Lấy mẫu lông nhung màng đệm có tác dụng? Mẹ bầu nên thực hiện thủ thuật này khi nào?

Lông nhung màng đệm chính là sự tăng trưởng hình ngón tay nhỏ được tìm thấy trong nhau thai. Các tế bào lông nhung màng đệm có cùng chất liệu di truyền với tế bào của em bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lấy mẫu lông nhung màng đệm là xét nghiệm dị tật trước sinh thường được thực hiện ở những tuần thai sớm để phát hiện ra các rối loạn về di truyền. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Lấy mẫu lông nhung màng đệm là gì?
  • Lấy mẫu lông nhung màng đệm nên thực hiện khi nào? Mẹ bầu nào có thể làm xét nghiệm này?
  • Xét nghiệm này có nhược điểm không?
  • Mẹ bầu cần lưu ý gì trước khi làm thủ thuật này?
  • Nên làm xét nghiệm này ở đâu?

Lấy mẫu lông nhung màng đệm là gì?

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần trải qua vô số các loại hình xét nghiệm nhằm chẩn đoán các nguy cơ dị tật của thai nhi. Một trong số đó là lấy mẫu lông nhung màng đệm.

Phương pháp này dựa trên cơ sở của việc lông nhung màng đệm chính là sự tăng trưởng hình ngón tay nhỏ được tìm thấy trong nhau thai. Các tế bào lông nhung màng đệm có cùng chất liệu di truyền với tế bào của em bé.

Có thể bạn chưa biết

Do đó, từ kết quả xét nghiệm, các chuyên gia có thể phát hiện ra các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down và các rối loạn di truyền như bệnh Tay-Sachs và bệnh máu khó đông. Tuy nhiên phương pháp xét nghiệm này lại không thể tìm thấy khuyết tật ống thần kinh.

Nguyên nhân gây bất thường nhiễm sắc thể thường do các vấn đề phát sinh trong quá trình phân chia giao tử hoặc hóa chất, phóng xạ gây đột biến. Đột biến nhiễm sắc thể sẽ làm thay đổi số lượng hoặc cấu trúc nhiễm sắc thể trong tế bào. Đột biến nhiễm sắc thể làm thay đổi và tác động đến toàn bộ nhiễm sắc thể.

Lấy mẫu lông nhung màng đệm nên thực hiện khi nào, ai nên làm thủ thuật này?

Thủ thuật lấy mẫu lông nhung màng đệm (CSV) có thể thực hiện từ tuần thai thứ 11 đến 40 với độ nhạy lên tới 99,25%. Ưu điểm của xét nghiệm này so với thủ thuật chọc ối là có thể được thực hiện ở những tuần thai sớm hơn (từ tuần thứ 11 trở đi). Do đó, gia đình thai phụ sẽ được tư vấn và có thể ra quyết định từ sớm.

Mẹ bầu nào có thể làm xét nghiệm này?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Mang thai khi đã lớn tuổi
  • Cha của em bé mang một gen bất thường có thể gây ra bệnh di truyền
  • Tiền sử gia đình người cha bị rối loạn di truyền hoặc dị tật bẩm sinh.
  • Hai vợ chồng đã có một đứa trẻ mắc hội chứng Down hoặc khiếm khuyết nhiễm sắc thể khác.
  • Các xét nghiệm khác đã kết luận mẹ có khả năng sinh con bị rối loạn di truyền hoặc dị tật bẩm sinh cao hơn mức trung bình.

Xét nghiệm này có nhược điểm không?

Mặc dù là phương pháp mang lại độ chính xác cao và có thể thực hiện từ nhưng tuần thai sớm nhưng cũng có thể gây ra một số nguy cơ không mong muốn, trong đó phổ biến nhất là:

  • Nguy cơ sảy thai. Nguy cơ sảy thai sau khi thực hiện thủ thuật này được ước tính là 0,22%.
  • Nhạy cảm Rh. Lấy mẫu lông nhung màng đệm có thể khiến một số tế bào máu của thai nhi xâm nhập vào máu của người mẹ. Nếu máu người mẹ có Rh âm tính khi mang thai và chưa phát triển kháng thể với máu Rh+, người mẹ sẽ được tiêm Globulin miễn dịch Rh sau khi lấy mẫu lông nhung màng đệm. Điều này sẽ ngăn cơ thể người mẹ sản xuất kháng thể Rh có thể đi qua nhau thai và làm hỏng các tế bào hồng cầu của thai nhi.
  • Nguy cơ nhiễm trùng. Tuy rất hiếm, nhưng phương pháp xét nghiệm này cũng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng tử cung khi mang thai.

Chính vì vậy, mẹ bầu cần được tư vấn kĩ với bác sĩ về mức độ phù hợp khi muốn tiến hành xét nghiệm này.

Có thể bạn chưa biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu cần lưu ý gì trước khi làm thủ thuật này?

Nói chung, trước khi thực hiện xét nghiệm thường không có quy định nào đặc biệt gì về chế độ ăn uống hay hoạt động của thai phụ cả. Tuy nhiên mẹ bầu cần nắm rõ những điều sau đây để đảm bảo xét nghiệm được diễn ra an toàn, bao gồm:

  • Nếu có tiền căn dị ứng hoặc đang điều trị với các loại thuốc, bao gồm kê đơn và không kê đơn, các chất bổ sung thảo dược đang dùng, mẹ bầu cần báo cho bác sĩ biết.
  • Với thai phụ có tiền sử rối loạn chảy máu hoặc nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc chống đông máu, như aspirin hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu thì phải ngừng các loại thuốc này trước khi làm thủ thuật.
  • Nếu sản phụ có Rh âm tính thì cần xét nghiệm Rh trước khi thực hiện lấy mẫu nhung mao màng đệm cũng như là xét nghiệm thường quy trong thai kỳ.
  • Mẹ bầu sẽ được hướng dẫn đi tiểu hay cần phải nhịn tiểu ngay trước khi làm thủ thuật. Tùy thuộc vào vị trí của tử cung và nhau thai, bàng quang rỗng hay căng đầy có thể giúp di chuyển tử cung vào vị trí tốt hơn cho thủ thuật.

Nên làm xét nghiệm này ở đâu?

Lấy mẫu lông nhung màng đệm thường được thực hiện bởi một bác sĩ nội soi. Do đó thủ thuật này hoàn toàn có thể được thực hiện ở các phòng khám chuyên môn hoặc các bệnh viện liên quan đến sản khoa.  Các thai phụ nằm trong nguy cơ cần thực hiện các xét nghiệm về chẩn đoán dị tật trước sinh, đặc biệt là thủ thuật này nên tư vấn kĩ với bác sĩ khám thai để được làm xét nghiệm tại các cơ sở y tế có uy tín, chất lượng.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương