Bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho mẹ và bé?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì để đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và bé? Câu hỏi này được không ít chị em quan tâm khi không may bị chuẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ. Hãy cùng xem bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một dạng bệnh lý tiểu đường phát triển trong thời kỳ mang thai của người phụ nữ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến 2 – 10% số phụ nữ mang thai mỗi năm trên toàn nước Mỹ.

Khi bị bệnh này, cơ thể thai phụ không thể sản xuất ra đủ hormone insulin từ tuyến tụy. Insulin có chức năng giúp các tế bào trong cơ thể sử dụng đường trong máu làm năng lượng. Trong quá trình mang thai, cơ thể nữ giới sản xuất thêm nhiều hormone và có thể tăng cân. Những thay đổi này làm cho các tế bào sử dụng insulin kém hiệu quả hơn so với trước đây, hay còn gọi là kháng insulin. Kháng insulin tức là cơ thể cần nhiều hormone này hơn để chuyển hóa đường trong máu. Khi thai phụ không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết thì lượng đường trong máu tăng lên gây ra tiểu đường.

Phụ nữ có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ là những người có chỉ số khối cơ thể MBI lớn hơn 30 và trong quá khứ đã từng sinh con có trọng lượng lớn hơn 4.5kg. Phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước đó cũng dễ có nguy cơ mắc lại.

Các triệu chứng thường gặp của tiểu đường thai kỳ là:

  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Cảm giác khát nước bất thường
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Hay bị nhiễm trùng bàng quang
  • Mắt mờ
  • Phát hiện đường trong nước tiểu khi xét nghiệm

Tiểu đường thai kỳ có gây biến chứng nào nguy hiểm?

Đối với thai nhi, tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm sau:

  • Cân nặng hơn 4kg, việc sinh nở do đó khó khăn hơn
  • Sinh non
  • Có lượng đường trong máu thấp
  • Mắc bệnh tiểu đường tuyp 2 khi trưởng thành.

Trẻ sinh ra khi mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có cân nặng cao hơn trẻ bình thường

Phụ nữ mang thai khi bị tiểu đường thai kỳ có khả năng bị huyết áp cao và do em bé có trọng lượng lớn hơn, khả năng mất nhiều máu và sinh mổ cũng cao hơn. Khoảng ½ số thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ bị tiểu đường tuyp 2 sau khi sinh. Nếu lượng đường máu trong giai đoạn mang thai được kiểm soát tốt thì tỉ lệ mắc bệnh sau này cũng giảm đi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát lượng đường trong máu?

Khi đã được chuẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, thai phụ sẽ được hướng dẫn làm việc với chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập chế độ ăn uống thích hợp với nhu cầu dinh dưỡng và mức độ đường huyết cụ thể của từng người. Mẹ bầu, nhất là những mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên thiết lập và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng và không nên tự mình thiết lập chế độ ăn.

Hàm lượng đường máu cao trong thời kỳ mang thai có thể gây hại cho cả mẹ và bé. Điều quan trọng đầu tiên mẹ cần nhớ khi bị tiểu đường thai kỳ là kiểm soát hàm lượng đường máu bằng cách kiểm soát mức độ carbonhydrate trong thực đơn hàng ngày, bao gồm cả tần suất và mức độ tiêu thụ.

Mẹ nên có một cuốn sổ ghi chép lại thực đơn và lượng đường trong máu theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thời gian kiểm tra đường máu thường là vào buổi sáng và giữa các bữa ăn. |Từ kết quả đo lường mẹ có thể xác định loại và định lượng thức ăn có thể dung nạp vào cơ thể.

Kiểm soát lượng carbonhydrate trong chế độ ăn

Mẹ nên phân bổ bữa ăn chính và bữa phụ có chứa carbonhydrate (carb) cân bằng trong ngày để giảm lượng đường máu dung nạp từ thức ăn sau mỗi bữa ăn.

Chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ ăn ít nhất 3 bữa với khẩu phần ăn ít đến vừa và ăn thêm 2 – 4 bữa phụ mỗi ngày. Ngoài ra đường huyết cũng có thể được kiểm soát tốt bằng cách:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Không ăn quá nhiều thức ăn chứa carb cùng lúc
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa carb phức hợp như chất xơ
  • Kết hợp carbonhydrate với protein và chất béo có lợi
  • Không nên bỏ bữa
  • Dùng thực phẩm giàu protein và chất xơ trong bữa sáng

Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp

Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp là yếu tố quan trọng trong chế độ ăn uống của người bị tiểu đường. GI đo lường tốc độ tăng đường huyết của một loại thực phẩm cụ thể. Cơ thể người tiêu hóa thức ăn có GI thấp chậm hơn thức ăn có GI cao.

