Mẹ bầu ăn dứa từ tuần bao nhiêu trở đi là an toàn và dễ chuyển dạ? Mẹ nên bắt đầu ăn dứa trước 1 tháng hoặc 1 tháng rưỡi cuối thai kỳ. Vậy ăn bao nhiêu dứa để dễ sinh? Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:
- Thành phần dinh dưỡng của quả dứa
- Lợi ích của quả dứa với mẹ bầu trong thai kỳ
- Mẹ bầu tuần bao nhiêu thì nên ăn dứa giúp dễ chuyển dạ?
- Ăn dứa và cách chuyển dạ sớm dành cho mẹ bầu
- Lưu ý khi ăn dứa cho mẹ bầu
Thành phần dinh dưỡng của quả dứa
Quả dứa là 1 trong những loại trái cây nhiệt đới phổ biến nhất trên thế giới, đem lại nhiều giá trị về mặt dinh dưỡng và sức khỏe. Thành phần của quả dứa vô cùng đa dạng, trong mỗi 100g dứa có chứa:
- Nước: 91,5g
- Glucid: 6,5g
- Canxi: 15mg
- Phospho: 17mg
- Sắt: 0,5mg
- Kali, natri, kẽm, đồng, mangan, selen
- Vitamin A, C, D, E, K, B1, B2, B3, B5, B6, B12
- Folate
- Choline
- Các hợp chất khác: bromelain (enzym tiêu hóa protein đặc biệt chỉ có trong quả dứa, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, cải thiện sức khỏe đường ruột và làm lành vết thương), anthocyanin (chất chống oxy hóa mạnh góp phần làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh, trong đó có bệnh tim).
Bạn có thể chưa biết:
Tháng thứ mấy bà bầu nên ăn dứa, ăn dứa khi mang thai có an toàn?
Lợi ích của quả dứa với mẹ bầu trong thai kỳ
Dứa là một trong những loại quả chứa rất nhiều các chất vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe của con người, đặc biệt là với phụ nữ đang trong quá trình mang thai.
Bà bầu ăn dứa được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn dứa với một lượng hợp lý trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu.
1. Ngăn ngừa táo bón
Trong dứa có nhiều chất xơ, nhờ thế mà ngăn ngừa tình trạng táo bón tốt khi mang thai của chị em. Đồng thời, bromelain giúp phân hủy protein, nhờ thế mà quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.
2. Giúp thuyên giảm tình trạng phù nề vào cuối thai kỳ
Bà bầu có được ăn dứa không? Câu trả lời là hoàn toàn được mẹ nhé. Nhiều người phụ nữ trong thời gian mang thai xuất hiện hiện tượng phù khắp cơ, đặc biệt ở phần ngón tay và chân gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Trong khi đó, dứa lại là loại quả có chứa lượng bromelain cao, giúp làm giảm được tình trạng sưng phù, giúp bà bầu trở nên thoải mái và nhẹ nhàng hơn.
3. Giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn
Trong quả dứa chứa nhiều enzyme bromelain, có tác dụng làm mềm khung xương chậu. Nhờ thế mà quá trình chuyển dạ của các mẹ bầu dễ dàng hơn. Vì vậy, trong thời kỳ mang thai, bà bầu nên ăn dứa hàng tuần để giúp cho việc sinh nở trở nên thuận lợi. Câu hỏi là bà bầu nên ăn dứa vào tuần bao nhiêu?
4. Giúp giảm tình trạng rụng tóc ở mẹ bầu
Dứa là loại quả với đặc tính chống oxy hóa bên cạnh đó, lượng vitamin C khá dồi dào trong dứa giúp đây là lựa chọn rất tốt để để cải thiện tình trạng rụng tóc, bên cạnh đó còn giúp nuôi dưỡng mái tóc dày và chắc khỏe hơn. Mẹ bầu sẽ không còn lo lắng vì mái tóc của mình được chăm sóc tốt hơn, bớt gãy rụng nhờ dứa. Mẹ có thể sử dụng tinh chất dứa để thoa trực tiếp lên tóc để cung cấp dinh dưỡng cho các nang tóc.
5. Tăng cường sức khỏe răng lợi
Mẹ bầu trong thai kỳ có thể sẽ gặp tình trạng ê buốt răng, chảy máu nướu răng. Tình trạng này sẽ được cải thiện nếu mẹ ăn dứa với lượng vừa phải. Trong quả dứa có chứa chất làm se, có chức năng giúp cho các mô nướu săn chắc đồng thời ngăn ngừa ung thư miệng. Hơn nữa, trái dứa còn được sử dụng để làm co lại nướu và chữa răng lung lay.
Mẹ bầu tuần bao nhiêu thì nên ăn dứa giúp dễ chuyển dạ?
Trong dứa có chứa enzyme Proteas và Enzyme Bromelain. Nếu mẹ bầu ăn dứa, hai loại enzyme này sẽ có tác dụng làm mềm vùng cơ của tử cung, giúp cơ thể chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Do đó, ăn dứa giúp mau đẻ được xem là một trong các cách giục sinh tự nhiên.
