Mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú không? Những trường hợp mẹ không nên cho con bú

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan thông qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Bệnh không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc thông thường giữa người bệnh và người khỏe mạnh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiều người thắc mắc khi mẹ sử dụng thuốc kháng sinh hoặc bị sốt xuất huyết có nên cho con bú hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết này để giải đáp thắc mắc nhé!

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh

Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết

Những dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết thường thấy bao gồm:

  • Sốt khởi phát đột ngột
  • Đau đầu dữ dội
  • Đau mắt, đau khớp và các cơ bắp
  • Phát ban.

Phát ban thường xuất hiện ở bàn tay, cánh tay, chân và bàn chân trong khoảng 3–4 ngày sau khi sốt bắt đầu. Người bệnh cũng có thể gặp những vấn đề liên quan đến chảy máu nhẹ.

Các triệu chứng của bệnh thường biến mất hoàn toàn trong vòng 1–2 tuần. Tuy nhiên, người bệnh sốt xuất huyết đôi khi gặp phải vấn đề về đông máu. Khi đó, bệnh chuyển sang giai đoạn sốt xuất huyết nặng. Đây là tình trạng rất nghiêm trọng gây chảy máu bất thường và khiến huyết áp hạ xuống thấp, có thể dẫn đến sốc.

Triệu chứng bệnh thường bắt đầu xuất hiện từ 5–7 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt nhưng có thể khởi phát trong khoảng 3–14 ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú?

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng mẹ bị sốt xuất huyết vẫn có thể tiếp tục cho con bú.

Một số nghiên cứu cho thấy virus sốt xuất huyết có khi được tìm thấy trong sữa mẹ và đây có thể là con đường lây truyền tiềm năng của virus. Ngoài ra, đã có một trường hợp trẻ em được ghi nhận có thể bị nhiễm virus sốt xuất huyết khi bú sữa mẹ đang bị bệnh.

Tuy nhiên, nguy cơ người mẹ truyền virus sốt xuất huyết cho con thông qua sữa mẹ được xem là rất thấp.

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan thông qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Bệnh không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc thông thường giữa người bệnh và người khỏe mạnh. Virus gây bệnh sốt xuất huyết chỉ tồn tại trong máu chứ không phải trong sữa mẹ nên bệnh không thể lây truyền từ mẹ sang con, nếu có thì nguy cơ truyền bệnh cho trẻ cũng cực kỳ thấp. Không những vậy, trong sữa mẹ còn chứa kháng thể có khả năng chống lại virus gây bệnh, nên khi bú mẹ, trẻ sẽ được tăng cường sức đề kháng, bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh. Vì vậy mẹ bị sốt xuất huyết vẫn có thể cho con bú mà không cần quá lo lắng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đối với phụ nữ đang cho con bú, để hạ sốt, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc paracetamol vì đây là loại thuốc khá an toàn, chỉ truyền qua sữa mẹ một lượng rất ít và không gây ảnh hưởng cho trẻ. Bên cạnh đó, người bệnh cần uống nhiều nước, ăn những loại thức ăn dạng lỏng như cháo, súp tránh những loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu, đầy bụng, những loại nước có gas, có màu đỏ, màu đậm vì sẽ gây nhầm lẫn với hiện tượng chảy máu dạ dày nếu người bệnh có hiện tượng nôn. Việc tái khám theo chỉ định của bác sĩ cũng rất cần thiết vì để theo dõi quá trình bệnh và chẩn đoán các biến chứng có thể xảy ra nhằm bảo vệ sức khỏe, tránh gây nguy hiểm tính mạng.

Những trường hợp mẹ không nên cho con bú

Ngoài vấn đề sốt xuất huyết ra thì sản phụ cần phải dừng việc sử dụng sữa của mình cho bé trong các trường hợp sau:

Khi mẹ đang sử dụng thuốc kháng sinh

Một số thành phần trong thuốc sẽ làm thay đổi mùi vị của sữa và giảm phản xạ tiết sữa của mẹ. Nếu vẫn cho bé bú sẽ khiến bé sợ và bỏ và xa lánh hẳn với sữa mẹ.

Hơn nữa, các thành phần trong thuốc nguy hại đối với trẻ sơ sinh cũng đi vào sữa mẹ, mặc dù với hàm lượng rất ít nhưng cũng đủ để gây hại cho cơ thể non nớt này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bị bệnh tim và tiểu đường

Đối với những mẹ bị các bệnh về tim mạch, gan, thận và tiểu đường nên hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa và ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, để không ảnh hưởng đến sức khỏe 2 mẹ con.

Mẹ bị viêm tuyến vú

Chắc chắn rồi, viêm tuyến vú thì sao ta có thể cho bé tiếp tục sử dụng sữa của mình được nữa, không cần giải thích nhiều thì chắc bạn cũng hiểu khi viêm vú những vi khuẩn gây bệnh sẽ nhiễm cả vào trong sữa sản phụ và khi bé ti sẽ bị ảnh hưởng bởi các loại virut này gây ra các bệnh cho đường tiêu hóa.

Mẹ bị các bệnh về thần kinh

Những người mắc các bệnh về thần kinh khi cho con bú sẽ làm tổn thương đến bé rất nguy hiểm. Hơn nữa, trong sữa mẹ bị bệnh có chứa nhiều thuốc k tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ, làm cho trẻ sinh ra các chứng bệnh: thèm ngủ, toàn thân nổi lên những nốt ban đen.

Mẹ bị viêm gan B

Tiếp tục sau sốt xuất huyết thì sản phụ mắc viêm gan B cũng không nên cho bé sử dụng sữa của mình.

Lý do cho khuyến cáo này đó là: HbsAg một chất có trên bề mặt của virus HBV (nguyên nhân gây ra viêm gan B) đang nằm trong máu của người mẹ có thể sẽ nhiễm vào trong tuyến sữa qua con đường này nó sẽ đi vào cơ thể của trẻ và gây bệnh.

Sau khi mẹ lao động nặng

Việc vận động hay làm việc nặng của mẹ cũng ảnh hưởng tới việc sản sinh sữa. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, khi sản phụ luyện tập hay lao động quá mức sẽ buộc cơ thể sản sinh ra Axit Lactic (axit sữa) . Đây là loại axit gây nên vị chua có trong sữa mẹ và khi đi vào cơ thể non yếu của trẻ sơ sinh sẽ làm cho bé nôn hoặc bị đầy bụng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ đang xạ trị ung thư

Nhưng mẹ đang điều trị ung thư phải sử dụng các phương xạ trị, điều này có thể biến đổi chức năng tuyến giáp của bé. Khi mẹ ngừng xạ trị hãy cho bé bú. Tuy nhiên, phải có sự cho phép của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé.

Mẹ tiếp xúc với hóa chất độc hại

Đây cũng có thể giải thích tại sao khi sốt xuất huyết không nên cho bé uống sữa mẹ, bởi khi ta diệt muối (mầm bệnh) bằng thuốc hóa học hoặc mẹ lao động trong môi trường độc hại tiếp xúc với thuốc trừ sâu, môi trường ô nhiễm có thể sẽ gây ngộ độc cho trẻ.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Mẹ Chuu