Mẹ bầu đau răng là hậu quả của việc thay đổi thể chất và thói quen sinh hoạt khi mang thai. Điều này gây khó chịu và không thoải mái cho mẹ bầu trong thai kỳ. Nguyên nhân của vấn đề này là do đâu và cách điều trị như thế nào?
Nguyên nhân khiến mẹ bầu đau răng trong thai kỳ
- Thay đổi nội tiết tố khi mang thai là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như chóng mặt, ốm nghén,… Và khi ốm nghén nhiều, axit dạ dày trào lên khoang miệng có thể từ từ làm hỏng men răng, gây ra tình trạng mẹ bầu đau răng.
- Chế độ ăn uống của mẹ bầu thay đổi và thường xuyên thèm các món ngọt hay có đường. Điều này làm tăng nguy cơ khiến mẹ bầu đau răng khi mang thai. Đồng thời cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ toàn diện của mẹ và bé.
- Trong 9 tháng thai kỳ, nhu cầu canxi cần cung cấp cho cơ thể sẽ tăng lên để tạo điều kiện thuận lợi cho thai nhi phát triển. Và nếu không bổ sung đủ lượng canxi trong thai kỳ sẽ dẫn đến việc khử khoáng trên men răng, từ đó gây đau răng.
- Giai đoạn mang thai cũng làm cho nướu và răng của mẹ trở nên nhạy cảm hơn. Nếu đánh răng không đúng cách hay chải quá mạnh tay thì khả năng chảy máu răng và đau răng cũng cao hơn.
Những bênh lý răng miệng khác thai phụ hay gặp
- Sâu răng
- Mòn răng
- Viêm nướu và nha chu
- U nướu thai nghén
- Răng lung lay do tình trạng viêm nướu và viêm nha chu, đồng thời có mất khoáng ở xương ổ
Mẹ bầu đau răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã thấy được mối liên hệ trực tiếp giữa bệnh nướu răng của mẹ bầu và nguy cơ sinh non. Nghiên cứu được thực hiện trên 100 phụ nữ mang thai và có 18 trường hợp mắc bệnh nha chu đã sinh non.
Ngoài ra, việc mẹ bầu đau răng sẽ khiến tâm trạng lúc nào cũng mệt mỏi và khó chịu vì không thể nhai được thức ăn. Cho dù ăn thức ăn mềm hay lỏng được thì khả năng cao không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể và bé. Từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé.
Thêm vào đó, người mẹ có những vấn đề răng miệng trong thai kỳ cũng có thể lây sang cho con.
Cách chữa trị và khắc phục tình trạng mẹ bầu bị đau răng và những vấn đề răng miệng khác
Thăm khám nha sĩ
Điều đầu tiên và quan trọng nhất là mẹ phải đến thăm khám với nha sĩ. Đừng âm thầm chịu đựng cơn ê buốt răng tại nhà và cũng đừng quên cho nha sĩ hay bạn đang mang thai nhé.
Đôi khi bác sĩ có thể phải sử dụng hình thức chụp X-quang để xác định mức độ thiệt hại cho răng. Mẹ bầu bị đau răng đừng lo sợ nhé vì nếu phải dùng X-quang thì bác sĩ sẽ dùng dụng cụ hỗ trợ để bảo vệ thai nhi khỏi tác động của tia x-quang.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Việc vệ sinh đúng cách là cách cơ bản và quan trọng để có hàm răng khoẻ mạnh. Mẹ bầu đau răng nên nhớ và thực hiện những việc sau:
- Mỗi ngày đánh răng ít nhất 2 lần, sau bữa ăn để giữ vệ sinh răng miệng.
- Đánh răng đúng cách và đúng chuẩn.
- Chọn bàn chải răng mềm vì nướu răng trong thời gian này dễ tổn thương hơn bình thường. Và chọn kem đánh răng dành cho loại răng nhạy cảm.
- Nếu ở giai đoạn ốm nghén, sau mỗi lần nôn cần súc miệng lại bằng nước sạch để giảm axit trong miệng.
- Sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng
Nhiều mẹ bầu sẽ gặp hiện tượng nôn mửa khi đánh răng. Đây là vài bí quyết giúp mẹ đối phó
- Thử một loại kem đánh răng có chất fluoride mang vị khác.
- Sử dụng một bàn chải với đầu nhỏ, ví dụ như loại cho trẻ con.
- Đánh răng chậm lại.
- Thử nhắm mắt lại và tập trung vào nhịp thở.
Theo phương pháp dân gian
- Súc miệng bằng nước ấm hay nước muối có thể giúp giảm sưng và viêm. Hoặc, áp một miếng khăn lạnh bên ngoài má vùng răng bị ê buốt.
- Cắn tỏi sống tại vùng răng bị ê buốt. Nếu có thời gian, hãy nướng vàng lớp vò bên ngoài rồi cắn tép tỏi khi hãy còn ấm nóng sẽ cho kết quả điều trị tốt hơn.
- Đập dập nát miếng gừng tươi rồi đắp lên vùng răng ê buốt.
- Pha trà xanh vừa độ đậm, nhưng đừng pha quá đậm. Khi uống, ngậm lại nước trà ấm trong miệng vài giây để xoa dịu vết ê buốt ở răng.
- Nhai lá lốt thật mịn rồi đắp lên chỗ ê buốt, giữ nguyên vị trí lá ở đó cho đến khi không còn ê răng nữa.
Chế độ ăn uống phù hợp và đầy đủ
- Cân bằng lại chế độ ăn uống và khống chế các cơn thèm đồ ngọt, có ga.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, B12,…
- Tăng cường thực phẩm giàu canxi như cua đồng, tôm đồng, rau quả và trái cây xanh,…
- Không ăn hay uống đồ ăn/uống quá nóng hay quá lạnh
Vấn đề răng miệng sẽ hành mẹ bầu chẳng khác gì hiện tượng ốm nghén hay những biểu hiện khác của thai kỳ. Vì thế, hãy đảm bảo chăm sóc răng miệng thật tốt để hạn chế những khó chịu phải trải qua trong thai kỳ mẹ nhé.
Xem thêm:
- Mẹ bầu hở van tim khi mang thai có gây nguy hiểm cho em bé trong bụng hay không?
- Mang thai ăn trứng bắc thảo được không?
- Lợi ích tuyệt vời khi bà bầu ăn cà tím và gợi ý 3 món ngon cho mẹ