Mẹ bầu hay khát nước có nguy hiểm có sức khoẻ thai kỳ không?

Hiện tượng mẹ bầu hay khát nước là vấn đề phổ biến và không có gì nguy hiểm. Mẹ bầu có thể dễ dàng kiểm soát tình trạng này. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu khát nước thường xuyên và kèm theo những dấu hiệu như nhức đầu, có cảm giác nóng rát trong khoang miệng, mệt mỏi cực độ, tiêu chảy, buồn nôn… thì hãy lập tức đến bệnh viện thăm khám.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu hay khát nước có thể do cơ thể bị mất nước, tiểu đường thai kỳ, huyết áp thấp… Mẹ nên chú ý theo dõi các dấu hiệu của cơ thể để đưa ra phương án xử lý thích hợp.

Nội dung bài viết:

  • Nguyên nhân mẹ bầu hay khát nước
  • Khi nào tình trạng này trở nên nguy hiểm?
  • Kiểm soát tình trạng này thế nào?
  • Thực phẩm giúp mẹ bổ sung thêm nước

Nguyên nhân khiến mẹ bầu hay khát nước

Cơ thể bị mất nước

Mất nước xảy ra khi cơ thể bạn mất nước nhanh hơn so với lượng nước cần. Hiện tượng này đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do thai nhi trong bụng cần nước để phát triển. Cơ thể người mẹ khi mang thai cần nhiều nước hơn trước đây. Và khi uống không đủ nước thì tình trạng mẹ hay khát nước sẽ diễn ra.

Vì sao bà bầu hay khát nước? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Mẹ có thể quan tâm:

Bà bầu thèm ăn mặn có thể tiêu thụ bao nhiêu muối một ngày trong thai kỳ?

Ốm nghén cũng khiến mẹ bầu hay khát nước

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, tình trạng ốm nghén thường xuyên khiến mẹ nôn mửa nhiều. Và khi non nhiều, cơ thể mẹ cũng bị thiếu nước và dẫn đến hiện tượng mẹ bầu hay khát nước.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra khi mang thai và có thể khiến mẹ có lượng đường trong máu cao. Mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường có biểu hiện hay khát nước, kèm theo mệt mỏi và cần đi tiểu thường xuyên hơn.

Huyết áp thấp

Khi thai tầm 24 tuần, một số thai phụ sẽ có hiện tượng giảm huyết. Khi điều này xảy ra, tim phải làm việc cật lực hơn để bơm máu. Và điều này dẫn đến mẹ bầu hay khát nước. Ngoài ra, tụt huyết áp cũng kèm theo những triệu chứng khác như ngất xỉu, buồn nôn, chóng mặt, mờ mắt và thở không đều.

Tăng lượng máu

Mang thai có thể làm tăng thể tích máu trong cơ thể mẹ khoảng 40%. Sở dĩ cơ thể mẹ cần thêm lượng máu này là để cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho bé. Để bổ sung thêm máu, cơ thể cần nhiều chất lỏng hơn, do đó khiến mẹ bầu hay khát nước.

Áp lực lên bàng quang

Khi thai nhi trong bụng phát triển lớn, tử cung của mẹ sẽ nở rộng để thích ứng với kích thước bé. Và vô tình sẽ tạo áp lực ấn xuống bàng quang, khiến mẹ muốn đi tiểu thường xuyên hơn. Và khi mẹ đi tiểu nhiều, cơ thể sẽ cần thêm nước và khiến mẹ bầu hay khát nước.

Áp lực lên bàng quang khiến mẹ thấy khát nước hơn (Nguồn ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nào thì hiện tượng mẹ bầu hay khát nước được xem là nguy hiểm?

Hiện tượng mẹ bầu hay khát nước là vấn đề phổ biến và không có gì nguy hiểm. Mẹ bầu có thể dễ dàng kiểm soát tình trạng này ở phần tiếp theo của bài viết.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu khát nước thường xuyên và kèm theo những dấu hiệu như nhức đầu, có cảm giác nóng rát trong khoang miệng, mệt mỏi cực độ, tiêu chảy, buồn nôn… thì hãy lập tức đến bệnh viện thăm khám.

