Mang thai ở tuổi 30 ngày càng gặp nhiều trong xã hội bận rộn và có nhiều phụ nữ hiện đại. Họ không vội lấy chồng, sinh con khi trong độ tuổi đôi mươi vì muốn dành thời gian cho sự nghiệp và đam mê. Vậy, ở độ tuổi này, mang thai có những ưu và khuyết điểm nào?
Vì sao mang thai ở tuổi 30 lại là thời điểm chín muồi?
Tài chính và sự nghiệp khá vững
Mặc dù có thể thu nhập chưa thuộc hàng “khủng”, nhưng rất có thể cuộc sống của bạn đã ổn định và đang được làm việc và đóng góp cho nơi mà bạn yêu thích.
Ở độ tuổi 30, bạn không phải là cô sinh viên mới chập chững bước vào đời, mà phần nào đã chứng minh được năng lực và chỗ đứng trong công ty.
Điều này có thể giúp bạn thoải mái nghỉ thai sản mà ít nhiều không phải lo lắng. Bạn đã đủ năng lực tự tin quay lại trở lại công việc mà vẫn bắt kịp trong thời gian ngắn. Hoặc có thể nghỉ làm trong một thời gian ngắn nhưng vẫn biết cách để cân bằng và phát triển bản thân.
Khoẻ mạnh hơn
Theo Đại học Texas tại Austin, Tiến sĩ – Nhà xã hội học John Mirowsky cho rằng phụ nữ sinh con ở tuổi vị thành niên thực sự kém khỏe mạnh hơn những người sinh con ở 30 tuổi. Mặc dù khả năng mang thai ở tuổi 30 khá giảm, nhưng nghiên cứu tương tự cho thấy sự thành đạt tuổi 30 mang lợi ích tốt đến sức khỏe của bạn.
Đáng ngạc nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng độ tuổi tốt nhất để mang thai là vào cuối độ tuổi 20 đến đầu 30, giai đoạn tốt cho sức khỏe của bà mẹ và trẻ em.
Biết được ý muốn của bản thân
Ở độ tuổi 30 có thể gọi là độ tuổi chín muồi của người con gái. Vì lúc này cô ấy đã biết được mình muốn gì trong cuộc sống. Do đó, nếu quyết định mang thai ở tuổi 30 (hoặc hơn) thì chắc chắn rằng ít nhất 80% là do cô ấy muốn, chứ ít khi là do áp lực của gia đình và xã hội.
Vì thực sự, nếu cô gái là người dễ đầu hàng với áp lực và định kiến, thì có lẽ bây giờ ở độ tuổi 30, cô ấy đã có ít nhất 2 nhóc tì.
Các vấn đề phải đối mặt khi mang thai ở tuổi 30
Những năm gần đây do rất nhiều nguyên nhân, phụ nữ mang thai ở 30 tuổi và hơn nữa ngày càng nhiều. Ở mỗi lứa tuổi mang thai đều có lợi thế và nguy cơ, và tuổi 30 cũng không ngoại lệ.
Do đó, hãy chuẩn bị tâm lý và kiến thức sẵn sàng để đương đầu với những rủi ro có thể xảy ra như:
Khó thụ thai
Có một sự thật là khi tuổi càng cao thì tỷ lệ đậu thai càng giảm. Theo thống kê, phụ nữ sau 30 tuổi cần bình quân 7 chu kỳ mới mang thai sau khi quan hệ không an toàn.
Do đó, để việc thụ thai suôn sẻ hơn, mẹ cần chuẩn bị cơ thể tốt với chế độ ăn và tập luyện đều độ. Đồng thời, cũng nên tránh 7 sản phẩm gia dụng sau để dễ thụ thai.
Nguy cơ thai nhi dị tật
Bà bầu tuổi này có nguy cơ thai nhi bị dị tật hay các vấn đề khác nhiều hơn bà bầu trẻ tuổi. Theo nghiên cứu, nguy cơ bào thai bị nhiễm sắc thể sau khi mang thai là 1/178, tỉ lệ sảy thai là 1/200.
Lấy ví dụ như hội chứng Down, khả năng trẻ mắc bệnh sẽ cao dần khi độ tuổi mẹ sinh con tăng:
- 20: Tỉ lệ 1 trong 1.500
- 30: Tỉ lệ 1 trong 800
- 35: Tỉ lệ 1 trong 270
- 40: Tỉ lệ 1 trong 100
- Từ 45 tuổi: Tỉ lệ 1 trong 50 hoặc cao hơn
Tăng cao biến chứng bệnh tật trong thai kỳ
Càng lớn tuổi, khả năng mẹ bị biếng chứng trong thai kỳ cũng tăng cao. Ví dụ như: cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ,…Và điều này gián tiếp gây ảnh hưởng nhất định cho thai nhi trong bụng. Các nguy cơ khác như sảy thai, thai chết lưu, mang thai ngoài tử cung và tử vong cũng sẽ cao hơn nhiều.
Ngoài ra, quá trình sinh nở của bà bầu mang thai ở tuổi 30 có thể phức tạp hơn. Thông thường tỉ lệ mẹ cao tuổi sinh mổ cao hơn các thai phụ trẻ. tuổi này có thể dài hơn so với bà bầu trẻ tuổi, tỉ lệ phẫu thuật cao hơn bà bầu trẻ.
Những điều nên biết và làm trước khi mang thai ở tuổi 30
- Xét nghiệm máu: kiểm men gan, đường huyết, mỡ máu và phát hiện một vài bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: HIV, viêm gan siêu vi B, gene, nhiễm sắc thể.
- Kiểm tra huyết áp và cholesterol để đánh giá tình trạng sức khoẻ chung và sức khỏe tim mạch.
- Làm kiểm tra nội tiết tố để biết chất lượng trứng.
- Chụp tử cung vòi trứng để xem có dấu hiệu bất thường ở vòi trứng không, tránh trường hợp mang thai ngoài tử cung, chửa trứng…
- Người bố cũng nên làm tinh dịch đồ để kiểm tra số lượng và chất lượng của tinh trùng.
- Kiểm tra tính di truyền và xin ý kiến của bác sĩ nếu trong gia đình có tiền sử bị bệnh di truyền hay bị rối loạn nhiễm sắc thể, chậm phát triển trí tuệ,…để phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn.
Những việc 2 vợ chồng nên thực hiện chung để tăng tỷ lệ mang thai ở tuổi 30
- Ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn để nâng cao sức khoẻ. Đặc biệt là các thực phẩm dễ thụ thai.
- Bổ sung dinh dưỡng giàu axit folic và vitamin C
- Tham gia các lớp học dạy làm bố làm mẹ
Có thể nói mang thai ở tuổi 30 có khá nhiều thách thức nhưng không có nghĩa là mẹ sẽ không có một thai kỳ và thai nhi khoẻ mạnh. Hãy chuẩn bị tinh thần và thể chất tốt nhất cho hành trình sắp tới để thiên chức làm mẹ là những khoảng thời gian tuyệt vời trong cuộc sống của bạn.
Xem thêm:
- 17 Thay đổi lành mạnh bạn nên thực hiện nếu có ý định mang thai
- 20 dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng để có em bé
- 6 vấn đề giúp bạn xác định được mình đã sẵn sàng mang thai hay chưa