Một loại thực phẩm được cho là có chỉ số đường huyết thấp khi GI đo được bằng hoặc dưới 55. Những thực phẩm này là lựa chọn lý tưởng cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ do chuyển hóa đường trong máu chậm giúp duy trì mức đường máu ổn định. Một số gợi ý thực phẩm có GI thấp cho chị em bao gồm:

  • Các loại rau không chứa tinh bột
  • Một số loại rau củ chứa tinh bột như đậu Hà Lan, cà rốt
  • Một số loại hoa quả: táo, cam, đào, lê, bưởi
  • Đậu các loại: đậu gà, đậu lăng…

Dung nạp thêm protein

Ăn thêm protein cùng với carb hoặc chọn thực phẩm giàu carb có chứa protein cũng giúp cân bằng mức đường huyết cho chị em. Thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nguồn protein dồi dào thích hợp cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có thể kể đến:

  • Cá, thịt gà, gà tây
  • Trứng
  • Đậu phụ
  • Đậu các loại
  • Các loại quả hạch
  • Hạt các loại
  • Hạt quinoa
  • Cây họ đậu

Bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì – chất béo không bão hòa

Chất béo không bão hòa cũng cần thiết cho một chế độ ăn uống khỏe mạnh. Nguồn chất béo không bão hòa mẹ có thể tìm thấy ở:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Dầu olive
  • Dầu đậu nành
  • Quả bơ
  • Hầu hết các loại hạt và quả hạch
  • Cá hồi, cá mòi, cá ngừ
  • Hạt chia

Thực phẩm mẹ cần tránh khi bị tiểu đường thai kỳ

Nếu đang bị tiểu đường thai kỳ, chị em cần ghi nhớ tránh ăn một số loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như sau

Đồ ăn chứa nhiều đường

Tiêu thụ thức ăn chứa nhiều đường làm lượng đường trong máu tăng lên, nhất là những thực phẩm đã được tinh chế hoặc chế biến sẵn. Khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ nên tránh hoặc hạn chế thực phẩm có đường càng nhiều càng tốt. Một số loại thức ăn nhiều đường được điểm danh ở đây gồm có:

  • Các loại bánh quy, bánh ngọt, kẹo
  • Đồ tráng miệng
  • Nước ngọt
  • Kem
  • Nước hoa quả cho thêm đường

Sữa và hoa quả chứa đường tự nhiên có thể được ăn với lượng vừa phải. Ngoài ra mẹ cũng tránh một số loại đồ ăn và đồ uống là nguồn chứa đường và carbonhydrate ẩn tiềm tàng nhiều nguy cơ cho sức khỏe như:

  • Đồ ăn đã qua chế biến
  • Một số loại gia vị như nước sốt, tương cà
  • Đồ ăn nhanh
  • Đồ uống có cồn

Thực phẩm giàu tinh bột

Đồ ăn giàu tinh bột chứa nhiều carbonhydrate và có thể tác động đến đường huyết, do đó chỉ nên ăn với lượng hạn chế. Những thực phẩm mẹ cần tránh ăn hoặc ăn với lượng ít là:

  • Khoai tây trắng
  • Bánh mì trắng
  • Gạo trắng
  • Mì trắng

Ngũ cốc nguyên hạt như mì ống làm từ lúa mì hay gạo nâu mặc dù giàu dinh dưỡng hơn nhưng vẫn có hàm lượng carb cao nên mẹ bầu cũng cần ăn uống trong chừng mực.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi phát hiện bệnh ở mức độ nhẹ, chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục thể thao đều đặn có thể giúp chị em kiểm soát lượng đường trong máu cũng như tiểu đường thai kỳ. Trong trường hợp nặng hơn, mẹ bầu cần đến cơ sở y tế để được hướng dẫn và có phác đồ điều trị phù hợp. Chúc các mẹ có hành trình mang thai an toàn.

Theo medicalnewstoday

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi