Kinh nghiệm thụ tinh ống nghiệm (IVF) thành công được chia sẻ từ một bà mẹ sinh đôi đã từng sảy thai 2 lần vì hội chứng buồng trứng đa nang.
Câu chuyện của mẹ Bua về 2 lần sảy thai và 2 lần thực hiện thụ tinh ống nghiệm
Mẹ sinh đôi chia sẻ kinh nghiệm thụ tinh ống nghiệm
Mình đang mang bầu ở tháng thứ 8, là 2 bé sinh đôi mà mình đã từng mong ước bấy lâu nay. Mọi người hỏi rất nhiều rằng có phải mình thụ thai tự nhiên không và theo phương pháp nào? Mình xin trả lời thành thật là mình có được 2 bé nhờ vào kỹ thuật Y học dưới sự hướng dẫn, tư vấn của bác sĩ.
Cách đây 2 năm, mình từng có thai lần đầu tiên. Vô cùng hồi hộp và háo hức. Nhưng khi đi khám thai thì bác sĩ thông báo chỉ thấy túi thai mà chưa thấy phôi. Mình đợi đến tuần thứ 9 vẫn không thấy gì. Sau khi làm thêm các xét nghiệm thì bác sĩ nói rằng mình gặp phải tình trạng mang thai trứng rỗng. Theo hướng dẫn, mình đã phải nạo tử cung để lấy túi thai ra.
Lần mang thai tiếp theo, sau khi đã ra sức tẩm bổ để tử cung trở lại khỏe mạnh, mình thật vui mừng khi lại có cơ hội mang thai. Nhưng thật không ngờ, chỉ sau đó 1 tuần, mình lại phải nghe tin dữ khi được bác sĩ cho biết về tình trạng chửa trứng. Ngay đêm hôm đó, chưa kịp chuẩn bị tinh thần để nạo tử cung thì mình có dấu hiệu sảy thai tự nhiên. Máu trào ra xối xả và mình cảm thấy đau bụng dữ dội. 2 lần mang thai là 2 lần mừng hụt. Với mình, chuyện có con dường như đã trở nên quá khó khăn và xa vời.
Ảnh: Chia sẻ kinh nghiệm thụ tinh ống nghiệm
Không thể mang thai tự nhiên và chia sẻ kinh nghiệm thụ tinh ống nghiệm của mẹ sinh đôi
Mẹ Bua là một trong số các phụ nữ mang chứng bệnh buồng trứng đa nang. Biểu hiện của chị là kinh nguyệt không đều, rối loạn nội tiết, trứng được sản sinh nhưng hầu hết là trứng rỗng và kích thước rất nhỏ. Những lý do này khiến chị thuộc về nhóm những phụ nữ hiếm muộn.
“Mình biết tình trạng của mình nhưng mong muốn có con quá mãnh liệt nên mình quyết định đầu tư vào việc thụ tinh ống nghiệm”.
Được sự tư vấn chu đáo và tận tình của các bác sĩ tại bệnh viện B., mẹ Bua đã bắt đầu thực hiện các xét nghiệm cần thiết cùng chồng để chuẩn bị trứng và tinh trùng chất lượng cho quá trình thụ tinh.
Ảnh: Chia sẻ kinh nghiệm thụ tinh ống nghiệm
“Ban đầu hàng ngày mình phải tiêm thuốc để kích thích cho trứng rụng. Cũng hơi sợ tí chút nhưng làm nhiều lần thì bắt đầu quen với kim tiêm”.
“Chi phí cho mỗi một lần thụ tinh ống nghiệm của mình mất khoảng 300 triệu đồng nhưng lần đầu của mình không thành công. Lấy được 10 trứng mà bác sĩ nói trứng mình đều rỗng cả nên cơ hội thụ tinh coi như tan tành mây khói”.
Tình trạng của mẹ Bua có thể nói là khá hiếm hoi (tỉ lệ 1/100 nghìn). Với trường hợp này, các bác sĩ sẽ giải quyết bằng cách giúp người bệnh điều chỉnh lại nội tiết bằng cách uống thuốc và kiểm tra độ dày mỏng của thành tử cung để thích hợp với quá trình thai làm tổ.
Ảnh: Chia sẻ kinh nghiệm thụ tinh ống nghiệm
“Đến lần thứ 2, thật may mắn khi đã uống đủ mọi loại thuốc nội tiết và cuối cùng quá trình thụ tinh diễn ra tốt đẹp. Mình lại bắt đầu tiêm thuốc kích thích trứng rụng. Lần này được 8 quả nhưng sau khi thụ tinh với tinh trùng của chồng thì chỉ còn lại 5 phôi là phát triển. Ngoài ra mình còn làm thêm các xét nghiệm về dị tật nên cuối cùng chỉ còn lại 3 phôi chất lượng nhất. Tuy nhiên, bác sĩ nói với thể chất của mình chỉ có thể mang thai được nhiều nhất là 2 phôi mà thôi. Cuối cùng thì mình được cấy 2 phôi và quá trình mang thai sinh đôi diễn ra tốt đẹp như hiện nay”.
Mẹ Bua chia sẻ thêm, “Mình muốn gửi lời động viên tới các mẹ vẫn đang trong hành trình đón con yêu. Dù khó khăn nhưng các mẹ đừng nản lòng bỏ cuộc. Bác sĩ nói với mình rằng, trong số các ca bác sĩ đã chữa trị thì mình được coi là vô cùng nan giải. Nhưng cuối cùng như bạn thấy đấy, niềm hạnh phúc mình chờ đợi bấy lâu nay cũng đã thành hiện thực”.
Theo Updo By Buablink
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!