Bà bầu nên ăn dứa vào tuần bao nhiêu? Ăn bao nhiêu dứa để dễ sinh? Các chuyên gia cho biết để ăn dứa giúp mau đẻ nhanh, các mẹ cần phải ăn với một lượng khá lớn. Chỉ 1 quả dứa không thôi thì chưa đủ để kích thích tử cung đến mức như vậy. Thông thường lượng enzyme trong 7 quả dứa mới có ảnh hưởng thực sự đến cơ địa của tử cung trong những ngày sắp sinh của mẹ bầu.
Do đó, câu trả lời cho câu hỏi mẹ bầu tuần bao nhiêu thì nên ăn dứa là vào khoảng 1 tháng hoặc 1 tháng rưỡi cuối thai kì. Bầu 3 tháng đầu ăn dứa được không? Trong thời kỳ đầu mang thai, mẹ bầu tuyệt đối không được uống dứa hay ăn dứa vì sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai.
Bác sĩ Nguyễn Thị Tường Thái, khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện quận Thủ Đức, quả đu đủ chưa chín, quả dứa có chứa một số chất gây co bóp tử cung, bà bầu không nên ăn vì có thể dẫn tới sảy thai hoặc sinh non.
Ăn dứa và cách chuyển dạ sớm dành cho mẹ bầu
Ăn dứa đúng cách sẽ đảm bảo an toàn cho thai nhi, đồng thời đem lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe cho mẹ bầu. Chính vì vậy mẹ cần lưu ý một số điều về cách ăn dứa trong thai kỳ như sau:
- Trong tam cá nguyệt đầu: Tốt nhất không nên ăn.
- Ở tam cá nguyệt thứ hai: Bổ sung một lượng nhỏ từ 50−100g trong mỗi 2−3 bữa ăn/tuần;
- Trong tam cá nguyệt thứ ba: Mẹ bầu ăn dứa tháng cuối là thích hợp nhất, có thể sử dụng 250g quả này mỗi ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý đến cơ địa mỗi người để điều chỉnh lượng tiêu thụ nhằm phòng tránh tình trạng co thắt tử cung xảy ra.
Bạn có thể chưa biết:
Lưu ý khi ăn dứa cho mẹ bầu
Bất cứ loại quả nào cũng an toàn đối với sức khỏe của mẹ và bé khi chúng được sử dụng ở mức độ hợp lí. Do đó, khi ăn dứa mẹ cũng nên chú ý những điều sau đây nhé:
- Các mẹ bầu nên ăn dứa ở lượng vừa phải vì ăn quá nhiều sẽ dễ bị sâu răng, đau đầu, nôn, ợ nóng hoặc chảy nước mũi. Hơn nữa, bà bầu ăn dứa nhiều sẽ bị rát lưỡi.
- Trường hợp bà bầu ăn dứa hoặc uống phải nước ép dứa chưa chín tới sẽ có thể bị phát ban.
- Khi ăn dứa, mẹ bầu nên bỏ đi phần ruột dứa vì chúng có thể hình thành những búi xơ trong ruột, gây khó chịu cho mẹ bầu. Đặc biệt, khi gọt xong bạn nên ăn liền tránh để dứa quá lâu ngoài không khí.
- Mẹ bầu bị thừa cân nên tránh ăn dứa vì loại quả này có hàm lượng calo cao
- Nên cẩn thận nếu cơ thể có các vấn đề về dạ dày vì các axit trong dứa có thể gây ợ chua hoặc trào ngược.
- Nếu gặp các dấu hiệu dị ứng ngứa hoặc sưng miệng, ửng đỏ, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Với những người bị dị ứng, những phản ứng này thường xảy ra trong vòng vài phút sau khi ăn.
- Các mẹ có thể ăn dứa với nhiều cách chế biến như cắt nhỏ rồi trộn sữa chua; đông lạnh dứa rồi xay sinh tố, nướng kèm với các món nướng, làm nguyên liệu cho pizza hoặc xào, kho…
Thay lời kết
Ngoài việc tăng cường ăn các thực phẩm giúp dễ chuyển dạ từ tuần thứ 39 trở đi, mẹ bầu ăn dứa tháng cuối sẽ giúp quá trình sinh nở diễn ra nhanh chóng và ít đau đớn hơn như mát xa ngực và núm vú, tập thể dục nhẹ nhàng và tích cực “yêu” ông xã khi ngày dự sinh đã gần kề.
Nguồn thông tin: Thực phẩm không dành cho bà bầu – vnexpress
Xem thêm
- Các cụ bảo gần sinh mẹ bầu nên Ăn Dứa Giúp Mau Đẻ? Bác sĩ nói sao về điều này?
- Những thực phẩm giúp mẹ dễ sinh thường, chuyển dạ bớt đau đớn
- 5 mẹo giúp sớm chuyển dạ mẹ bầu cần ghi nhớ