Đau lòng mèo, chó cắn trẻ - Bố mẹ đừng chủ quan trong phút chốc mà hậu quả khó lường

Khi trẻ bị chó dại cắn cần rửa vết thương cùng xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút. Sau đó bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm phòng vắc-xin và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bị chó dại cắn đối với trẻ là những tổn thương đau đớn cả về thân thể lẫn tâm lý, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, bố mẹ nên hết sức cảnh giác và cẩn thận khi để trẻ chơi đùa với động vật.

  • Hãi hùng chó cắn trẻ nát mặt, đa chấn thương
  • Kinh hoàng chó cắn trẻ đến chết
  • Vật nuôi trong nhà: Đẹp nhưng độc
  • Biểu hiện của bệnh dại
  • Lời khuyên cho các gia đình – phụ huynh cần đặc biệt lưu ý nếu không muốn điều đau lòng xảy ra từ việc mèo, chó cắn trẻ

Hãi hùng chó cắn trẻ nát mặt, đa chấn thương

Đến tận thời điểm này, bác sĩ Nguyễn Thị Hương Giang, Khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Tạo hình – Thẩm mỹ, bệnh viện Việt Đức vẫn chưa thể quên được trường hợp một bé gái từ Nam Định bị chó cắn nát mặt…

Theo các bác sĩ bệnh viện Việt Đức, bệnh nhân là một bé gái, khoảng 6 tuổi, quê ở Nam Định, nhập viện trong tình trạng mất nhiều máu, đa vết thương hàm mặt phức tạp. Đáng chú ý, trên mặt em bé này còn có nhiều vết thương dài và sâu ở cung mày trán phải với kích thước 2×5 cm, vết thương góc trong mắt diện tích 10×2, vết thường trên trán rộng tới 3cm và một vết thương ở gò má bị lóc da rộng khoảng 6cm.

Hãi hùng chó cắn trẻ nát mặt, đa chấn thương (Nguồn ảnh: Tuoitre)

Sau khi thực hiện các biện pháp y khoa, các bác sĩ kết luận, trường hợp này cực kỳ nguy hiểm. Bé gái hoàn toàn có thể bị đứt dây thần kinh, dẫn đến liệt cơ mặt và nhiều tổn thương khác.

Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấp cứu, thăm dò vết thương, trong đó phát hiện vết thương má lộ dây thần kinh VII, kiểm tra không thấy đứt, tuy nhiên bị đứt dây chằng góc mắt trong. Bệnh nhi sau đó đã được khâu phục hồi, xử trí đa vết thương.

Hãi hùng hơn, theo lời kể của người nhà, bé gái 6 tuổi này đang chơi ngoài sân thì bất ngờ bị chính chú chó nhà nuôi nặng khoảng 30 kg xông vào cắn xé tới tấp. Nghe thấy tiếng hét của bé, người nhà chạy ra can ngăn nhưng không kịp. Khi gỡ được con chó ra, mặt của đứa trẻ đã bị cắn nát.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có thể quan tâm:

Học ngay cách xử lý cho trẻ khi bị chó cắn nếu không muốn gặp nguy hiểm

Kinh hoàng chó cắn trẻ đến chết

Không được may mắn như em gái ở trên, một nạn nhân khác của các vụ việc chó cắn người không thể thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

Theo Tiến sĩ Lê Việt Khánh, Phó trưởng khoa Cấp cứu Tiêu hoá, bệnh viện Việt Đức, đầu giờ sáng, khoa Cấp Cứu bất ngờ tiếp nhận một ca bệnh trong tình trạng sốc mất máu hết sức nghiêm trọng. Nạn nhân được xác định là một bé gái chỉ 8 tháng tuổi, có 2 vết cắn rất sâu trên thái dương.

Nước mắt dàn rụa, mẹ của em bé kể lại, trong lúc đang chơi đùa, bé gái 8 tháng tuổi bị chính chú chó trong nhà bất ngờ lao vào tấn công. Do đây là giống chó ngao Tây Tạng, nặng tới 40kg, rất khỏe, đứa bé chỉ biết gào khóc. Đến khi nhìn thấy, người mẹ lao vào giằng co cũng bị con chó cắn nhiều nhát vào tay.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau khi thực hiện các thủ tục cần thiết, các bác sĩ tập trung cầm máu, cố gắng mở tĩnh mạch để truyền dịch cho máu đồng thời ép tim liên tục và dùng thuốc trợ tim. Tuy nhiên sau 2 tiếng nỗ lực cấp cứu, bé gái đã không qua khỏi.

Vật nuôi trong nhà: Đẹp nhưng độc

Rất nhiều gia đình Việt đã, đang và vẫn sẽ có ý định nuôi chó, mèo hoặc các loại vật nuôi khác, ngay cả khi trong nhà có trẻ sơ sinh và các em bé. Nhiều người quan niệm rằng, để trẻ con tiếp xúc từ bé với chó, mèo sẽ giúp chúng không còn sợ khi lớn lên, đồng thời cũng đem đến một người bạn mới cho con trẻ. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm!

Vật nuôi trong nhà: Đẹp nhưng độc (Nguồn ảnh: Tuoitre)

Thống kê từ Cục Thú ý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, có tới 400.000 người phải điều trị dự phòng do chó, mèo cắn trong năm 2018. Bệnh dại phát sinh do mèo, chó cắn người cũng đã làm 86 nạn nhân tử vong (tăng 12 trường hợp so với năm 2017).

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong số này, không ít nạn nhân vẫn là trẻ em, thậm chí là trẻ sơ sinh. Nếu thoát được khỏi hàm răng của chó, các em bé cũng khó có thể tránh khỏi một số bệnh mà các loài vật nuôi này mang lại:

  • Nhiễm trùng toxoplasma: Triệu chứng của người nhiễm là bị choán chỗ hệ thần kinh trung ương, viêm võng mạc màng mạch, viêm phổi, viêm cơ tim…
  • Nhiễm trùng giun đũa: Gây cản trở tầm nhìn, thậm chí bị mù. Ấu trùng di chuyển đến nội tạng, thường xảy ra ở gan, kết hợp với những triệu chứng khác như khò khè, khó thở.
  • Nhiễm trùng giun móc: Ho, đau ngực, thở khò khè, sốt, đau vùng thượng vị, khó tiêu, buồn nôn, nôn, táo bón và tiêu chảy…nghiêm trọng hơn là thiếu máu và thiếu hụt protein, hốc hác, suy tim và đầy bụng.
  • Bệnh lyme: Xuất hiện tình trạng da ủng đỏ, sốt, hay đau cơ/khớp.

Và sẽ thật thiếu sót khi nói đến nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và thương tật kéo dài khi bị mèo, chó cắn người: Bệnh dại.

Mẹ có thể quan tâm:

Tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không?

Biểu hiện của bệnh dại

Hiện tại, cả đông và tây y đều chưa có phương pháp điều trị cho những người bị lên cơn dại. Từ đó, có thể thấy mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.

Khi chó cắn người, virus từ chó sẽ lây sang người thông qua chất dịch tiết, phổ biến nhất là nước bọt. Người bị chó, mèo dại cắn, thông thường sẽ ủ bệnh trong khoảng 2 đến 8 tuần, thậm chí có thể lên đến trên một năm, tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của vết thương. Tuy nhiên, trường hợp bị cắn ở cổ, mặt, hay tay, thì bệnh sẽ phát nhanh hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các triệu chứng của bệnh dại:

  • Ban đầu sẽ cảm thấy vết cắn đau nhức, sưng tấy, kèm theo sốt, đau đầu, trằn trọc, buồn nôn, la hét…
  • Giai đoạn tiếp theo, người bệnh sẽ lên cơn co giật, run cơ, co thắt hô hấp và thanh quản, dẫn tới tình trạng khó thở, sau đó sẽ sùi bọt mép, sợ nước, sợ gió và ánh sáng.
  • Giai đoạn cuối, người bị dại sẽ bị liệt, có thể có những phản ứng quá độ, thậm chí là hung tợn, thể trạng sau đó nhanh chóng suy sụp rồi dẫn tới hôn mê, sau cùng là tử vong.

Khi bị chó dại cắn, virus từ chó sẽ lây sang người thông qua chất dịch tiết (Nguồn ảnh: Tuoitrexahoi)

Lời khuyên cho các gia đình – phụ huynh cần đặc biệt lưu ý nếu không muốn điều đau lòng xảy ra từ việc mèo, chó cắn trẻ 

“Việc đã rồi”, “Giá như…”, “Nếu như…” …. những cụm từ thể hiện sự tiếc nuối, hoài niệm và hối hận sẽ không liên tục được lặp đi lặp lại, nếu như quý phụ huynh cẩn thận và biết lắng nghe.

Bác sĩ Nguyễn Văn Sơn – Trung tâm Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cho biết “Nuôi các động vật như chó, mèo…là việc thường thấy trong các gia đình hiện nay. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng tuân thủ đúng qui định về việc nuôi động vật như rọ mõm, xích dây…Vì thế, đã không ít trường hợp chúng tấn công người khác, nhất là các trẻ nhỏ. Nếu trẻ bị cắn vào vùng mặt, cổ hoặc bị nhiều vết thương, bố mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh dại ngay lập tức trong vòng 48 giờ sau khi cắn và phải được theo dõi thường xuyên sau đó”.

Một số giải pháp và lời khuyên cho các ông bố, bà mẹ:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đối với trẻ sơ sinh:

  • Cha mẹ không nên đưa trẻ đến gần vật nuôi
  • Không để con một mình ở những khu vực vật nuôi hay hoạt động.
  • Không để vật nuôi nhảy vào trong cũi của trẻ

Đối với trẻ nhỏ:

  • Khi thú cưng đang ăn hay cố bảo vệ món đồ nào đó, hoặc khi chúng đang ngủ say tuyệt đối không được trêu chọc.
  • Không được để trẻ chơi 1 mình cùng chó, mèo mà không có sự giám sát của người lớn.
  • Dạy con không tiếp xúc với động vật lạ khi ra ngoài.
  • Dạy con khi bị chó tấn công không bỏ chạy hay la hét. Hãy nằm xuống và cuộn tròn người, che phần đầu và cổ để tránh bị tấn công vào 2 khu vực nguy hiểm này.

 Đối với phụ huynh:

  • Cho chó mèo đi tiêm ngừa và khám bệnh theo đúng quy định.
  • Thường xuyên cắt tỉa lông và thu dọn những phần lông thú bị rụng để tránh cho bé những bệnh liên quan đến đường hô hấp của bé.
  • Huấn luyện thú cưng những hành vi cơ bản như không được phép đùa giỡn quá đà, hay dùng răng cắn vào trẻ khi cả hai đang nô đùa.
  • Lựa chọn giống vật nuôi phù hợp với gia đình

Trong trường hợp chó cắn trẻ

  • Nếu vết cắn chảy máu nhiều, cần tập trung cầm máu trước, sau đó sát trùng vết thương
  • Khi rửa vết thương, cần rửa cùng xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút.
  • Rửa lại vết thương với cồn 70%
  • Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm phòng vắc-xin và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt.

Và cuối cùng, hãy cân nhắc có nên nuôi một chú cún, một bé mèo hay không nếu như có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong nhà nhé.

Nguồn tham khảo: Phòng ngừa bệnh dại ở trẻ em – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

Bài viết của

DAVE