Mang thai không nghén có sao không, làm thế nào để biết thai khỏe mạnh?

Ốm nghén là hiện tượng gặp ở đa số mẹ trong thời kỳ mang thai. Đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt. Tuy nhiên 1 số mẹ bầu không gặp phải hiện tượng này vẫn có băn khoăn là mang thai không nghén có sao không vì lo sợ thai nhi có thể đang không tăng trưởng ổn định.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mang thai không nghén có sao không? Theo các chuyên gia sản khoa, nếu mang thai không nghén và thai nhi vẫn có dấu hiệu phát triển tốt như dưới đây thì mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Nội dung bài viết:

  • Vì sao có hiện tượng ốm nghén? Bà bầu không nghén có sao không?
  • Làm thế nào để biết thai nhi phát triển tốt?

Vì sao phụ nữ bị nghén? Mang thai không nghén có sao không?

Nghén thường xuất hiện sớm ở tuần thai thứ 5 - 6, nặng nhất ở tuần thai thứ 9 và thường biến mất khi hết tuần thai 14. Nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén thường do cơ thể người phụ nữ tăng hormone Estrogen và các hormone khác trong thai kỳ, gây ảnh hưởng đến tiêu hóa và vị giác, đường huyết trong máu giảm do nuôi thai, gặp tác nhân có mùi gây kích thích...

Bạn có thể chưa biết:

7 cách chữa ốm nghén nhanh nhất mẹ bầu nên áp dụng

Bỏ túi tips giảm ốm nghén 3 tháng đầu thai kỳ từ Vlogger Giang Ơi vừa an toàn vừa hiệu quả

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số giả thuyết còn cho rằng, nghén là cách để người mẹ bảo vệ thai nhi trước sự nguy hiểm do ăn uống trong thai kỳ. Do đó, ốm nghén là một trong những biểu hiện cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường.

Tuy nhiên nếu mang thai không ốm nghén có sao không? Tại sao có bầu không bị nghén? Trả lời cho câu hỏi này, các bác sĩ sản khoa giải thích rằng, việc ốm nghén do sự thay đổi nồng độ hormone sẽ tùy thuộc vào đặc điểm thể trạng của từng chị em. Có khoảng 30% phụ nữ mang thai không có hoặc ít gặp các biểu hiện thông thường của ốm nghén như nôn ọe, đau đầu, chóng mặt... Bù lại họ hoàn toàn khỏe mạnh, ăn uống bình thường.

Do đó, nếu bạn mang thai mà không thấy có dấu hiệu ốm nghén thì cũng không quá lo lắng. Điều quan trọng là thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh theo đánh giá của bác sĩ theo các chỉ số sau.

Khi nào mang thai không nghén là hiện tượng bất thường?

Mỗi cơ thể có đặc điểm khác nhau nên giai đoạn mang thai cũng khác nhau. Mặc dù ốm nghén là triệu chứng mang thai thường gặp tuy nhiên không phải ai có em bé cũng có triệu chứng ốm nghén. Mặc dù vậy, 1 số ít phụ nữ mang thai không nghén có thể do nồng độ hormone trong cơ thể thấp hơn nhiều so với người bình thường và có nguy cơ sảy thai cao. Lúc này các bạn không nên quá lo lắng mà cần làm các xét nghiệm cần thiết để biết được chính xác mức độ hormone trong cơ thể, từ đó bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích cho thai kỳ.

Nếu lúc đầu các triệu chứng ốm nghén xuất hiện nhưng sau đó đột ngột biến mất thì nguy cơ sảy thai là rất cao, đặc biệt là từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 11. Chị em nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm thế nào để biết thai nhi phát triển tốt?

Như vậy là mẹ đã biết bầu không bị nghén có sao không. Ngoài việc nhận biết mình đang mang thai nhờ hiện tượng ốm nghén, mẹ bầu hoàn toàn có thể theo dõi phát triển của thai nhi và an tâm về tình trạng thai kỳ của mình thông qua những việc sau.

1. Chỉ số siêu âm ổn định

Kết quả siêu âm thai 3 tháng đầu cũng sẽ giúp bác sĩ sớm phát hiện các vấn đề sức khỏe của mẹ và bé để có các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Đối với một thai kỳ bình thường, trung bình, bạn sẽ cần siêu âm thai khoảng bốn lần trong ba tháng đầu. Như vậy nếu các chỉ số siêu âm không có gì bất thường, chứng tỏ thai nhi của mẹ bầu đang phát triển rất tốt.

Bạn có thể chưa biết:

10 món ăn giảm ốm nghén dành cho bà bầu bị nghén nặng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu bị nôn 3 tháng đầu là dấu hiệu ốm nghén bình thường hay bệnh nguy hiểm?

2. Nhịp tim thai 

Nhịp tim thai nhi là yếu tố quan trọng giúp đánh giá sức khỏe của em bé trong suốt thai kỳ đồng thời cũng giúp phát hiện và can thiệp sớm khi có những bất thường xảy ra nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.

Từ tuần 16, tim thai trung bình là 120 - 160 lần/phút và có thể tăng lên 180 lần/ phút khi em bé cử động nhiều. Sang tuần 20, nhịp tim thai sẽ nhanh hơn. Vào thời điểm chuyển dạ, nhịp tim thai nhi tốt nhất khi đạt từ 110 - 160 nhịp mỗi phút. Mẹ bầu lưu ý, nhịp tim của em bé cũng giống như nhịp tim của mẹ, khi cử động đều có thể dẫn tới thay đổi nhịp tim.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Mang thai không nghén có sao không? Nếu thai nhi tăng cân theo chuẩn thì mẹ bầu không cần quá lo lắng

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi là thước đo cho thấy dấu hiệu thai đang phát triển tốt hay không. Bằng việc thăm khám định kỳ, mẹ bầu sẽ so sánh số liệu với bảng theo dõi cân nặng thai nhi để biết con mình có đang phát triển tốt không, thai nhi có bị nhỏ hoặc lớn hơn so với chuẩn cân nặng không.

4. Mẹ bầu tăng cân đều đặn

Trong quá trình mang thai việc mẹ bầu tăng cân khi mang thai một cách đều đặn cũng là dấu hiệu của thai kỳ khỏe mạnh. Đối với mẹ bầu có tình trạng sức khỏe bình thường, bạn sẽ tăng khoảng 10 – 12 kg là hoàn toàn bình thường với thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ cung nên đo vòng bụng xem chúng có thay đổi hay không từ đó biết ngay thai nhi có phát triển tốt không.

5. Ngực căng đau

Phụ nữ mang thai thường bị căng tức ngực trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu nào cũng cảm thấy đau tức ngực, đau nhức ở tuyến vú hay ngực căng sưng trong thời kỳ mang thai (còn có thể tiết sữa non). Đây đều là những dấu hiệu tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Nếu trong 3 tháng đầu bạn không thấy mình có dấu hiệu ốm nghén và xuất hiện các dấu hiệu bất thường như ra máu âm đạo, đau bụng dữ dội... thì cần đi khám để được siêu âm và có hướng điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương