Mang thai ăn trứng bắc thảo được không? Câu hỏi mà rất đông mọi người quan tâm. Bên cạnh câu trả lời nên kiêng trong suốt quá trình thai kỳ, thì cũng có ý kiến cho rằng mẹ bầu được ăn uống bình thường.
Và dưới đây là nhận định và những lời khuyên của các chuyên gia về việc mẹ bầu ăn trứng bắc thảo nên hay không nên? Cùng tìm hiểu nhé!
Trứng bắc thảo là gì?
Trứng bắc thảo được làm từ trứng vịt là phổ biến nhất, nhưng cũng có nơi sử dụng trứng gà, trứng cút. Để làm trứng bắc thảo, người ta sẽ dùng một hỗn hợp pha trộn giữa phèn chua, bồ kết, đinh hương, quế bột, trấu… bọc bên ngoài quả trứng và đem đi ủ trong 2 – 3 tháng. Những quả trứng này khi bóc lớp vỏ bên ngoài đi lòng trắng chuyển sang màu nâu đen như thạch. Lòng đỏ có màu xanh, xám hoặc xanh đen… với mùi thơm đặc trưng, vị béo ngậy.
Thông thường, trứng bắc thảo được chế biến cùng cùng củ kiệu và tôm khô, hoặc bỏ vào súp cua, cháo trắng… Trứng có mùi vị đặc biệt hấp dẫn nên nhiều người “nghiện” loại thực phẩm này.
Đặc biệt, trứng bắc thảo giàu vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức đềkháng và giải độc rượu cực tốt… Hơn thế nữa, nó cũng có công dụng giảm mụn nhọt, gan nóng, giảm độc trong máu…
Mang thai ăn trứng bắc thảo được không?
Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe. Nhưng theo bác sĩ thì có một số thực phẩm bà bầu nên tránh, trong đó có trứng bắc thảo.
Do đó, câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi mang thai ăn trứng bắc thảo được không? là KHÔNG. Bởi vì:
– Mặc dù trứng bắc thảo giàu dinh dưỡng, nhưng lại chứa một lượng chì nhất định. Khi nhiễm độc chì sẽ khiến sức khỏe của bà bầu giảm sút, dẫn tới mất ngủ, thiếu máu, loạn thần, sụt giảm IQ và dễ gây teo não, chậm phát triển trí tuệ cho thai nhi.
– Chế độ dinh dưỡng khi mang thai cần tránh xa trứng bắc thảo. Vì trứng ngâm ủ một thời gian dài làm một số thành phần của trứng biến chất gây hại cho cơ thể.
– Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện tràn lan sản phẩm trứng bắc thảo ngâm hóa chất độc hại. Nếu mẹ bầu ăn thường xuyên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi.
Mang thai ăn trứng bắc thảo được không? Tóm lại, để có một thai kỳ khỏe mạnh, chị em không ăn loại trứng này. Thay vào đó, hãy bổ sung những loại rau, củ quả, thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi hơn.
Những loại thực phẩm tốt nên bổ sung trong suốt thai kỳ
Sau đây là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất tốt cho mẹ và thai nhi.
Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc (lúa mạch, bột mì, yến mạch, gạo lứt…) với thành phần dinh dưỡng chứa chất xơ cao, cùng vitamin nhóm B phong phú. Chúng giúp mẹ bầu duy trì nguồn năng lượng dồi dào, hạn chế tình trạng táo bón.
Rau xanh
Các loại rau lá xanh (rau bina, bông cải xanh, măng tây…) và trái cây tươi (cam, bưởi, bơ, dâu, chuối…) có hàm lượng chất xơ, axit folic và vitamin dồi dào. Chúng không chỉ giúp em bé khỏe mạnh, mà còn hạn chế dị tật về não.
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa và các thực phẩm cho bà bầu từ sữa (phomai, sữa chua). Khi mẹ bầu bổ sung đều đặn và thường xuyên sẽ giúp tăng cường hàm lượng canxi, cùng khoáng chất. Chúng rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.
Các loại thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như heo, bò, gia cầm… cung cấp sắt và đạm cho cả mẹ lẫn thai nhi. Đồng thời giảm biểu hiện mệt mỏi do ốm nghén.
Hải sản
Cá hồi, cá chép, tôm, cua, ghẹ, nghêu, trứng… cũng là thực phẩm tốt mà bà bầu nên bổ sung.
Ngoài việc quan tâm đến mang thai ăn trứng bắc thảo được không? Kiêng ăn trứng bắc thảo, thì chúng ta cũng cần tránh xa thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn như jambong, xúc xích, pate, thịt xông khói…. và rượu bia, café, chất kích thích. Đồng thời, hạn chế tối đa dùng đồ ngọt nhất có thể nhằm tránh mắc phải tiểu đường thai kỳ.
Mong rằng qua bài viết trên bạn sẽ biết chính xác mang thai ăn trứng bắc thảo được không và có kiến thức về các loại thực phẩm tốt cho bà bầu. Bây giờ hãy nhớ ăn uống thật đầy đủ để bé con phát triển khỏe mạnh, thông minh và thai kỳ an toàn bạn nhé!
Xem thêm:
- Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa giúp thai nhi phát triển tốt!
-
Điểm danh các ‘thực phẩm vàng’ cung cấp chất sắt cho bà bầu thiếu máu