Mẹ có thể quan tâm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mới có bầu có thèm ăn không? Kiểm soát lượng thức ăn mỗi ngày như thế nào để không bị thừa cân?

Kiểm soát tình trạng mẹ bầu hay khát nước như thế nào?

  • Uống nước đủ và thường xuyên dù cơ thể chưa thấy khát. Lượng nước được khuyên uống là khoảng 2-2,5 lít/ ngày. Đồng thời, sau mỗi lần tập thể dục, mẹ bầu nên uống thêm 1 ly nước để bù lại lượng chất lỏng đã mất khi đổ mồ hôi. Thời tiết Việt Nam hay nắng nóng, những lúc này mẹ cũng nên chủ động bổ sung thêm nước cho cơ thể.
  • Ngoài nước lọc, có thể kết hợp với các loại nước khác như nước ép trái cây, nước mía, nước dừa,…Tuyệt đối hạn chế hay không uống thức uống có cồn hay caffein vì ảnh hưởng xấu với thai nhi.
  • Giảm bớt lượng muối khi nêm thức ăn nếu mẹ hay ăn mặn.
  • Cố gắng thở bằng mũi ngay cả khi đang ngủ để ngăn nước bốc hơi từ miệng.
  • Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng với đầy đủ rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và thịt nạc.

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát cơn khát (Nguồn ảnh: istockphoto)

Thực phẩm giúp mẹ bầu bổ sung thêm nước chống khát nước khi mang thai

Việc bổ sung uống quá nhiều nước có thể khiến mẹ cảm thấy đầy hơi. Thay vào đó, hãy kết hợp với những thực phẩm dưới đây này vào chế độ ăn uống khi mang thai để bổ sung lượng nước cho cơ thể.

Dưa leo

Trái dưa leo có hàm lượng nước đến 95%, và là món ăn kèm giòn hoàn hảo trong bữa ăn, hoặc có thể ăn không như một món ăn vặt. Ngoài ra, mẹ cũng có thể kết hợp để đắp mặt làm đẹp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sữa tươi

Sữa tươi, nhất là sữa tươi không đường là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giúp bổ sung đủ nước cho cơ thể, đồng thời ngăn ngừa tình trạng khử nước. Sữa tươi không đường cũng giàu vitamin và khoáng chất cần thiết như kali, magie, phospho, đảm bảo thai nhi tăng trưởng và phát triển toàn diện

Đây cũng là nguồn canxi dồi dào, hỗ trợ mẹ không bị loãng xương trong thai kỳ cũng như giúp bé có hệ xương răng vững chắc.

Dưa hấu

Được biết đến với hàm lượng nước cao, dưa hấu cũng được khuyến nghị cho bất cứ ai phải đối mặt với tình trạng mất nước hoặc hydrat hóa thấp. Nhưng mẹ bầu lưu ý là lượng đường trong dưa hấu khá cao, nên hãy ăn hay uống ở lượng vừa phải thôi nhé.

Sữa đông

Curd, hay còn gọi là sữa đông là một món ăn được chế biến từ sữa bò. Sữa đông có hàm lượng nước cũng như protein và canxi cao. Curd trông giống như sữa chua thông thường nhưng sở hữu hương vị khác nhạt, thừa chua và thừa ngọt hơn.

Rau diếp

Là loại rau không quá xa lạ với các mẹ, rau diếp có hàm lượng nước cao và nguyên liệu tuyệt vời cho các món salad.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không có lý do để lo lắng nếu mẹ bầu hay khát nước trong thai kỳ. Để làm dịu tâm trí cũng như để đảm bảo không bị bệnh lý nào, mẹ có thể gặp và trao đổi với bác sĩ để có lời khuyên chính xác.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu