Mới phát hiện có thai có nên đi khám không? Những lưu ý cho mẹ trong lần khám thai đầu tiên

Chăm sóc sức khỏe trong thời gian mang thai là một việc làm quan trọng vì nó giúp em bé khỏe mạnh khi chào đời. Mới phát hiện có thai có nên đi khám không? Những điều gì cần lưu ý trong lần đầu khám thai? Đọc bài viết của chúng tôi để giải đáp các thắc mắc trên nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mới phát hiện có thai có nên đi khám không là điều mà nhiều mẹ băn khoăn. Sau 2 tuần kể từ ngày thụ thai, khi đã biết mình mang thai bằng siêu âm hoặc que thử thai, mẹ cần đi khám thai ngay lập tức. Việc khám thai trong giai đoạn đầu giúp bạn biết chính xác mình có thai hay không và kiểm tra tim thai hiệu quả. Ngoài ra, việc này còn giúp phát hiện một số tình trạng nguy hiểm trong thai kỳ để kịp thời điều trị hợp lý.

Bạn nên đọc bài viết này để biết:

  • Mới phát hiện có thai có nên đi khám không?
  • Những điều cần thực hiện trong lần khám thai đầu tiên
  • Những lưu ý cho mẹ bầu trong lần khám thai đầu tiên

Mới phát hiện có thai có nên đi khám không?

Các chuyên gia về thai sản cho hay, mẹ có thể biết mình có thai hay không bằng việc sử dụng que thử thai hoặc các biện pháp siêu âm sau 2 tuần kể từ ngày thụ tinh. Nếu phát hiện có thai, bạn nên đi khám ngay. Việc khám vào giai đoạn đầu của thai kỳ giúp mẹ biết chính xác mình có thai hay không, đồng thời có thể kiểm tra tim thai hiệu quả. Ngoài ra, việc này cũng giúp chị em chuẩn đoán và sớm điều trị một số tình trạng nguy hiểm trong thai kỳ như: mang thai ngoài tử cung.

Bạn có thể chưa biết:

Mẹ mới có thai nên bổ sung gì để thai nhi phát triển toàn diện?

Uống kháng sinh khi mới có thai có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?

Sau 2 tuần kể từ ngày thụ tinh, bạn nên đi khám thai ngay

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những điều cần thực hiện trong lần khám thai đầu tiên

Bên cạnh những lo lắng về việc mới phát hiện có thai có nên đi khám không, nhiều chị em còn thắc mắc những thủ tục phải làm trong lần khám đầu tiên. Dưới đây là một số việc chị em cần chuẩn bị và thực hiện để xác định tình trạng cơ bản của mẹ và em bé trong lần khám này:

Thực hiện các xét nghiệm quan trọng đầy đủ

Mẹ sẽ được hướng dẫn thực hiện một số loại xét nghiệm và siêu âm quan trọng trong lần khám thai đầu tiên, để xác định tình trạng của bạn và con. Dưới đây là các xét nghiệm bắt buộc phải thực hiện trong lần khám thai này:

Xét nghiệm nguy cơ thiếu máu

Thiếu máu là một bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến mẹ và bé nếu bạn mang thai. Thậm chí, nó còn làm tăng nguy cơ sảy thai cao. Vì vậy, bác sĩ cần thực hiện xét nghiệm nguy cơ thiếu máu để kịp thời phát hiện và tìm ra phương án điều trị phù hợp.

Xét nghiệm nồng độ hCG

hCG là hormone được sản sinh trong thời gian người mẹ mang thai. Việc xác định nồng độ của loại hormone này trong cơ thể giúp mẹ biết chính xác mình có mang thai hay không. Trường hợp nồng độ hCG ở mức thấp so với chỉ số thông thường, mẹ có thể bị tình trạng mang thai ngoài tử cung.

Siêu âm

Đây là thủ tục buộc phải thực hiện trong bất kỳ lần khám thai nào. Siêu âm không chỉ giúp bác sĩ theo dõi quá trình phát triển của bé mà còn kịp thời phát hiện những bất thường. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kiểm tra nguy cơ các bệnh truyền nhiễm qua đường mẹ con

Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng cần được kiểm tra trong lần khám thai đầu tiên. Một số bệnh truyền nhiễm từ mẹ có nguy cơ lây sang con cao là: viêm gan B, HIV,...

Bạn có thể chưa biết:

Mẹ bầu mới có thai nên ăn gì để thai nhi phát triển khoẻ mạnh?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu phải lưu ý

Khám kỹ tình trạng sức khỏe mẹ ở thời điểm mang thai

Trong thai kỳ, điều quan trọng chính là sức khỏe người mẹ. Mẹ khỏe thì thai nhi mới có nền tảng để phát triển tốt và khỏe mạnh. Ở giai đoạn đầu mang thai, cơ thể mẹ có rất nhiều sự thay đổi. Để xác định chi tiết các yếu tố liên quan đến sức khỏe của mẹ, bác sĩ sẽ thực hiện một số điều trong lần khám đầu tiên như:

  • Kiểm tra chiều cao, cân nặng: nhằm đảm bảo mẹ có đang ở tình trạng sức khỏe tốt để mang thai hay không? Điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày như thế nào để phù hợp với cân nặng hiện tại của mẹ?
  • Đo hô hấp, huyết áp và hệ tim mạch: để tránh bị hội chứng tiền sản giật trong quá trình mang thai.
  • Siêu âm những bất thường mà nhiều mẹ hay gặp ở khoang bụng và bầu ngực.
  • Lưu lại những thông tin cần thiết cho lần tái khám sau

Bác sĩ đo hô hấp, huyết áp và tim mạch để mẹ tránh bị hội chứng tiền sản giật thai kỳ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tìm hiểu thông tin liên quan đến tiền sử bệnh lý của mẹ

Trong lần đầu khám thai, mẹ nên chuẩn bị chi tiết các bệnh đã từng mắc phải để báo với bác sĩ. Những thông tin trên là một phần cơ sở giúp xác định những điều cần lưu ý thêm cho mẹ trong quá trình mang thai.

  • Các bệnh mãn tính mẹ từng mắc phải, tình trạng bệnh ở thời điểm mang thai hiện tại như thế nào?
  • Có bị dị ứng hoặc kích ứng với những loại thuốc điều trị nào hay không?
  • Có từng sử dụng qua các chất kích thích như: thuốc lá, rượu bia hay không?
  • Các bệnh di truyền mà người thân trong gia đình từng mắc phải

Những lưu ý cho mẹ bầu trong lần khám thai đầu tiên

Để lần khám thai đầu tiên diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, chúng tôi đã tổng hợp một số lưu ý giúp chị em có sự chuẩn bị tốt hơn:

  • Trước khi đi khám, bạn cần ghi chú những thắc mắc để nhờ bác sĩ giải đáp, tránh bỏ sót các vấn đề mình đang lấn cấn.
  • Nhờ bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho mẹ theo tình trạng sức khỏe và cân nặng hiện tại
  • Trường hợp thai nhi bị yếu trong giai đoạn đầu mang thai, bạn có thể yêu cầu nhập viện để được theo dõi và chăm sóc tốt hơn
  • Ngoài ra, chị em có thể nhờ bác sĩ tư vấn một số loại thực phẩm chức năng, vitamin và thuốc để tăng cường sức khỏe cho mẹ trong thai kỳ.

Chị em có thể nhờ bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ hiện tại

Khám thai lần đầu tiên là một việc làm rất quan trọng. Nó không chỉ đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe hiện tại của mẹ mà còn kịp thời xử lý các trường hợp nguy hiểm, bất thường trong thai kỳ. Nhờ vậy mà sức khỏe của hai mẹ con được đảm bảo trong thời gian mang thai, đồng thời việc sinh nở của mẹ cũng trở nên dễ dàng hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Karen Nguyen Le