Mẹ bầu hay thức khuya và những tác hại khôn lường

Sức khỏe của mẹ mang thai cần được quan tâm đặc biệt. Những thay đổi do hormone và sự phát triển của em bé khiến mẹ gặp phải nhiều tình trạng khó chịu, trong đó có thức khuya. Mẹ nên làm gì trong trường hợp này?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu hay thức khuya khiến sức khỏe mẹ bị ảnh hưởng, thai nhi chậm phát triển. Hơn nữa trẻ sinh ra rất quấy, thường xuyên ngủ ngày, khóc đêm. Nếu mẹ bầu không có các biện pháp cải thiện giấc ngủ thì sức khỏe mẹ ngày càng giảm sút và dẫn tới khó sinh. Hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ của bà bầu và cách cải thiện nhé.

Nội dung bài viết:

  • Nguyên nhân mẹ bầu hay thức khuya, khó ngủ
  • Thức khuya có gây sảy thai không?
  • Tác hại của việc thức khuya khi mang thai
  • Cách khắc phục mất ngủ trong thai kỳ

Nguyên nhân mẹ bầu hay thức khuya, khó ngủ

1.  Do thói quen từ thời con gái

Có một số bà mẹ, đặc biệt là các bà mẹ trẻ ngày nay hay thức khuya để hoàn thành xong công việc đã vô tình tạo thói quen đến cả khi mang thai. Khi thức khuya liên tục trong thời gian dài, cơ thể sẽ quen và khó thay đổi sang nhịp sinh học mới.

Bạn có thể chưa biết:

Dùng điện thoại khi mang thai ảnh hưởng tới não bộ thai nhi như thế nào theo nghiên cứu của Hoa Kỳ?

2. Phản ứng của thai kỳ

Các hiện tượng chỉ xảy ra vào thời kỳ mang thai như chuột rút, tiểu tiện nhiều, không tìm được tư thế ngủ thoải mái là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến mẹ bầu mất ngủ. Ngoài ra, hiện tượng trào ngược dạ dày, ợ nóng cũng làm mẹ khó ngủ.

Mẹ bầu hay thức khuya do nhiều nguyên nhân (Nguồn ảnh: freepik)

Mẹ bầu hay thức khuya có nguy cơ sẩy thai không?

Theo bác sĩ, 3 tháng đầu có thể coi là thời kỳ nguy hiểm nhất của thai kỳ. Nếu trong thời gian mang thai bà bầu hay thức khuya thì rất dễ suy giảm sức khỏe, khiến tâm trạng trở nên căng thẳng, dễ gây ra các cơn co thắt trong tử cung dẫn đến sinh non hoặc sẩy thai.

Tác hại khôn lường khác khi mẹ bầu hay thức khuya

Tác hại của bà bầu thức khuya là rất nghiêm trọng và khôn lường nếu mẹ bầu cứ để tình trạng tái diễn liên tục.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. Em bé chậm phát triển

Khi thức khuya trong thời gian dài, đồng hồ sinh học thay đổi khiến nội tiết tố bị rối loạn, ảnh hưởng đến trao đổi chất trong cơ thể. Trao đổi chất kém thì thai nhi sẽ không nhận đủ được các chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến còi cọc và chậm lớn. Khi ra đời, bé sẽ nhẹ cân và ốm yếu hơn những đứa trẻ đồng trang lứa vì thiếu chất từ trong bụng mẹ.

2. Trẻ dễ khóc đêm

Thói quen thức khuya tai hại sẽ khiến trẻ sinh ra rất quấy, thường xuyên ngủ ngày, khóc đêm. Nếu mẹ không muốn trải qua thời kỳ chăm con vất vả như vậy thì hãy cố gắng ngủ sớm nhé.

Mẹ hay thức khuya thì trẻ sinh ra cũng hay khóc đêm (Nguồn ảnh: vinmec)

3. Hệ miễn dịch của mẹ suy yếu

Trong thời gian mang thai, do chịu nhiều sự tác động mà sức khỏe của mẹ dễ bị tổn hại hơn rất nhiều. Thay đổi nội tiết tố, đau nhức chân tay, táo bón… đã là những khó chịu mẹ phải chịu đựng. Nếu có thêm bất kỳ sự tác động nào, sức khỏe của mẹ sẽ suy giảm nhanh chóng và dẫn đến kiệt sức, mệt mỏi, dễ mắc cảm cúm, ốm vặt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết thêm, người có thói quen thức khuya bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường không có thói quen này. Buổi tối là thời gian não bộ nghỉ ngơi và ghi nhớ lại các hoạt động diễn ra trong ngày. Khi mẹ thức khuya thì thời gian nghỉ ngơi của bộ não cũng bị giảm đi.

Mặt khác, thức khuya dẫn đến hậu quả là sang ngày hôm sau mẹ ngủ ít, lâu ngày sẽ gây rối loạn tâm thần như đau đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ, hay quên, lo âu…

4. Có nguy cơ trầm cảm

Thức khuya nhiều khiến nội tiết tố rối loạn, dễ cáu kỉnh, gắt gỏng, là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trầm cảm trong và sau sinh. Việc thức khuya dậy sớm còn khiến mẹ thiếu ngủ, tâm trạng lúc nào cũng đờ đẫn, mệt mỏi khiến cả ngày không làm được việc gì ra hồn.

5. Da nổi mụn, quầng thâm mắt

Mẹ bầu hay thức khuya thì tác hại dễ thấy nhất đó chính là làn da bị xấu đi. Mắt xuất hiện quầng thâm, da sần sùi, thô ráp và nổi mụn chi chít khiến mẹ bầu lo lắng và buồn bã vì tự ti.

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm thế nào để ngủ sớm được khi bạn đã quen thức khuya?

Cách khắc phục mất ngủ trong thai kỳ

1. Tránh xa các loại trà và cà phê

Các loại thức uống có chứa caffeine như trà, cà phê, soda nếu dùng quá mức cho phép có thể tăng nguy cơ sảy thai và khó ngủ ban đêm ở mẹ bầu. Mẹ hãy cố gắng ngủ sớm để sáng có thể tỉnh táo mà không cần tới caffeine để chống chọi cơn buồn ngủ.

2. Hạn chế uống nước vào ban đêm

Để giảm tình trạng đi tiểu đêm thì mẹ bầu nên hạn chế uống nước vào sát giờ đi ngủ.

3. Mát xa chân

Mẹ có thể nhờ người thân hoặc chồng giúp mát xa chân nhẹ nhàng. Việc này sẽ giúp lưu thông máu huyết khiến mẹ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Mẹ không nên thức khuya vì sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và bé (Nguồn ảnh: unsplash)

4. Tập thể dục hoặc vận động nhẹ

Vận động nhẹ nhàng mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu. Không chỉ giúp quá trình sinh nở dễ dàng và nhanh chóng hơn mà thể dục còn giúp mẹ dễ ngủ ban đêm. Các loại hình tập luyện như đi bộ, yoga, pilates được cho là phù hợp nhất cho cơ thể mẹ bầu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5. Sử dụng nệm và gối êm

Một chiếc nệm êm ái cùng gối có độ dày vừa phải và mềm mại sẽ cải thiện rõ rệt cho giấc ngủ của mẹ đấy. Ngoài ra, mẹ có thể cân nhắc sắm thêm máy lọc không khí để không gian phòng ngủ luôn trong lành, dễ chịu.

6. Ngâm mình trong nước ấm

Việc tắm vòi sen hay ngâm mình trong bồn nước ấm giúp thúc đẩy lưu thông máu, thư giãn thần kinh và cải thiện giấc ngủ cho mẹ.

Ngoài các biện pháp trên, mẹ bầu cũng nên định kỳ thăm khám và siêu âm ở bệnh viện để theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của cả mẹ lẫn con. Dù có bận rộn công việc thì mẹ vẫn nên sắp xếp thời gian để ngủ sớm. Có vậy thì em bé sinh ra mới khỏe mạnh và phát triển tốt.

Nguồn tham khảo: Mẹ mất ngủ khi mang thai ảnh hưởng thế nào tới thai nhi? – Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Theo