệ sinh dễ dàng hơn nhờ tính nóng của mật ong. Cách làm này áp dụng cho bé từ 1 tháng tuổi trở lên.
Sử dụng tăm bông sạch và nhỏ lên 1 chút mật ong. Sau đó ngoáy vào lỗ hậu môn của bé. Nên ngoáy sâu khoảng 1cm là tốt nhất. Trong vòng 5 – 10 phút sau bé sẽ đi ngoài được.
Mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện phương pháp này. Và đừng quên rửa tay sạch sẽ trước và sau khi làm nhé.
6. Cho trẻ sơ sinh uống nước trái cây trị táo bón
Sau khi được 2-4 tháng tuổi, bé có thể uống một lượng nhỏ nước ép trái cây. Các loại nước ép trái cây như táo, mơ, mận, lê….có thể hỗ trợ giúp điều trị táo bón.
Các bác sĩ khuyên mẹ chỉ nên bắt đầu với một lượng nhỏ và pha loãng với nước. Tuy nhiên, lần đầu tiên cha mẹ hoặc người chăm sóc cho bé uống nên theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
7. Đo nhiệt độ trực tràng
Khi bị táo bón, hãy lấy nhiệt độ trực tràng của bé bằng nhiệt kế sạch, bôi trơn để có thể giúp nhiệt kế đi qua phân.
Điều quan trọng là không nên sử dụng phương pháp này thường xuyên, vì có thể làm cho táo bón trở nên tồi tệ hơn. Em bé có thể bắt đầu không muốn đi tiêu nếu không có sự giúp đỡ. Nếu ba mẹ nghĩ mình nên áp dụng phương pháp này để giúp em bé đi tiêu thì nên nói chuyện với bác sĩ trước khi thực hiện.
Những tháng đầu trong cuộc đời bé có thể khiến ba mẹ bối rối, nhất là những cặp đôi lần đầu làm ba làm mẹ. Hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ người thân và tư vấn chuyên môn từ bác sĩ.
Xem thêm:
- Bé 2 tháng tuổi biết làm những gì? Mẹ cần đưa con đi khám trong trường hợp nào?
- 7 suy nghĩ sai lầm hầu như bố mẹ nào cũng mắc phải về phương pháp luyện ngủ cho trẻ sơ sinh
- Mẹ có biết vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!