X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Điều kiện mang thai hộ ở Việt Nam: Người mang thai hộ phải đạt được những tiêu chí này!

Mất 6 phút để đọc
Điều kiện mang thai hộ ở Việt Nam: Người mang thai hộ phải đạt được những tiêu chí này!

Mang thai hộ ở Việt Nam vì lợi ích vật chất là khi người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và hưởng lợi từ “giao dịch” đó. Luật hôn nhân và gia đình nghiêm cấm hình thức này.

Mang thai hộ ở Việt Nam không còn là một vấn đề xa lạ với các cặp vợ chồng khó khăn trong việc có con. Nhưng để thực sự làm được điều này, vợ chồng cần có hiểu biết nhất định về các vấn đề sau:

  • Mang thai hộ ở Việt Nam – những hiểu biết nền tảng
  • Điều kiện mang thai hộ ở Việt Nam
  • Thủ tục mang thai hộ ở Việt Nam

Mang thai hộ ở Việt Nam – những hiểu biết nền tảng

Mang thai hộ là gì và liệu có hợp pháp tại Việt Nam hay không, chính là thắc mắc của nhiều cặp vợ chồng hiện nay. Trước khi có Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi, khái niệm “mang thai hộ” dễ bị nhầm lẫn với khái niệm “đẻ thuê” nhưng việc nhầm lẫn này có thể gây ra một số hậu quả tai hại. Trên thực tế, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi “đẻ thuê” tức là khi người chồng quan hệ trực tiếp với một người phụ nữ (không phải vợ) đến khi người phụ nữ này có thai và sinh con. Việc này vô hình trung “cổ vũ” cho lối sống “đa thê” của đàn ông nên không được khuyến khích. Khái niệm “mang thai hộ” hiện tại được hiểu theo hai hình thức:

Xem thêm:

Muốn học bí quyết dạy con? Hãy theo dõi ngay 3 mẹ vừa trẻ đẹp vừa siêu giỏi này

1. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Là khi một người phụ nữ tự nguyện giúp mang thai cho cặp vợ chồng hiếm muộn. Khuyến khích áp dụng biện pháp lấy tinh trùng của người chồng và noãn của người vợ, thụ tinh trong ống nghiệm sau đó cấy vào tử cung người phụ nữ tự nguyên giúp đỡ.

2. Mang thai hộ vì lợi ích vật chất

Là khi người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và hưởng lợi từ “giao dịch” đó.

Với hai hình thức trên, Luật hôn nhân và gia đình chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cấm hình thức còn lại.

mang-thai-ho-o-viet-nam

Mang thai hộ với lợi ích thương mại là bất hợp pháp ở Việt Nam

Điều kiện mang thai hộ ở Việt Nam

Luật mang thai hộ ở Việt Nam chỉ rõ điều kiện để mang thai hộ và điều kiện để bệnh viện thực hiện quá trình mang thai hộ như sau:

1. Điều kiện để mang thai hộ

Điều 95 Luật HN&GĐ quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ phải đáp ứng các điều kiện sau:

Với vợ chồng người nhờ mang thai hộ

– Vợ chồng đang không có con chung với nhau;

– Người vợ được xác nhận y tế về việc không thể mang thai và sinh con thậm chí khi đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

– Vợ chồng đã được tư vấn tâm lý và cả pháp lý trước khi có quyết định chắc chắn muốn thực hiện mang thai hộ.

mang-thai-ho-o-viet-nam

(Nguồn: Sức khoẻ và đời sống)

Với người mang thai hộ

– Là thân nhân cùng hàng trong gia đình của bên vợ hoặc bên chồng.

– Là người đã từng sinh con

– Người ở độ tuổi thích hợp cho việc sinh con với sức khoẻ ổn định được xác nhận y tế.

– Có sự đồng ý bằng văn bản của chồng người mang thai hộ (nếu có)

– Người này chỉ được mang thai hộ 1 lần duy nhất.

2. Điều kiện để bệnh viện được phép thực hiện mang thai hộ

Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 98/2016/NĐ-CP cho phép các bệnh viện Phụ sản Trung ương, Đa khoa Trung ương Huế, Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh… được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo với các điều kiện:

– Bệnh viện hoặc đội ngũ y bác sĩ thực hiện phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm kể từ ngày được Bộ Y tế cho phép;

– Tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm.

Xem thêm:

Hướng dẫn làm giấy khai sinh cho bé – Cập nhật mới nhất theo Luật Hộ Tịch

Thủ tục mang thai hộ ở Việt Nam

Việc mang thai hộ ở Việt Nam đòi hỏi người muốn thực hiện phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ sau:

1. Đơn xin thực hiện việc mang thai hộ

2. Đơn xác nhận việc vợ chồng chưa có con chung

3. Giấy tờ xác nhận thể trạng không phù hợp hoặc khó mang thai của người vợ ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

Câu chuyện từ đối tác
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?

4. Giấy cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo của người được nhờ mang thai

5. Hồ sơ cam đoan của người mang thai hộ chưa từng mang thai theo hình thức này trước đây;

6. Hồ sơ xác nhận y tế về sức khoẻ và khả năng nhận phôi và mang thai của người được nhờ mang thai hộ

7. Giấy xác nhận của chồng người mang thai hộ về việc đồng ý cho mang thai hộ.

mang-thai-ho-o-viet-nam

Người mang thai hộ phải là người thân của vợ hoặc chồng và hoàn toàn tự nguyện (Nguồn: Bệnh viện Hồng Ngọc)

Ngoài ra, cả hai bên còn phải cung cấp các giấy tờ sau:

8. Hồ sơ chứng minh mối quan hệ thân thích cùng hàng trong gia phả

9. Giấy xác nhận vợ chồng đã nhận được tư vấn về y tế từ cơ sở uy tín

10. Đơn xác nhận vợ chồng đã tiếp nhận tư vấn tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;

11.  Xác nhận vợ chồng đã tiếp nhận tư vấn pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý;

12. Văn bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

Xem thêm:

  • Thai 33 tuần – Mẹ bầu và những thay đổi rõ rệt!
  • Hướng dẫn làm giấy khai sinh cho bé – Cập nhật mới nhất theo Luật Hộ Tịch
  • Quan hệ sau sinh 2 tháng có thai không và những điều chị em cần lưu ý
Vào ngay Fanpage của the Asianparent  Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật  thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

ddc-calendar
Chuẩn bị sẵn sàng cho sự xuất hiện của em bé bằng cách thêm ngày dự sinh của bạn.
HOẶC
Tính ngày dự sinh của bạn
img
Bài viết của

hoanglan

  • Home
  • /
  • Chuẩn bị mang thai
  • /
  • Điều kiện mang thai hộ ở Việt Nam: Người mang thai hộ phải đạt được những tiêu chí này!
Chia sẻ:
  • Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

    Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

  • Các dấu hiệu mang thai giả: Nguyên nhân và cách điều trị

    Các dấu hiệu mang thai giả: Nguyên nhân và cách điều trị

  • Khi nào dùng que thử thai để có kết quả chính xác nhất và những lưu ý thường gặp

    Khi nào dùng que thử thai để có kết quả chính xác nhất và những lưu ý thường gặp

  • Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

    Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

  • Các dấu hiệu mang thai giả: Nguyên nhân và cách điều trị

    Các dấu hiệu mang thai giả: Nguyên nhân và cách điều trị

  • Khi nào dùng que thử thai để có kết quả chính xác nhất và những lưu ý thường gặp

    Khi nào dùng que thử thai để có kết quả chính xác nhất và những lưu ý thường gặp

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it