X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Mẫu thuẫn mẹ chồng nàng dâu không hồi kết vì cách chăm cháu của mẹ chồng

Mất 6 phút để đọc
Mẫu thuẫn mẹ chồng nàng dâu không hồi kết vì cách chăm cháu của mẹ chồng

Mẹ chồng chăm cháu cũng xuất phát từ tình thương yêu, tuy nhiên cách chăm phản khoa học của bà khiến mình rất lo lắng. Mình nên làm gì với tính cách thương cháu mà hóa hại cháu của mẹ chồng đây?

Mẹ chồng chăm cháu là một trong những nguyên nhân gây ra mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu. Hãy xem người trong cuộc nói gì về tình huống trớ trêu này nhé.

Nguồn cơn của những mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu không hồi kết đến từ việc mẹ chồng chăm cháu

Mâu chuyện mẹ chồng nàng dâu trước nay vốn chưa bao giờ hạ nhiệt. Hồi còn độc thân, thỉnh thoảng đọc qua những bài báo hay đâu đó nghe thấy câu chuyện mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, mình luôn nghĩ, sau này lấy chồng mình với chồng sẽ ở riêng, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của mình sẽ không tệ như thế. Sau này khi yêu anh xã của mình thì mình lại càng thấy yên tâm vì anh ấy là con út, việc ở cùng với mẹ chồng đã có các chị dâu của mình lo.

Nhưng người tính không bằng trời tính. Bố mẹ chồng mình mặc dù sinh được 4 người con trai nhưng các anh đều đã có gia đình và an cư ở xa nên khi lấy nhau, vợ chồng mình mặc định là phải ở cùng ông bà. Nhà lẽ ra đông người mà lại thành neo người nên sau khi cưới, ông bà đã vô cùng mong chờ ngày được bế cháu.

Bố mẹ chồng mình tính cách vốn xuề xòa nên những ngày đầu về làm dâu mình sống khá thoải mái. Mọi chuyện chỉ trở nên phức tạp khi vợ chồng mình có bé. Mình và mẹ chồng luôn bất đồng quan điểm trong việc nuôi dạy con. Và đây chính là nguồn cơn của những mâu thuẫn không hồi kết.

mẹ chồng chăm cháu

Mẹ chồng chăm cháu sai cách là nguyên nhân gây mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu

Mẹ chồng chăm cháu phản khoa học nhưng mình bất lực

Tròn một năm sau đám cưới, mình đã sinh cho ông bà một cháu trai kháu khỉnh. Và mọi chuyện cũng bắt đầu từ đây. Bố chồng mình vốn không can thiệp vào việc nuôi dạy con cái của mình nhưng mẹ chồng mình thì không. Từ việc ăn uống, vệ sinh, nuôi dạy con, bà đều tham gia vào.

Bà luôn muốn áp dụng những kinh nghiệm nuôi trẻ từ thời xưa áp dụng cho các cháu. Nấu bột cho con bà cũng tùy tiện cho mắm muối, gia vị của người lớn mặc dù mình đã mua đầy đủ đồ của con và để riêng ở một góc, dặn dò bà cẩn thận nhưng bà không bao giờ chịu dùng.

Pha sữa công thức mà bà không bao giờ quan tâm đến việc phải chuẩn bị nước trước, luôn đổ sữa vào trong bình trước rồi rót nước vào sau, tùy sở thích mà hôm thì bà cho nhiều nước hôm cho ít nước. Mình góp ý thì bà luôn được nghe một câu quen thuộc ” ngày xưa tao nuôi cả 4 đứa lớn như thổi, có ôm đau gì đâu”.

mau-thuan-me-chong-nang-dau

Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu vì bà nội hay mớm cơm cho cháu

Những nguyên tắc ăn ngủ mình rèn cho con giờ đây bị phá vỡ hoàn toàn vì cách chăm cháu của mẹ chồng

Hết thời gian nghỉ sinh, mình quay trở lại với công việc. Khi mình còn nghỉ ở nhà đã luyện cho con thói quen ngủ một mình và con ngủ rất ngoan, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau khi mình trở lại đi làm, việc cho con ngủ bỗng trở nên khó khăn hơn. Con chỉ ngủ ngoan khi được mẹ bế, đặt con xuống là con tỉnh giấc và khóc ngay. Hóa ra là ở nhà bà luôn bế ẵm, đu đưa cháu mỗi khi cho cháu ngủ. Bà bảo để con ngủ một mình con hay giật mình, tội lắm. Các mẹ cũng biết việc đu đưa trẻ nhỏ có tác hại như thế nào rồi đấy, vậy mà bà bỏ ngoài tai, lý do của bà là, ngày xưa ai nuôi con chẳng làm thế.

Nguyên tắc ăn uống mà mình muốn dạy cho con dường như cũng rất khó. Dường như bữa ăn nào cũng trở nên vô cùng căng thẳng nếu có mặt bà.

Nhiều lần mình còn bắt gặp bà cho cháu ăn quà vặt ngon lành trước giờ cơm, hậu quả là con không còn hào hứng với bữa ăn nữa. Mình nói thì bà bảo: “Ăn gì cũng là ăn, miễn sao no là được”.

Mình muốn con tự cầm bát thìa tự xúc ăn nhưng bà thường sẵn sàng bón cho con ăn hết bát cơm, thậm chí cho con vừa ăn bim bim hoặc vừa xem tivi vừa ăn cơm nếu con muốn.

mau-thuan-me-chong-nang-dau

Con trở nên khó bảo hơn vì sự nuông chiều của bà nội dẫn đến mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu không hồi kết

Con mình ngày càng bướng bỉnh vì quen được “chiều hư”

Bé nhà mình được ông bà chiều nên nhiều khi lấy ông bà ra để làm lá chắn. Ví dụ như khi đang ở trong phòng riêng với mẹ nhưng mếu bị mẹ mắng, con sẵn sàng mở cửa phòng chạy ra cầu thang khóc thật to để bà nghe được, và lát sau, câu mà bà nói với con sẽ là: “Để bà đánh mẹ con nhé!” hoặc: “Nín đi bà cho bim bim”.

Hơn nữa, bà thường bịa ra một điều kiện lý tưởng nào đó để dụ cháu nghe lời, sau đó thì không thực hiện. Ví dụ, để dỗ cháu ăn cơm, bà thường bảo ăn xong bà sẽ mua cho con những loại đồ chơi hấp dẫn hoặc cho con đi chơi, đương nhiên là sau khi con ăn xong sẽ không có đồ chơi nào được sắm hay chuyến đi chơi nào được thực hiện rồi.

Mình góp ý rằng bà làm như vậy là sẽ tạo cho con thói quen nói dối để đạt được mục đích, bà liền giận dỗi và bảo mình muốn “trứng khôn hơn vịt”

Về phần chồng mình, đã nhiều lần mình nhờ chồng góp ý với bà nhưng chồng mình chỉ tặc lưỡi: “Bà thương cháu mới thế, con còn nhỏ, sau này dạy dỗ cũng chưa muộn”.

Đành rằng hành động của bà xuất phát từ lòng thương yêu, thấy có trách nhiệm phải lo cho cháu nhưng do mọi việc ngày này qua ngày khác dồn nén khiến mình rất ức chế. Mình có cảm giác bất lực trước cách mẹ chồng chăm cháu. Mình nên làm gì với tính cách thương cháu mà hóa hại cháu của mẹ chồng đây?

Xem thêm

  • 10 năm làm dâu ăn Tết với mẹ chồng Nỗi lòng này biết ngỏ cùng ai?
  • Vợ chết vì kiệt sức sau sinh nhưng chồng và mẹ chồng không hề đoái hoài
  • Mẹ chồng giành chăm cháu, chị em nên làm gì để “dĩ hòa vi quý”

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Mecoca

  • Home
  • /
  • Hôn nhân
  • /
  • Mẫu thuẫn mẹ chồng nàng dâu không hồi kết vì cách chăm cháu của mẹ chồng
Chia sẻ:
  • Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

    Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

  • Lưu ý khi bà bầu mang thai 7 tháng sinh hoạt vợ chồng

    Lưu ý khi bà bầu mang thai 7 tháng sinh hoạt vợ chồng

  • Cùng chị em giải mã những giấc mơ thấy chồng ngoại tình

    Cùng chị em giải mã những giấc mơ thấy chồng ngoại tình

  • Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

    Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

  • Lưu ý khi bà bầu mang thai 7 tháng sinh hoạt vợ chồng

    Lưu ý khi bà bầu mang thai 7 tháng sinh hoạt vợ chồng

  • Cùng chị em giải mã những giấc mơ thấy chồng ngoại tình

    Cùng chị em giải mã những giấc mơ thấy chồng ngoại tình

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it